1.Ghi lại nét đặc biệt trong bài thơ Đi đường
2.Phân tích chất hiện đại xen lẫn cổ điển trong bài thơ Đi đường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chất cổ điển: hình ảnh núi non trập trùng, bát ngát, mênh mông => tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
- Chất hiện đại: lòng yêu nước thương dân của vị lãnh tụ kính yêu suốt đời vì dân vì nước.
1. Chất cổ điển trong bài thơ được thể hiện qua:
- Thể thơ: Bài thơ viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tuân thủ đúng quy định về vần luật của thể thơ. Đây là một thể thơ truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc. Bài thơ ngắn gọn, hàm súc (cả bài chỉ gồm 4 câu, 28 chữ).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): là một con người sống ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên, hưởng thú vui tao nhã chốn lâm tuyền (có thể liên hệ đến hình ảnh của Nguyễn Trãi trong Bài ca Côn Sơn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn - lên lớp 10 các em sẽ được học)
2. Chất hiện đại được thể hiện qua:
- Giọng thơ: , một giọng kể bình dị, hóm hỉnh, đùa vui
- Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ: rất gần gũi, bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày với các từ ngữ gần với khẩu ngữ: bờ suối, hang, cháo bẹ, rau măng ... các hình ảnh tả thực cuộc sống thiếu thốn và những công việc hàng ngày của nhà thơ (rất khác với cách nói ước lệ mang phong cách trang trọng của thơ ca truyền thống).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): Bên cạnh hình ảnh của một triết nhân hưởng thú lâm tuyền (như trong thơ truyền thống), người đọc còn thấy nổi bật lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ của đời sống hàng ngày để hoạt động cách mạng. Đó là hình ảnh con người luôn lạc quan, tin tưởng, luôn yêu đời và làm chủ hoàn cảnh.
học tốt ạ
Bài “Ngắm trăng”.
* Màu sắc cổ điển.
+ Dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
* Tình thần thời đại:
+ Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
+ Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.
Mk chỉ biết mỗi bài này thui sorry!!
a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:
- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại
+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động
- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt
+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng
b, Điển tích, điển cố
- Truyện Lục Vân Tiên
+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán
- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương
* Bài ca ngất ngưởng
- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối
* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường
c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ
+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi
+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp
- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Bài ca ngất ngưởng
+ Chiếu dời đô
+ Bình Ngô đại cáo
+ Hịch tướng sĩ
+ Hoàng lê nhất thống chí
+ Thượng kinh kí sự
+ Vũ trung tùy bút
- Đặc điểm hình thức thơ Đường
+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục
+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý
+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)
* Đối trong thơ thất ngôn bát cú
+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật
+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”
+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”
- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau
+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ
+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh
+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”
Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
- Bút pháp cổ điển:
+ Đề tài thơ: bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều
+ Thể thơ Đường luật
+ Sử dụng hình ảnh trong thơ cổ: cánh chim, chòm mây
+ Nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động tả tĩnh
- Bút pháp hiện đại:
+ Lấy con người làm trung tâm
+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, sự đồng cảm
Nhật kí trong tù
- Chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh cổ điển, bút pháp tả cảnh ngụ tình
- Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường được bộc lộ trực tiếp
⇒ Thơ của Bác: giàu cảm xúc, chân thành, sử dụng thi liệu cổ điển, nhiều hình ảnh tự nhiên, nổi bật tinh thần hiện đại
cổ điển: thơ ngày xưa và thơ bác đều tả cảnh ngụ tình,thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
hiện đại:lấy đề tài cũ nhưng từ đó ns lên tinh thần của một người chiến sĩ vá khung cảnh trong bài thơ co sức vận động
Tham khảo nha em:
Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.
Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm cứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa:
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .
Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.
Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..
Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.
Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.
Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.
Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.
Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.
Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.
Tham khảo nha!
Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.
Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm cứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa:
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .
Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.
Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..
Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.
Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.
Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.
Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.
Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.
Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.
Bác Hồ -vị cha già của dân tộc .Người kgông chỉ được nhắc đến như moọt vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là mộtnhà văn ,nhà thơ lớn .Những vần thơ của bác giàu tính triết lí ,đậm chất thép ,mang đến cho người đọc nhiều suy cảm .Và một trong những bài thể hện rõ nét nhất những đặc điểm ấy của thơ Bác chính là "Đi đường ".Đây là bài thơ thứ 28 trong tập "Nhật kí trong tù "của Bác ,sáng tác vào những năm 1942-1943,nhưng đến nay tác phẩm vẫn đang được nhắc đến :
"Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn rùng núi non"
Bài thơ được sáng tác trên đường tác giả bị áp giải từ nhà tù này tới nhà tù khác ,và những ngọn núi cao trên đường đi đã đem lại cảm hứng tạo nên tứ thơ.Cũng có thể bài thơ được viết khi Người nghĩ về chặng đường đời -Chặng đường cách mạng .
Mở đầu bài thơ là những lời thơ nói lên một sự thật hiển nhiên như một lời nhận xét thường tình ,giản dị "Đi đường mới biết gian lao .Câu thơ phảng phất ca dao tục ngữ :"Thức lâu mới biết đêm dài ","Đi đường mới biết đường dài"....Điều này ông cha ta đã đức kết từ bao đời nay ,và Bác cũgn đã rất thấm thía qua bao cuộc "thử lửa " trong đời .Từ những năm đầu thế kỉ XX lên đường cứu nước ,những đêm đông giá buốt ở trời Âu,qua những tháng năm ải khổ lao tù ,nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã rút ra được bao kinh nghiệm sống ,đã hình dung đầy đủ cái gian lao trên đường đi tới .Đó là con đường "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ".Cách dùng điệp từ liên hoàn "núi cao-núi cao-núi cao"ở hai câu thơ thừa và chuyển gợi nên ,vẽ nên vẻ trùng diệp của những dãy núi cao và càn làm ta hiểu rõ cảnh" lộ nan".Viết như vậy ,Bác chỉ như nói lên khách quan một phần mà không nhắc đến cảnh chân tay bị trói khi bị áp giải cũng như những khó khăn khác trong hoạt động cách mạng .
Lại nói về con đường cách mạng trong bài thơ .Những vật cản to lớn trên đường đi tạo rế hiểm trở ,và giữa khung cảnh ấy thì con người thật bé nhỏ biết bao !Gian khổ chồng chất ,điệp trùng tưởng như không thể vượt qua .Vậy mà ý thơ,hình ảnh thơ ở hai câu thơ tiếp theo lại hoàn toàn khác :
"Núi cao lên đến tận cùng
"Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non "
Câu thơ đưa ta bay lên đỉnh cao chót vót ,lên đến" tận cùng ".Từ đỉnh cao tuyệt vời ấy ,con ngườ như vượt lên trên tất cả và có thẻ nhìn thật xa ,có thể thu muôn núi sông to lớn ,hùng vĩ vào tầm mắt của mình .Vượt qua mọi thời gian để thâu tóm bao quát cảnh" nước non ",đây là đặc điểm ,là tầm nhìn rộng lớn ,thường thấy trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh .
có thẻ Bác chưa qua hết gian truân ,nhưng hình ảnh đỉnh núi là cái đích để người tự động viên ,để vươn tới .Lên tới đỉnh cao ấy ,có thể bình tĩnh, kiêu hãnh nhìn lại những tận trùng núi non đã vượt .Lên tới đỉnh cao ấy ,con người đạt bước thành cong nhờ" gian nan rèn luyện ".Câu kết đep đẽ của Bác còn gợi lời ca của nhân dân sau này :
"Đèo cao thì mặc đèo cao
"trèo lên đỉnh núi ta cao hơn đèo "
Như vậy ,bài "Đi đường " hàm chứa một lời khuyên bổ ích ,một triết lí sống lớn lao.Nếu hai câu đầu nhắc đến gian lao ,thì hai lại toả sáng niềm vui và niềm tin .Điều nsỳ cho ta thấy tinh thần lạc quan cách mạng ,chất thép trong tư tưởng của Bác .
Không những thế ,bằng những hình ảnh thơ mang đậm hiện thực cảm xúc ,Bác đă để lại bài học đầy ý nghĩa cho bao lớp đời sau :Con người có thắng hoàn cảnh mới tiến lên được ."Đi đường "hình ảnh nghệ thuật với ít nhất hai tầng ý nghĩa :đường ở đây vừa là đườn chuyển lao vừa là đường đời ,đường cách mạng nhiều gian truân ,hiển trở .Nhưng chỉ có con đường đó mới đưa đến đích ,đến đỉnh cao thắng lợi .
Với những lời thơ ngắn gọn ,giàu triết lí ,"Đi đường " ẩn chúa những kinh nghiệm quý ,những vẻ đẹp và gương sáng mà ta cần noi theo .Và cũng chính vì vậy mà bài thơ đã ,đang và sẽ sống mãi với thời gian ,với bao thế hệ độc giả .
1/
Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ, bốn câu). Sự hàm súc, cô đọng của ngôn từ cùng niêm luật nghiêm ngặt của thơ Đường không bó buộc nổi tứ thơ phóng khoáng và cảm xúc dạt dào của thi nhân. Bản dịch ra tiếng Việt theo thể lục bát tuy có làm mềm đi đôi chút cái âm điệu rắn chắc, khỏe khoắn vốn có của nguyên tác nhưng vẫn thể hiện được nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ. Câu mở đầu là nhận xét chung của Bác về chuyện đi đường: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (Đi đường mới biết gian lao)Đây không phải là nhận xét chủ quan chỉ sau một vài chuyến đi bình thường mà là sự đúc kết từ hiện thực của bao hành trình vất vả, hiểm nguy mà Bác đã phải trải qua. Trong thời gian mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây. Tay bị cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối… với những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng như quá sức chịu đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành chuyện đi đường.
Câu thơ thứ hai cụ thể hóa những gian lao trên đường đi thành hình ảnh: Trùng san chi ngoại hựu trùng san (Núi cao rồi lại núi cao trập trùng) Giữa khung cảnh thiên nhiên chỉ toàn là núi cao nối tiếp núi cao, con người vốn nhỏ bé, yếu ớt lại càng thêm nhỏ bé, yếu ớt. Đường xa, dặm thẳm, vực sâu, dốc đứng… biết bao trở ngại, thách thức dễ làm cho con người chán nản, ngã lòng. Bởi vừa vượt qua mấy đỉnh núi cao, sức tinh thần, vật chất đã vơi, con người tưởng đã thoát nạn, ngờ đâu lại núi cao trập trùng chặn đứng trước mặt. Trong câu thơ chữ Hán có chữ hựu ác nghiệt, lời dịch nhân cái ác nghiệt ấy lên gấp đôi: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Gian lao kể sao cho xiết! Cấu trúc khép kín ở câu thơ chữ Hán (Trùng san chi ngoại hựu trùng san), chuyển sang kết cấu trùng lặp tăng tiến, vế sau nặng trĩu thêm bởi từ trập trùng ở cuối, cấu trúc khép kín và trùng lặp tăng tiến ấy dường như đẩy con người vào cái thế bị hãm chặt giữa ba bề bốn bên là rừng núi, không thoát ra được, chỉ có kiệt sức, nhụt chí, buông xuôi. Nhưng đối với Bác thì hoàn toàn ngược lại: Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lí dư đồ cố miện gian. (Núi cao lên đến tận cùng,Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.)
Giữa vòng vây núi non trập trùng, chất ngất, hoang vu đó nổi lên điểm sáng, điểm động là con người với vẻ ngoài tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng bên trong lại là một nghị lực, sức mạnh phi thường.
Câu thơ trước kết thúc bằng hình ảnh trùng san, câu thơ sau mở đầu cũng bằng hình ảnh ấy. Trong thơ dịch không liền như thế nhưng cũng lặp được núi cao… núi cao… Âm điệu ấy nâng con người lên cái thế tưởng như bình thường nhưng thực ra lại rất hào hùng. Đạp lên đỉnh núi cao này bước sang đỉnh núi cao kia như đi trên bậc thang, cứ thế từ tốn lên đến đỉnh cao chót vót. Câu thơ chữ Hán dừng lại ở âm thanh chắc nịch của chữ hậu, tạo nên âm hưởng rắn rỏi, mạnh mẽ. Câu thơ dịch có âm điệu dàn trải như tiếng thở phào sung sướng, nhẹ nhõm: Núi cao lên đến tận cùng. Đến đây thì mọi gian lao, vất vả đã khép lại; kết quả, phần thưởng xứng đáng mở ra. Lúc trước là mắt chạm vào vách núi cao thẳng đứng, chỉ toàn đá và cây; nay thì mắt nhìn bốn phương, đâu đâu cũng thấy muôn trùng nước non (vạn lí dư đổ). Leo lên đến tận cùng, đứng trên đỉnh núi cao nhất (cao phong), phóng tầm mắt ra xa, không những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Con người đã đến đích sau cuộc hành trình muôn vàn gian khổ. Âm hưởng câu thơ cuối ngân vang thể hiện niềm lạc quan vô hạn trước tương lai tươi đẹp. Cảnh muôn trùng nước non giờ đây đã thu gọn trong tầm mắt Bác. Bài thơ kết thúc ở niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn đó. Vậy thì có phải bài thơ này chỉ đơn giản nói đến chuyện đi đường? Đi đường không phải chỉ có gian nan vì núi cao trập trùng mà còn có bao khó khăn nguy hiểm khác. Hình ảnh núi cao trập trùng tượng trưng cho vô vàn khó khăn, nguy hiểm mà con người thường gặp trong đời. Cho nên đường ở đây không phải là con đường đỉ trên mặt đất mà nó chính là đường đời, đường cách mạng. Liệu có mấy ai suốt đời chỉ toàn gặp thuận buồm xuôi gió, thẳng một lèo đến thắng lợi, thành công? Trở ngại, nguy nan là chuyện thường tình. Muốn vượt qua tất cả, con người phải có một ý chí kiên cường, nội lực phi thường cùng một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Như vậy mới có thể đạt được chiến thắng vinh quang. Thắng gian lao nguy hiểm và cao hơn nữa là chiến thắng chính mình. Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích. 2/1. Vẻ đẹp cổ điển:
1.1.Sự xuất hiện của những hình ảnh ước lệ quen thuộc và bút pháp chấm phá thường thấy trong thơ xưa:
– Hình ảnh cánh chim mỏi bay về tổ và đám môi cô lẻ trôi trên bầu trời.
– Không một chữ chiều, chỉ bằng hai nét chấm phá, tả ít gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật: Cánh chim nhỏ nhoi nhẹ bay mỏi và đám mây lẻ loi nhẹ trôi trên bầu trời.
– Tác giả đã sử dụng thi pháp cổ rất sáng tạo:
+ Hình ảnh ước lệ quen thuộc;
+ Bút pháp chấm phá;
+ Lấy điểm vẽ diện;
+ Lấy động tả tĩnh;
+ Lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối (Chữ hồng)
-> Gợi một bầu trời bao la, một không gian tĩnh lặng vắng vẻ, cảnh đẹp mà thoáng buồn.
– Cánh chim bay mỏi như mang bóng tối phủ dần lên cảnh vật. Câu thơ mang phong vị của thơ cổ, bởi để tả cảnh chiều, thi nhân vẫn thường dùng hình ảnh cánh chim (Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch…).
– Hình ảnh chòm mây trôi, lời thơ dịch khá uyển chuyển nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi trôi nổi của áng mây khi người dịch bỏ đi chữ cô và chưa thể hiện hết được ý nghĩa của từ láy mạn mạn. Câu thơ gợi nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu, Nguyễn Khuyến.
-> Tất cả những hình ảnh ấy đã tạo nên một không gian và thời gian cảnh vật quen thuộc, thường thấy trong thơ xưa.
1.2. Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn được thể hiện ở đề tài và cấu tứ:
– Đề tài:
+ Một trong những thi đề phổ biến của thơ xưa là:
“Giai thì, mĩ cảnh” (thời gian đẹp, cảnh đẹp): Thi đề này khá phổ biến trong NKTT, bài Chiều tối cũng có thi đề này và cảnh trong bài thơ cũng có những nét của thơ xưa: ước lệ, chân thật, tự nhiên.
Buổi chiều đến với người tha hương chân mỏi trên đường xa cũng là đề tài đã xuất hiện nhiều trong thơ xưa.
– Cấu tứ: Đậm đà mầu sắc cổ điển. Cảnh hoàng hôn gợi cho người đi xa nhớ về quê hương của mình là kiểu cấu tứ thường gặp trong thơ xưa. Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường nhìn thấy một làn khói sóng trên sông buổi hoàng hôn mà nhớ tới quê hương: Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai (Hoàng Hạc Lâu). Không chỉ trong thơ cổ Trung Hoa mà ngay trong thơ ca VN ta cũng có thể tìm thấy những bài thơ có cấu tứ như thế như bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
1.3. Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối còn thể hiện ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt:
– Đây là một thể thơ Đường luật đã được nhà thơ sử dụng một cách đắc địa, cô đúc, tài hoa phù hợp với cấu tứ và cảm xúc của bài thơ là một lí do tạo nên mầu sắc cổ điển của tác phẩm.
– Các hình ảnh thơ được thể hiện trong một cấu trúc đăng đối: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ – Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cấu trúc đăng đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa hai câu thơ đầu với hai câu thơ cuối: nếu hai câu thơ đầu miêu tả cảnh vật thì hai câu thơ cuối lại miêu ta con người.
1.4. Vẻ đẹp cổ điển còn toát lên từ hình ảnh nhân vật trữ tình giàu tình cảm với thiên nhiên, ung dung hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ:
– Ánh nhìn lưu luyến trìu mến với cảnh vật thiên nhiên của Bác.
– Giữa con người và cảnh vật dường như có sự chan hòa làm một. Người xưa vẫn thường quan niệm, con người là một tiểu vũ trụ, họ ung dung tự tại trước thiên nhiên, chan hòa với cảnh vật. Bởi vậy Bác từng viết: Thơ xưa chuộng cảnh thiên nhiên đẹp – Mây gió, trăng hoa, tuyết núi sông (Cảm tưởng đọc TGT)
=> Chiều tối có một vẻ đẹp rất gần gũi với thơ Đường thơ Tống: Thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên, cảnh thơ thường bao quát một không gian rộng lớn, chỉ chấm phá vài nét mà thu được cả linh hồn của tạo vật.
Nếu như Chiều tối chỉ mang vẻ đẹp cổ điển, thì chắc chắn bài thơ sẽ bị lẫn với hàng nghìn bài thơ cổ khác, thú vị là ở chỗ, bài thơ còn lung linh một sức sống hiện đại. Chính mầu sắc hiện đại đã mang đến cái mầu sắc, cái độc đáo và sức trẻ cho thi phẩm.
2. Vẻ đẹp hiện đại:
2.1. Thể hiện ở những hình ảnh động, ấm áp, bút pháp tả thực sinh động, những hình ảnh dân dã đời thường:
– Nếu trong thơ xưa cảnh thường tĩnh thì trong thơ Bác cảnh thường vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Những cánh chim trong thơ cổ thường bay về chốn vô tận, vô định gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa (Độc tọa Kính Đình Sơn – Lí Bạch) ngược lại, cánh chim trong thơ Bác cánh chim của đời sống hiện thực, nó bay theo cái nhịp bất tận của cuộc sống đang tìm về tổ ấm, đang tìm về chốn nghỉ trong sự sống thường ngày.
– Hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (Cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (cánh chim mỏi mệt).
– Hình ảnh một chòm mây đơn lẻ là một thi liệu cổ điển nhưng trong Chiều tối lại có một sự gần gũi, đồng điệu. Áng mây trôi chậm chạp trên bầu trời mênh mông xa vời gợi liên tưởng đến tâm trạng người tù cũng đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao xa xôi. Con đường chuyển lao càng xa, khung trời càng rộng, càng khiến lòng người khao khát một chốn dừng chân. Nhưng vẻ đẹp của bài thơ là ở chỗ, nhà thơ đã không để lộ cái cô đơn, mệt mỏi của mình và dù cô đơn, mệt mỏi nhưng thiên nhiên vẫn được người tù cảm nhận bằng ánh mắt lưu luyến, trìu mến chứ không phải cái nhìn buồn chán, cám cảnh.
– Hình ảnh thơ toát lên tình yêu thiên nhiên của một nhà thơ – chiến sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ của B luôn hòa vào bầu trời rộng lớn của tinh thần mặc dù đang mất tự do về thể xác. Hai câu thơ còn thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng, bởi không có ý chí và nghị lực thép, không có phong thái ung dung tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế.
– Theo như nhà thơ Hoàng Trung Thông: Nếu như bài thơ Chiều tối kết thúc ơ câu thư ba thì nó cũng không khác gì bài Giang tuyết của Luyễn Tông Nguyên đời Đường. Giang tuyết mở đầu bằng câu Thiên sơn điểu phi tuyệt (Nghìn non bóng chim tắt) và kết thúc bằng câu: Độc điếu hàn giang tuyết (Một mình câu tuyết trên sông lạnh). Đây là bài thơ lẻ loi quá chừng, lạnh lẽo quá chừng. Sự khẳng định ấy, đã chứng tỏ rằng, HCM rất Đường mà không Đường một chút nào, với một chữ hồng Bắc đã làm rực sáng lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, nặng nề.
– Hình ảnh bếp lửa hồng là một hình ảnh đời thường dân dã được cảm nhận bằng cảm quan rất hiện đại của thi sĩ.
2.2. Vẻ đẹp hiện đại của Chiều tối còn thể hiện ở hình ảnh nhân vật trữ tình trong quan hệ với thiên nhiên là chủ thể, là trung tâm của bức tranh phong cảnh.
– Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên nhưng nhân vật trữ tình trong thơ Bác thường hiện ra ở vị trí trung tâm của bức tranh, chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Bài thơ Chiề tối cũng có đặc điểm như vậy, cho nên bài thơ có mầu sắc cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại.
– Hình ảnh cô gái lao động vùng sơn cước:
+ Nổi bật thành trung tâm của bức tranh chiều tối tĩnh lặng đã gợi sự ấm áp của cuộc sống nhất là với người tù đang bị đầy ải nơi đất khách quê người.
+ Lời dịch thơ cô em làm mất đi sự trẻ trung, khỏe khoắn của hình ảnh thiếu nữ và cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người.
+ Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện nhiều trong thơ chữ Hán nhưng phần nhiều họ thuộc giới trung lưu, thượng lưu. Nếu có hình ảnh người lao động cũng chỉ là những hình ảnh thoáng qua để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên. Ở đây, hình ảnh cô gái xay ngô được đặt ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối, đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh của cuộc sống ấm áp.
+ Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động như chính cuộc sống lao động bình dị đã trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao giữa rừng núi chiều tối âm u, heo hút. Đây là hình ảnh dân dã đời thường được thể hiện với bút pháp tả thực sinh động của nghệ thuật tả thực hiện đại. Hình ảnh này đã đem đến cho người đi đường lúc chiều tối chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên bếp lửa gia đình, khung cảnh bình dị nhưng thật đầm ấm thân thương của sự sum họp. Nghệ thuật điệp lien hoàn hoán chuyển trong nguyên bản ma bao túc – bao túc ma gợi được vòng quay của chiếc cối xay ngô, sự vất vả của công việc lao động, nhưng cô vẫn miệt mài xay xong.
– Hình ảnh người tù:
+ Du đang cô đơn, mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng trong khoảnh khắc dừng chân bên xóm núi đã nhanh chóng hòa nhập vào nhịp sống bình dị của người lao động.
+ Bác cảm thông, chia sẻ với người lao động.
+ Trong long Bác đang sáng lên một niềm vui ấm áp của tình yêu cuộc sống, vẫn hướng về bếp lửa hồng như thầm mong ước một cảnh gia đình đầm ấm. Đúng là chất thơ của Chiều tối suy cho cùng chính là chất thơ của tình yêu cuộc sống.
– Trong nguyên bản của bài thơ không có chữ tối nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự chuyển dịch của thời gian từ chiều qua tối qua hình ảnh bếp lửa hồng. Ý thơ vì thế không lộ như bản dịch thơ và bộc lộ được tài năng của thi sĩ. Hình ảnh ngọn lửa hồng nổi bật, rực sáng, ấm áp càng làm tôn lên vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của người thiếu nữ lao động, vừa xua bớt bóng tối đang phủ lên cảnh vật, vừa xua tan cái lạnh lẽo cô đơn trong lòng người tù đang bị đày ải.
– Bài thơ tả cảnh chiều nhưng kết thúc không phải bong đêm âm u mà là ngọn lửa bừng sáng ấm áp của cuộc sống lao động. Từ hồng ở đây vì thế không chỉ để chỉ mầu sắc mà còn là ánh sáng và sự ấm áp. Từhồng lại được kết hợp với một tự mạnh dĩ (rực) nên hình ảnh thơ càng nổi bật. Nó là sự hội tụ, kết tinh ánh sáng của toàn bài, là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động. Vì thế từ hồng chính là thi nhãn của bài thơ.
– Bài thơ tuy viết trong cảnh ngộ riêng đầy đau khổ nhưng Bác đã quên đi sự đau khổ của mình, vẫn dành một chỗ trong tâm hồn cho tình yêu thiên nhiên và vẫn nằng tình thương mến chia sẻ niềm vui và công việc rất đỗi bình thường của người lao động. Chính tình yêu cuộc sống ấy đã giúp Bác vượt qua được những chặng đường gian nan nhất của cuộc đời CM.
3. Đánh giá:
– Thơ Bác đậm đà mầu sắc cổ điển vì Bác là người Phương Đông, mang trong mình truyền thống Phương Đông rất đậm đà (đó là tình yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên, yêu thú điền viên, lâm tuyền với phong thái thanh cao); Bác lại am hiểu thơ Đường, giỏi chữ Hán.
– Nhưng thơ Bác không hẳn là thơ xưa bởi thơ Bác là một hồn thơ CM mang lí tưởng của một tinh thần thépcủa một chiến sĩ giầu lòng yêu nước, thương dân. Đó là chỗ khác thơ xưa, đồng thời đó là chỗ hơn thơ xưa của Bác. Thơ Bác sáng ngời tình thần thời đại, nó là tiếng thơ của người cộng sản vĩ đại.
– Hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Chiều tối không tách rời nhau mà kết hợp hài hòa với nhau làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo của bài thơ, của phong cách thơ Hồ Chí Minh.
4. Kết luận:
– Tìm ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài Chiều tối tức là để cảm nhận và lí giải sức sống lâu bền, sức hấp dẫn của tác phẩm. Hiểu Chiều tối chúng ta hiểu được giá trị nghệ thuật của tập thơ NKTT; hiểu được vì sao đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng những thi phẩm của HCM vẫn vẹn nguyên sự trẻ trung, sâu sắc; hiểu được vì sao tác phẩm của Bác lại có một vị trí quan trọng trong dòng văn học Việt Nam hiện đại.
– Kính yêu Bác vì sự nghiệp Cm người trọn vẹn dành cho đất nước. Chúng ta còn kính yêu Bác bởi tài năng và tâm hồn cao đẹp Bác gửi gắm trong những sáng tác văn chương – Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn (Tố Hữu).