Trình bày một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đâm, từ đó rút ra bài học về nghệ thuật quân sự của ông cha ta. Cho biết bài học đó về sau được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc như thế nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài nói tham khảo:
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.
Ếch ta lấy làm thích chí lắm và cho rằng bầu trời trên kia cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
- Đó là một lần em đã hiểu lầm bạn. Sự việc lần đó em chưa tìm hiểu kĩ đã vội vàng đổ lỗi cho bạn làm cho bạn rất buồn. Sau đó, cô giáo đã tìm ra sự thật và minh oan cho bạn. Em đã rất ân hận với hành động của mình và tự hứa với long sẽ luôn tìm hiểu kĩ mọi việc trước khi đưa ra kết luận.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
Đế chế Tần thành lập là kết quả tất yếu của một tiến trình lịch sử lâu dài và phức tạp, đánh dấu một bước phát triển mới của lịch sử Trung Quốc với sự xác lập chế độ quân chủ tập quyền mạnh. Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước kết thúc cục diện “thất hùng” thời Chiến quốc, thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Vua Tần là Doanh Chính tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế, thiết lập một nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.
Về mặt đối nội, nhà Tần thi hành một số chính sách tích cực nhằm phát triển nông nghiệp, mở mang công thương nghiệp, thống nhất văn tự, thống nhất tiền tệ và thống nhất đơn vị đo lường, chứng tỏ những bước tiến lớn của lịch sử Trung Quốc. Nhưng chế độ nhà Tần là một chế độ chuyên chế bạo ngược.
Về mặt đối ngoại, nhà Tần mở những cuộc chiến tranh chinh phục đại quy mô, bành trướng mạnh mẽ về phía bắc và chủ yếu là về phía nam, lập thành một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 215-215 TCN, Tần Thủy Hoàng sai quân đánh người Hung Nô, chiếm đất phía nam Hà Sào. Trên cơ sở những đoạn thành của 3 nước Tần, Yên, Triệu trước đây, nhà Tần nối liền và đắp thêm thành một bức trường thành mới, dài 5.000 dặm chạy dài từ Lâm Thao ở phía tây đến Liêu Đông ở phía Đông. Đó là Vạn lý trường thành nổi tiếng của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự tiến công của Hung Nô, bảo vệ biên cương phía bắc của đế chế nhà Tần.
Về phía nam, kế tục và phát triển chủ trương “bình Bách Việt” của nước Sở trước đây, Tần Thủy Hoàng phái 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía nam Trường Giang.
Theo các cứ liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, có thể tạm xác định: nhà Tần phát binh bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt vào năm 218 TCN.
Theo Hoài Nam Tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo quân, trong đó đạo thứ nhất đóng ở đèo Đàm Thanh và đạo thứ hai đóng ở ải Cửu Nghi cùng tiến vào đất Quảng Tây là đại bàn của nhóm Tây Âu (hay Âu Việt). Thuyền tải lương của quân Tần tất ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh chảy vào hồ Động Đình. Nhưng đến đầu nguồn sông Tương thì không có đường thủy để chuyển sang sông Ly tức sông Quế, vào nội địa Quảng Tây. Vì vậy, Đồ Thư sai Giám Lộc “lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương” (Hoài Nam Tử). Đó là Lĩnh Cừ hay kênh Hưng An nối liền sông Tương với sông Ly, hiện nay vẫn còn. Lộc vốn là người gốc Việt giữ chức ngự sử giám của nhà Tần. Lộc am hiểu địa hình vùng Lĩnh Nam, lại giỏi về sông nước nên Đồ Thư giao cho phụ trách công việc vận chuyển lương thực và khai Linh Cừ để mở thông đường thủy từ sông Tương vào sông Ly.
Trong 3 năm (218 – 215 TCN) kể từ khi xuất quân, quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với cuộc chiến đấu của người Việt, nên “ba năm không cởi giáp dãn nỏ” (Hoài Nam Tử). Sau đó, nhờ Linh Cừ, quân Tần theo sông Ly (sông Quế) tiến vào lưu vực Tây Giang là địa bàn người Tây Âu. Quân Tần đã giết chết một từ trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống, nhưng gặp sức kháng cự quyết liệt của người Việt.
Năm 214 TCN, nhà Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Nam Hải là vùng Quảng Đông (do đạo quân thứ ba đánh chiếm). Quế Lâm là vùng bắc và đông Quảng Tây. Quận Tượng là miền tây quảng Tây và một phần nam Quý Châu. Như vậy, ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng mà quân Tần chiếm được đều nằm trong phạm vi Quảng Đông, Quảng Tây và một phần Quý Châu ở phía nam Trung Quốc. Khi lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và quận Tượng thì quân Taàn đã tiến vào lưu vực Tây Giang và về cơ bản đã chiếm được vùng này. Trên đà thắng lợi, lại có đường thủy vận lương thuận lợi, dĩ nhiên quân Tần không dừng lại ở đó. Từ Tây Giang, quân Tần có thể theo Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào phía bắc và đông bắc nước ta. Người Tây Âu và Lạc Việt đã đứng dậy chiến đấu chống quân xâm lược Tần. Sách không ghi chép về cuộc kháng chiến này, nhưng truyền thuyết Lý Ông Trọng phần nào phản ánh có cuộc đụng độ giữa nhà Tần và An Dương Vương.
Lĩnh Nam chích quái chép truyện Lý Ông Trọng như sau: “Cuối đời Hùng Vương, có người ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ, họ Lý tên Thân. Sinh ra rất to lớn, mình cao đến 2 trượng 3 thước, tính tình kiêu hãnh, hay giết người, tội đáng chết, nhưng Hùng Vương không lỡ giết. Đến đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn đem binh sang đánh nước ta. An Dương Vương bèn đem Lý Thân cống nhà Tần”.
Thục Phán vốn là một thủ lĩnh của người Tây Âu trên địa bàn phía bắc nước Văn Lang lúc bấy giờ gồm cả một phần nam Quảng Tây, mà trung tâm là Cao Bằng. Sauk hi một tù trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống hi sinh, Thục Phán cùng nhiều thủ lĩnh người Tây Âu và Lạc Việt khác đã tiếp tục tổ chức cuộc chiến đấu chống quân Tần.
Trước thế mạnh ban đầu của quân Tần, “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt” (Hoài Nam Tử), “người Việt bỏ trốn” (Sử ký). Đó không phải là một cuộc chạy trốn vì khiếp sợ, thất bại, mà trái lại, là một cách đánh giặc. Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, là không muốn đánh lớn, không tổ chức quyết chiến khi chưa có lợi. Trong lúc đó thì “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” (Hoài Nam Tử). Rõ ràng, đây là một cuộc chiến đấu kiên cường, thông minh và có tổ chức. Người Việt đã biết dựa vào cơ cấu xã hội các chạ – chiềng, các bộ lạc sẵn có của mình, biêt tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì một cuộc kháng chiến đấu lâu dài, đánh nhỏ, đánh lén, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn cướp bóc lương thực của giặc. Có thể nói đó là một hình thức phôi phai của lối đánh du kích.
Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần “ lương thực bị tuyệt và thiếu”, “ đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong” ( Sử kỹ). Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng.
Lúc đó, người Việt mới tập hợp lực lượng, tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực giặc, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần. Kết quả là người Việt đã “ đại phá quan Tần và giết được Đồ Thư. [ Quân Tần] thây phơi máu chảy hàng chục vạn người’ ( Hoài Nam Tử). Năm 208 TCN, nhà Tần phải bãi binh.
Cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt của nhà Tần kéo dài 10 năm
( 218-208 TCN). Nhiều nhóm người Việt đã tham gia cuộc kháng chiến chống Tần, góp phần tiêu diệt quân Tần. Cuộc kháng chiến chống Tần của nhân dân ta, của người Tây âu và Lạc Việt trên địa bàn nước Văn Lang – Âu Lạc lúc bấy giờ, kéo dài 5,6 năm, tính từ khoảng năm 214 TCN đến năm 208 TCN.
Cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với một đế chế Đại Hán ở Trung Quốc. Đó là cuộc kháng chiến của một và nước chống lại nạn xâm lược lớn của một đế chế lớn mạnh tàn bạo ở Phương Đông.
Trước thử thách ác liệt đó, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Quân Tần đã bị tiêu diệt nặng nề, bị “ đại bại”, bị đánh bật ra khỏi nước ta và phải co lại giữ ba quận đã lập được ở phía bắc nước ta.
Cuộc chiến đấu kéo dài 5 đến 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gắn bó vốn có người Tây Âu và người Lạc Việt. Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến càng củng cố và nâng cao uy tín của Thục Phán không những trong cộng đồng người Tây Âu mà cả trong người Lạc Việt.
Tất cả tình hình diễn ra trước và trong cuộc kháng chiến chống Tần là những bước chuẩn bị cho sự thành lập nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang và chuyển ngôi vua từ Hùng Vương sang An Dương Vương Thục Phán.
Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:
1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.
2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.
3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.
4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.
- Tham vọng của nhà Tống khi xâm chiếm Đại Việt:
+ Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
+ Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.
+ Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
- Quân dân nhà Lý đấu tranh chống xâm lược:
+ Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.
+ Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.
+ Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.
+ Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.
Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động bóp nát quả cam của nhân vật Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng trẻ tuổi.
Sau thất bại của cuộc xâm lược lần thứ nhất (năm 930, 931), vương triều Nam Hán chưa từ bỏ dã tâm thôn tính nước ta. Vì thế, sự cầu viện của tên phản quốc Kiều Công Tiễn là “thời cơ vàng” để chúng phát động chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhằm tránh lặp lại thất bại, vua Nam Hán đã chuẩn bị rất kỹ, với lực lượng hàng chục vạn quân lương thảo dồi dào và hàng trăm chiến thuyền cỡ lớn,… Theo ý đồ và kế hoạch đã vạch ra, địch chia quân làm hai đạo: đạo binh thứ nhất, gồm lực lượng chủ lực tinh nhuệ cùng nhiều chiến thuyền lớn do thái tử Lưu Hoằng Tháo cầm đầu, theo đường biển ồ ạt tiến vào nước ta; đạo binh thứ hai, do vua Nam Hán trực tiếp chỉ huy, áp sát biên giới để sẵn sàng ứng viện.
Đoán trước được ý đồ “nội công, ngoại kích” của địch, Ngô Quyền đã tập hợp các tướng lĩnh, hào kiệt, kéo quân từ Ái Châu ra nhanh chóng diệt trừ tên phản quốc Kiều Công Tiễn và bè đảng của hắn - dập tắt mối họa bên trong, làm thất bại ngay từ đầu âm mưu dùng nội ứng của vương triều Nam Hán. Tiếp đó, chuẩn bị đất nước về mọi mặt để chống giặc. Trước thế giặc mạnh, Ngô Quyền một mặt kêu gọi, động viên nhân dân phát huy sức mạnh cố kết cộng đồng và khí thế độc lập của dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp để đối phó với chiến tranh xâm lược. Mặt khác, Ông chủ trương lợi dụng địa hình hiểm trở của núi rừng, sông nước vùng Đông Bắc bày một thế trận hiểm hóc và tập trung lực lượng mạnh để tiến hành trận chiến lớn, đánh bại quân địch ngay tại cửa sông Bạch Đằng. Theo kế sách này, quân ta đã bí mật bố trí các bãi cọc ngầm ở nơi hiểm yếu dưới lòng sông Bạch Đằng và triển khai các trận địa mai phục hai bên bờ, sẵn sàng đánh địch. Đúng như dự đoán của ta, khi bị kích động bởi bộ phận khiêu chiến, nhử địch, quân Nam Hán đã hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng hòng “ăn tươi, nuốt sống” quân ta và chúng đã mắc mưu - lọt vào trận địa mà ta đã bày sẵn. Khi nước thủy triều đang xuống, Ngô Quyền lệnh cho thủy quân từ các vị trí ở thượng lưu phản công kiên quyết, mãnh liệt đánh xuống chặn đầu, kết hợp với quân thủy, quân bộ mai phục hai bên bờ sông đánh vào bên sườn đội hình địch. Bị đòn đánh mạnh bất ngờ, quân địch không kịp trở tay, hoảng loạn tháo chạy hòng thoát ra biển, nhưng đâm vào trận địa cọc ngầm của quân ta. Trong thời gian ngắn, toàn bộ chiến thuyền của địch bị nhấn chìm, hầu hết quân địch bị tiêu diệt, trong đó có cả chủ soái Lưu Hoằng Tháo. Chiến thắng nhanh, gọn, triệt để của quân và dân Tĩnh Hải quân1 trên sông Bạch Đằng khiến vua Nam Hán không kịp ứng phó, tiếp viện mà chỉ có cách duy nhất là “thương khóc, thu nhặt tàn quân còn sót mà rút lui”2 và từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta.