Viết 1 đoạn văn nói về 3 nền văn minh ở châu Mỹ: Mai-ca;In-ca;A-xơ-tếch
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong số các ca sĩ trẻ hiện nay, em yêu thích nhất là nữ ca sĩ Mỹ Tâm. Cô ấy có giọng ca thật tuyệt vời.
Mỹ Tâm là ca sĩ sớm nổi tiếng. Cô đi biểu diễn rất nhiều nơi, trong nước và cả nước ngoài. Đặc biệt, cô còn hát cho học sinh, sinh viên nữa. Mỗi lần Mỹ Tâm về thị xã em biểu diễn, mọi người nô nức đi đông như trẩy hội. Tối thứ bảy vừa rồi, em cũng được bố mẹ cho đi xem Mỹ Tâm hát.
Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Âm thanh rộn ràng vang lên. Khán giả phía dưới đã ngồi chật ních. Nhiều người đến muộn phải đứng nhưng vẫn rất vui vẻ. Dường như để được xem ca sĩ biểu diễn, mọi người không còn quan tâm đến điều gì nữa. Một lúc sau, chương trình bắt đầu. Cả không gian rộng lớn yên lặng. Một điệu nhạc nhẹ nhàng, trữ tình được bật lên. Hai cánh gà hé mở và từ bên trong, ca sĩ Mỹ Tâm xinh đẹp bước ra. Cô tươi cười rạng rỡ vẫy chào tất cả khán giả. Bài mở màn chính là ca khúc nhiều người yêu mến “Cây đàn sinh viên”. Vì thế, Mỹ Tâm thật xinh và cũng thật ấn tượng trong tà áo dài trắng thướt tha. Mái tóc ngang vai được cô thắt hai bên trông rất trong sáng. Cô trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn rất xinh. Đứng ở trên, Mỹ Tâm phiêu du cùng bài hát. Bên cạnh, người gảy đàn ghi ta càng làm cho bài hát thêm xúc động. Khuôn mặt cô biểu lộ rõ cảm xúc theo ca từ. Có lúc tươi vui nhưng có giây phút ưu tư, buồn bã. Đôi mắt hướng nhìn về phía khán giả thật thân thương, có khi nhắm lại thật sâu lắng. Bàn tay cô đưa đi đưa lại rất nhẹ nhàng. Một tay cầm mic, một tay thể hiện theo dòng cảm xúc. Ca sĩ di chuyển trên sân khấu rất tự nhiên, uyển chuyển. Cô đi về các góc của sân khấu, có khi còn bước xuống khán đài, nơi gần với khán giả. Đến đâu, mọi người cũng hô vang tên cô một cách cuồng nhiệt, tặng những nụ hoa tươi thắm. Tà áo dài thướt tha tung bay trong gió, nhìn Mỹ Tâm trẻ trung, xinh đẹp như cô sinh viên vậy.
Buổi tối hôm ấy cô hát hết mình để phục vụ người hâm mộ. Hết bài này sang bài khác, cô không biết mệt mỏi. Khuôn mặt vẫn rạng rỡ, tươi tắn. Khán giả cũng cổ vũ hết mình, em thấy hạnh phúc khi được thưởng thức một đêm nhạc tuyệt vời. Nhìn những giọt mồ hôi trên khuôn mặt cồ, em mới thấy làm ca sĩ, nghệ sĩ đằng sau thành công trên sân khấu thì lao động nghệ thuật cũng rất vất vả.
Đêm nhạc kết thúc, màn từ từ khép lại nhưng hình ảnh cô ca sĩ xinh đẹp, hát hay vẫn đọng mãi trong trí nhớ của em.
BẠn tham khảo nhé!!
Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.
Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.
Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ,
trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.
Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.
Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.
Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.
Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.
Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.
Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng.
Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.
Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.
Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.
Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét. Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.
Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật. Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.
Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.
Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.
Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.
Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.
Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.
Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.
Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam México, Bắc Guatemala và Hondurasngày nay.
Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian.
Căn cứ vào các di vật khám phá ngày càng phong phú, người ta xác định được rằng vào khoảng thế kỷ thứ 1 các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập. Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.
Nền kinh tế của người Maya chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu. Các sản phẩm trồng trọt của người Maya chủ yếu là ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao... Người Maya cũng lấy chăn nuôi làm sản phẩm chính sau trồng trọt. Họ chăn nuôi các loại động vật như, chó, gà, hươu, nai, chim, ong mật... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Maya cũng đạt đến một trình độ rất cao. Ngoài ra, người Maya còn biết làm muối với những khu vực rộng lớn và độc đáo.Vào khoảng thế kỷ thứ 8 và 9, nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn, với rất nhiều các thành phố ở các vùng đất thấp bị bỏ hoang. Các cuộc chiến tranh đã nhanh chóng vắt kiệt nguồn lực và con người Maya, cộng với khí hậu thay đổi, dẫn đến hạn hán và kết hợp nhiều lý do mà dẫn đến sự suy vong của văn minh Maya. Các khảo cổ đã chứng minh các yếu tố như xung đột, đói kém và các cuộc nổi dậy từ trung tâm quyền lực và ở các vùng đất thấp. Những chứng cứ mà các nhà khoa học chứng minh được rằng vào thế kỷ thứ 9 ở đây có một biến động gây hạn hán tồi tệ nhất trong 7000 năm mới xảy ra một lần này đã góp phần làm suy kiệt văn minh Maya. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự suy tàn của văn minh Maya.
Người Inca là một tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca đã làm chủ một vương quốc rộng lớn có mức độ tổ chức cao. Trong thời điểm mở rộng nhất, ảnh hưởng của vương quốc này trải dài từ Ecuador ngày nay cho đến Chile và Argentina. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tế lễ là thủ đô Cuzco trong nước Peru ngày nay.
Inca cũng là danh hiệu của người thống trị Vương quốc Inca và danh hiệu của một trong số nhiều bộ tộc xuất thân từ thần mặt trời Inca.
Người Inca nói tiếng Quechua, sử dụng chữ viết dùng gút thắt Quipu chỉ thể hiện được số và mẫu Tocapu được dệt vào trong vải, loại mẫu mà người ta chưa chắc chắn có phải là chữ viết hay không. Vì người Inca không biết đến tiền nên họ không phát triển thuế theo khái niệm ngày nay của châu Âu. Thay vào đó họ phát triển một quốc gia thông qua việc ghi chép rất chính xác và bao quát số liệu thống kê để điều hòa tất cả các năng lực và nhu cầu, tất cả tài nguyên, cống lễ cũng như việc phân chia chúng. Vì thế, những việc sản xuất cần thiết cho quốc gia đã được thực hiện thông qua lao động được tổ chức tập thể một cách chặt chẽ.
Họ phải làm việc 1/3 thời gian lao động cho Inti- thần mặt trời, được đặt ngang hàng với những người thống trị vương quốc, 1/3 thời gian lao động khác cho những người già, đau ốm, góa bụa, trẻ mồ côi và những người cần giúp đỡ, 1/3 thời gian lao động cuối cùng được phép dùng để mưu sinh cho gia đình. Quý tộc và "nhân viên nhà nước" được nhiều ưu đãi, họ không phải làm công việc đồng áng và không phải phục vụ trong quân đội, được phép có nhiều vợ và đeo trang sức. Người thống trị vương quốc được tôn sùng như thần thánh bên cạnh thần mặt trời Inti, thần sáng tạo ra nền văn minh Inca Viracocha và nữ thần đất và thần sinh sản Pachamama.
Các kiến trúc sư, nhà xây dựng cầu đường đã có nhiều công trình độc đáo, thể hiện rất ấn tượng qua chiếc cầu treo dài 60 m bắt ngang sông Río Apurímac, con đường dọc theo bờ biển dài 4.000 km, rộng 8 m và con đường dọc theo núi Andes dài 5.200 km, rộng 6 m. Chạy trên những con đường này là những người chạy tiếp sức (Chaski), truyền tin tức quan trọng cho đến 400 km trong một ngày. Toàn bộ mạng lưới đường sá có chiều dài vào khoảng 40.000 km. Nhiều công trình xây dựng đã được các kiến trúc sư thiết kế từ những hòn đá nặng hàng tấn, được ghép lại với nhau không có kẽ hở và một phần vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay mặc dầu thường hay có động đất.
Nhiều vết mổ xẻ trên xương sọ và tay chân chứng tỏ rằng người Inca đã tiến bộ rất nhiều trong lĩnh vực y học. Dụng cụ và vũ khí được chế tạo từ đồng và đồng thau (bronze). Họ biết cách dệt vải và sản xuất y phục từ lông các loài lạc đà không bướu alcapa(Vicugna pacidoslrkjgou) và vicuña (Vicugna vicugna). Những đồ gốm tìm thấy có mẫu mã nhiều màu và đơn giản và không còn có các thử nghiệm của các nền văn hóa trước đó. Người Inca thổi okarina, một nhạc cụ hơi làm bằng đất sét, trong các dịp lễ hội.
Để phòng nạn đói và cung cấp lương thực cho dân số khổng lồ so với điều kiện trên núi cao, gần như toàn bộ các sườn đồi núi đều được canh tác theo hình thức bậc thang và được tưới nước bằng kênh đào. Lương thực dư thừa được trữ trong các nhà kho đặc biệt, bảo vệ khỏi mưa và trong đó có gió thổi tuần hoàn để chống hư thối. Ngô, khoai tây, quinoa (Chenopodium quinoa), rau dền (Amaranthus), bí (Cucurbita), cà chua, lạc và ớt được trồng trên các cánh đồng bậc thang trên cao. Họ nuôi llama (lạc đà không bướu), vịt, alpaca và chuột lang làm gia súc và để chở hàng hóa.
Trong thần thoại Inca có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về cội nguồn của người Inca. Truyền thuyết được biết đến nhiều nhất là từ nhà biên niên sử Garcilaso Inca de la Vega. Theo truyền thuyết này người Inca đầu tiên Manco Cápac, con trai của Mặt Trời, và em gái là Oqllo được thần mặt trời Inti sai phái xuống Trái Đất để cải thiện thế giới. Họ đến Trái Đất trên hòn đảo Mặt trời trên hồ Titicaca. Thần Mặt Trời cho 2 anh em một cây gậy vàng và 2 người phải dựng nhà ở nơi có thể đánh một lần mà cắm được cây gậy này xuống đất. Sau khi lưu lạc nhiều nơi họ tìm được chốn để thành lập thành phố Cuzco vào khoảng năm 1200, là cái rốn của thế giới theo quan niệm của người Inca.
Người Inca nói tiếng Quechua và con cháu của dân tộc Tiahuanaco nói tiếng Aymara đều xem hồ Titicaca, một diện tích 8.000 km² màu xanh đậm và màu bạc, với nhiều đảo như Đảo Mặt trăng và Đảo Mặt trời, là linh thiêng. Hai nền văn hóa có cùng chung nguồn gốc: từ titi trong tiếng Aymara có nghĩa là "mèo núi", caca trong tiếng Quechua là "tảng đá".
Theo truyền thuyết, vương quốc Inca có 13 vị vua, 8 vị vua đầu là những hình tượng nửa lịch sử, nửa huyền thoại, 5 vị vua cuối cùng đã được lịch sử minh chứng.Các nhà biên sử đầu tiên của Tây Ban Nha khi đến Cuzco đã ghi chép lại các câu chuyện truyền miệng của người Inca. Các ghi chép này không được chứng minh trong lịch sử nhưng đã mang lại một hình ảnh người Inca đã vươn lên trở thành một dân tộc chiếm lĩnh ưu thế trong Nam Mỹ bằng chiến thuật và xâm chiếm như thế nào.
Khi người Inca đến vùng Cuzco thì có nhiều bộ lạc khác đã sống ở đấy, ngoài những bộ lạc khác là người Gualla và Sauasera. Người Gualla đã bị dân tộc tương đối nhỏ của người Inca tấn công và giết chết toàn bộ. Vì thế người Sauasera đã liên minh với một bộ tộc khác và cố gắng chống lại những kẻ xâm lược. Người Inca cũng đã chiến thắng liên minh các bộ lạc này và bắt đầu thống trị các bộ lạc còn lại. Bằng cách chiếm giữ các hệ thống tưới nước của người Alcabiza và bắt người Culunchima phải triều cống, họ đã kiểm soát được khu vực giữa 2 con sông Huatanay và Tullumayo.
Trong các cuộc xâm chiếm, Inti đã đóng một vai trò quan trọng như vật thờ cúng. Inti được gìn giữ trong một hộp làm bằng rơm và được tôn thờ như một thánh vật. Dòng dõi của vua Inca đầu tiên, Manco Cápac, đã không dám mở chiếc hộp này ra. Mãi đến vị vua Inca thứ tư, Mayta Cápac, mới có đủ can đảm để làm việc này. Các thần thoại đã kể lại rằng thánh vật Inti biết nói và đã có nhiều lời khuyên cho cuộc xâm chiếm. Lần đầu tiên dẫn quân đi chống lại các dân tộc ở xa hơn là vị vua Inca thứ năm Cápac Yupanqui. Bắt đầu từ thời điểm này người Inca đã đạt đến một tầm quan trọng nhất định trong khu vực.
Người Inca liên kết với bộ tộc người Ayarmaca, một trong những bộ lạc quan trọng nhất trong vùng, qua cuộc hôn nhân giữa con gái của thủ lĩnh Tocay Cápac và Cápac Yupanqui. Nối tiếp theo liên kết này là một liên minh quân sự. Vua Inca thứ sáu Inca Rocacưới con gái của vua người Guayllacan và vua Inca thứ bảy Xahuar Huacac ra đời từ cuộc hôn nhân này. Mối quan hệ với người Ayarmaca thay đổi trong cùng thời gian. Cho đến thời điểm đấy cả hai dân tộc chung đều chung sống một cách bình đẳng, thế nhưng vì người Inca ngày càng chiếm lĩnh ưu thế hơn nên từ đó đã dẫn đến nhiều xung đột. Vua Inca thứ tám Viracocha Inca cuối cùng đã chiến thắng địch thủ của ông là Tocay Cápac và thống trị dân tộc người Ayarmaca.
Người Inca có quan hệ kinh tế tốt với dân tộc người Quechua, các quan hệ này lại càng được tăng cường qua cuộc hôn nhân của Viracocha với con gái của người tù trưởng. Kẻ thù của họ, người Chanca, cũng là một mối đe dọa cho người Inca và Cuzco. Con trai của Viracocha, Pachacútec Yupachi, liên minh với hai bộ lạc Cana và Canchi để chống lại người Chanca. Năm 1438 Cuzco bị người Chanca bao vây. Mặc dù chiếm ưu thế về quân số nhưng họ không chiếm được thành phố Cuzco và cuối cùng đã bị Yupanqui đánh bại. Cũng trong năm đó Yupanqui trở thành vị vua thứ chín của Inca và lấy tên là Pachacútec. Bắt đầu từ thời điểm này có ghi chép lịch sử chính xác về người Inca.Trong thời gian cai trị từ 1438 đến 1471 Pachacútec đã mở rộng lãnh thổ Inca trong vùng trung tâm của Andes từ hồ Titicaca đến Hunín. Vương quốc Tahuantinsuyo (trong tiếng Quechua là Tahuantinsuyo, tahua: bốn, antar: tỉnh, suyo: đất) được chia theo bốn phương hướng, lá cờ của vương quốc là lá cờ màu cầu vồng và Cuzco đã phát triển thành trung tâm tế lễ, kinh tế và văn hóa.
Pachacútec cho lập ruộng bậc thang trong vùng để trồng ngô nhằm bảo đảm cung cấp lương thực cho người dân. Nhiều kênh đào chạy xuyên qua toàn thành phố dẫn đến sông Río Sapphi và Río Tullumayo cung cấp nước sạch cho dân cư và giữ thành phố sạch sẽ.
Năm 1471 Túpac Yupanqui kế nghiệp cha trở thành vị vua thứ 10 thống lĩnh vương quốc Inca. Dưới sự lãnh đạo của ông, Vương quốc Inca đạt đến độ bành trướng lớn nhất. Bằng nhiều cuộc chinh chiến ông đã có thể thâu tóm được vùng đất giữa Quito trong Ecuador và Santiago của Chile vào trong vương quốc. Những người có chức sắc cao của các bộ lạc chiến bại được gọi về Cuzco và giao cho nhiều nhiệm vụ hành chính quan trọng. Nước cờ khéo léo này đã mang lại yên ổn nội bộ và cho phép người thống trị thâu thập nhiều nghệ nhân, triết gia và nhà khoa học.
Huayna Cápac, vua Inca thứ 11, kế thừa vương quốc vào năm 1493. Ông dời nơi ngự chính về Quito để có thể gần các vùng còn chưa ổn định hơn và cố gắng tiếp tục mở rộng lãnh thổ. Trước khi chết ông quyết định chia vương quốc ra làm hai cho hai người con trai. Atahualpa được hưởng vùng đất phía bắc và ngự tại Cajamarca, trong khi Huáscar nhận vùng đất phía nam với Cuzco là nơi cai trị. Năm 1527 Huayna Cápac chết vì bệnh dịch. Việc chia hai vương quốc đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột dữ dội giữa hai anh em. Mặc dù Huáscar được người Inca kính trọng nhưng người của ông đã bị đạo quân phía bắc có nhiều kinh nghiệm chinh chiến đánh bại vào năm 1532. Huáscar bị bắt và xử tử. Atahualpa trở thành người thống trị của toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Inca.Francisco Pizarro đổ bộ vào bờ biển Peru trong tháng 4 năm 1532. Ngay từ vài năm trước đó người Inca đã mắc phải những bệnh mà trước nay họ chưa từng có (đậu mùa và sởi), lan truyền qua Trung Mỹ đến phía nam với hậu quả chết người. Khi Pizarro đến, vương quốc Inca không không còn là một vương quốc hùng cường nữa mà là một quốc gia đang chìm đắm trong cuộc chiến thừa kế giữa hai anh em Atahualpa và Húascar. Cuộc nội chiến này đã lay chuyển nền móng của vương quốc và sự bất bình của các dân tộc bị thống trị càng làm cho quốc gia này nhanh chóng sụp đổ.
Atahualpa đã đánh giá quá thấp nguy hiểm xuất phát từ người Tây Ban Nha. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1532 họ được Atahualpa chào đón một cách thân thiện. Pizarro và 168 người đồng hành đã lợi dụng tình huống này để bắt giữ Atahualpa và gây ra một cuộc tàn sát đẫm máu trong số 20.000 người lính Inca (đọc trận Cajamarca). Những cuộc tấn công của người Tây Ban Nha đã gây ra một cơn sốc lớn cho người Inca. Họ chưa từng biết đến chiến thuật mai phục và không thể nào chống lại vũ khí làm bằng thép của người Tây Ban Nha. Họ không biết đến con ngựa mà người tấn công cưỡi, đối với họ, người Tây Ban Nha cưỡi ngựa là những sinh vật kỳ quái đến từ một thế giới khác, vì thế mà thường là họ chỉ cố gắng chạy trốn chứ không có bất kỳ một kháng cự nào.
Atahualpa muốn mua lại tự do của mình bằng một căn phòng đầy vàng và bạc. Để làm được việc này, tất cả đền thờ và kho báu của vương quốc đều bị "cướp đoạt". Nhiều đoàn lama từ khắp các miền của vương quốc đã mang đến vật thờ phụng của tất cả các bộ lạc và nơi đền thờ, giá trị hiện tại được phỏng đoán là vào khoảng từ 25 đến 45 triệu Euro. Vì Atuahualpa, con rối của người Tây Ban Nha, vẫn còn quyền lực và ngoài những việc khác đã ra lệnh giết chết người anh em ruột của mình đang bị giam giữ tại Cuzco nên ông đã bị tuyên án tử hình – trong lúc Pizarro vắng mặt – và đã bị xử tử bằng cách cho xiết cổ đến chết vào ngày 29 tháng 8 năm 1533. Tù trưởng Manco Cápac II được cử làm người kế tục. Sự kháng cự của người Inca giảm đi liên tục và những bộ lạc ngày xưa bị người Inca thống trị đã ngã về phía của những người xâm lược với hy vọng qua đó mà giành lại được độc lập. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1533 Pizarro đến thủ đô Cuzco, thành phố được giao cho ông không có chống cự nào đáng kể.
Năm 1533 Pizarro đặt Manco Cápac II làm vua Inca. Năm 1536 Manco Cápac II vùng lên chống lại người Tây Ban Nha và bị trục xuất ra khỏi Cuzco. Ông cùng với thuộc hạ rút lui về pháo đài trên núi Vilcabamba (được tái khám phá vào năm 1999) và cố gắng tổ chức chống lại người Tây Ban Nha. Khi có sự bất hòa xảy ra giữa Pizarro và Diego de Almagro, ông đã ngả về phía của Almagro cho đến khi Almagro cho người giết chết ông vào năm 1544. Hai người con trai của ông là Sayri Túpac và Titu Cusi Yupanqui tiếp tục cuộc đấu tranh. Sau khi hai người này chết, người anh em cùng cha khác mẹ là Túpac Amaru lên ngôi. Trong một chuyến đi khảo sát, người Tây Ban Nha chiếm đóng Vilcabamba vào ngày 24 tháng 7 năm 1572. Túpac Amaru đã chạy trốn trước đó nhưng nơi náu ẩn của ông bị tố cáo và vì thế vị vua Inca cuối cùng đã bị bắt. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1572 Túpac Amaru bị xử tử tại Cuzco bằng cách chặt đầu. Theo truyền thuyết thì người vương tộc Inca này đã trốn thoát được và lui về thành phố Paititi đã biến mất.
Nền văn minh của người Inca
Inca là một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca tạo ra một vương quốc rộng lớn có tổ chức cao. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế Inca trải dài từ Ecuador đến Chile và Argentina ngày nay. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tâm linh nằm ở Cuzco, thủ đô của Peru. Đế quốc Inca suy tàn do dịch bệnh và cuộc nội chiến tranh giành quyền lực.
Khi nhắc tới nền văn minh của người Inca, người ta thường nhắc tới Machu Picchu – một khu phế tích nổi tiếng trên núi. Nó là thành phố gần như nguyên vẹn, ngự trị trên một quả núi hình chóp nhọn, nằm ở độ cao 2.430 m so với mực nước biển. Thành phố này từng rơi vào quên lãng trong suốt nhiều thập kỷ nhưng hiện tại nó là một trong 7 kỳ quan thế giới mới từ năm 2007.
refer:
Văn minh Maya (/ˈmaɪə/) là một nền văn minh Trung Bộ châu Mỹ của người Maya, nổi bật với hệ chữ tượng hình ký âm—hệ chữ viết tinh vi bậc nhất ở Châu Mỹ thời tiền Columbus—cũng như nghệ thuật, kiến trúc, toán học, lịch, và thuật chiêm tinh rất phát triển. Văn minh Maya phân bố trong khu vực phía đông nam Mexico, toàn bộ Guatemala và Belize, phía tây của Honduras và El Salvador ngày nay. Khu vực này bao gồm các vùng trũng phía bắc tạo nên Bán đảo Yucatán và vùng cao nguyên Sierra Madre, chạy từ bang Chiapas thuộc Mexico, qua miền nam Guatemala tới tận El Salvador, và vùng trũng phía nam của đồng bằng cận duyên Thái Bình Dương. Thuật ngữ "Maya" là một thuật ngữ tập thể hiện đại dùng để chỉ các dân tộc trong khu vực. Tuy nhiên, thuật ngữ này không được sử dụng bởi người bản địa vì họ chưa bao giờ thống nhất được về mặt chính trị hay lãnh thổ.[1]
Từ thời kỳ tiền Cổ điển sớm, xã hội Maya bị phân chia rất rõ ràng giữa tầng lớp thượng lưu và bình dân. Khi dân số tăng lên theo thời gian, các thành phần khác nhau của xã hội càng trở nên chuyên môn hóa khiến cho tổ chức chính trị càng trở nên phức tạp.[99] Đến thời Hậu cổ điển, khi dân số lớn và hàng trăm thành bang được kết nối trong một mạng lưới phân cấp chính trị phức tạp, thì nhóm cư dân giàu có của xã hội được tăng lên gấp bội.[100] Một tầng lớp trung lưu đã phát triển bao gồm các nghệ nhân, các linh mục và quan chức cấp thấp, thương gia và binh lính. Tầng lớp bình dân bao gồm nông dân, đầy tớ, người lao động và nô lệ.[101] Theo lịch sử bản địa, đất đai thuộc quyền sở hữu chung của các gia tộc hoặc thị tộc. Các thị tộc cho rằng đất đai là tài sản của tổ tiên họ và được minh chứng bằng việc chôn cất người đã khuất ở các khu đất này.[102]
Những đặc điểm của nền văn hóa Mỹ Latinh đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:
Đa dạng tài nguyên: Khu vực Mỹ Latinh có sự đa dạng về tài nguyên, bao gồm đất đai, khoáng sản, năng lượng và nguồn nước. Sự phong phú này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.
Nền nông nghiệp phát triển: Với khí hậu ấm áp và đất đai phù hợp, Mỹ Latinh đã trở thành một trong những khu vực nông nghiệp quan trọng trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp đa dạng, bao gồm cây trồng, chăn nuôi và thủy sản, đã đóng góp vào nền kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho khu vực và thế giới.
Giao thoa văn hóa và ngôn ngữ: Mỹ Latinh là sự kết hợp của nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tiếng Anh. Sự đa dạng văn hóa này đã tạo ra một môi trường phong phú cho sự phát triển của nghệ thuật, âm nhạc, văn học và du lịch. Nền văn hóa Mỹ Latinh đã thu hút sự quan tâm và đóng góp vào ngành công nghiệp du lịch và giải trí.
Di cư và lao động: Mỹ Latinh đã chứng kiến sự di cư lớn từ các quốc gia trong khu vực, tạo ra một lực lượng lao động đa dạng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Người di cư thường làm việc trong các ngành công nghiệp như xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và công nghệ thông tin, tạo ra sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Thương mại và hợp tác kinh tế: Mỹ Latinh đã phát triển mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với các quốc gia khác trên thế giới. Khu vực này là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cũng là một nguồn cung cấp tài nguyên quan trọng...
Moc Chau is a cultural heritage of Vietnam. It's in Son La Province. It's about 120km from here. We can get there by car. It's cool in summer. Moc Chau is 1000 metters high above sea level and it's large. We can visit Dai Yem, watch water fall and takes photos here. When we can go to milk farm, we can see many cows. When we can visit hearted shaped tea hill, we can see many teas. We can join exciting activities.