K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2017
I. THỂ LOẠI (Xem thêm trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất) Ngoài các cách gieo vần tương tự như ở bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, các câu tục ngữ về con người và xã hội còn nổi bật ở những khía cạnh khác: - Sử dụng các hình ảnh so sánh, hoán dụ, các phép đối,... hiệu quả. - Đưa ra những câu tục ngữ có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau. Ví dụ như hai câu 5, 6: Không thầy đố mày làm nên Học thầy không tày học bạn. Không nên căn cứ vào ý nghĩa của câu sau để phủ nhận vai trò của người thầy cũng như đề cao vai trò của bạn quá mức. Thực ra, đây chỉ là những cách nói hình ảnh. Nói đến "thầy" là nói đến nhà trường, đến những tri thức sách vở, còn nói đến "bạn" là nói đến thực tiễn đời sống muôn màu vẻ. Có câu "Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi", tri thức đời sống rất quan trọng nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của nhà trường, của tri thức sách vở trong việc mở mang vốn tri thức, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách của con người. Tri thức sách vở và tri thức đời sống đều cần thiết, không loại trừ nhau, trái lại, phải bổ sung cho nhau để con người được hoàn thiện. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày. 2. Phân tích từng câu tục ngữ
Câu Nghĩa của câu tục ngữ Giá trị của kinh nghiệm
mà câu tục ngữ thể hiện
1 Con người quý hơn tiền bạc. Đề cao giá trị của con người.
2 Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
3 Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu. Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
4 Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực. Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
5 Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. Đề cao vị thế của người thầy.
6 Học thầy không bằng học bạn. Đề cao việc học bạn.
7 Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. Đề cao cách ứng xử nhân văn.
8 Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9 Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.
3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết: – Không thầy đố mày làm nên. – Học thầy không tày học bạn. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. 4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ: * Diễn đạt bằng so sánh: – Một mặt người bằng mười mặt của. – Học thầy không tày học bạn. – Thương người như thể thương thân. Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng. * Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: – ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả vàngười có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩamột cá nhân và việc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu. * Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: – Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người). – Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp. – Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung. – Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3. Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8 III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Cách đọc tục ngữ cơ bản giống nhau, đều phải đảm bảo đọc đúng vần, đúng nhịp. Ngay cả với những câu tục ngữ có hình thức ca dao ("Một cây làm chẳng nên non...") thì tính chất đúc rút kinh nghiệm vẫn là chủ yếu, cần đọc rõ ràng, rành mạch, không cần chú ý nhiều đến yếu tố truyền cảm. 2. Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ đã học trong bài này. Gợi ý: Tham khảo các câu tục ngữ sau: - Đồng nghĩa: + Người sống hơn đống vàng. + Lấy của che thân, không ai lấy thân che của. + Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. + Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Trái nghĩa: + Của trọng hơn người. + Ăn cháo đá bát.

+ Được chim bẻ ná, đước cá quên nơm.
17 tháng 1 2017

giúp mình nha

12 tháng 4 2016
a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuậtVí dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấnVí dụ: - Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?(Nam Cao)c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc. Khi đọc phải ngừng ngắt và có thể lên giọng, xuống giọng tuỳ theo từng hoàn cảnh.Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.(Nam Cao)d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Ví dụ:Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.(Nam Cao)e. Dấu chấm phẩu dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp, đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.Ví dụ: Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…Ví dụ:      Tre xanh,Xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh(Nguyễn Duy)h. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu, đặt trước những lời đối thoại, đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên sốVí dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên và cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêmVí dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".(Nguyễn Ái Quốc)k. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).Ví dụ:      + Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang!- Bác trai khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố)+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.(Nguyên Hồng)e. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.Ví dụ:Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.(Nguyên Hồng)2. Các lỗi thường gặp về dấu câuTrong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:- Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.Ví dụ: Tác phẩm "Tắt đèn" làm chúng ta vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao gia đình nông dân phải sống những ngày khốn cùng trong mùa sưu thuế.- Dùng dấu ngắt khi câu khi câu chưa kết thúc.Ví dụ: Qua tác phẩm này. Tác giả cho người đọc cảm nhận về một thành phố Huế đẹp, thơ mộng nhưng rất anh hùng.- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.Ví dụ: Giọng nói của bà tôi khắc sâu vào trí nhớ mọi người dễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống.- Lẫn lộn cung dụng của các dấu câu:Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này bắt đâu? Anh hãy có thể cho tôi một lời khuyên được không! Đừng bỏ mặc tôi lúc này.II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG1. Hãy chép đoạn văn dưới đây và điều dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn:Cai lệ không để cho chị nói hết câu ( ) trợn ngược hai mắt ( ) hắn quát ().( ) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ( ) sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khuất ( ).Chị Dậu vẫn thiết tha ( )( ) Khốn nạn ( ) nhà cháu đã không có ( ) dẫu ông có chửa mắng cũng đến thế thôi ( ) Xin ông trông lại ( )Cai lệ vẫn giọng hầm hè ( )( ) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ ( ) thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi ( ) chửi mắng thôi à ( )Rồi hắn quay sang bảo anh người nhà lý trưởng ( )( ) Không hơi đâu mà nói với nó ( ) trói cổ thằng chồng nó lại ( ) điệu ra đình kia ( )(Ngô Tất Tố)Gợi ý:Mẫu: Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:-  Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu cho nhà nước mà dám mở mồn  xin khất!…2. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học.Gợi ý: Yêu cầu: Đúng chủ đề, sử dụng thích hợp các loại dấu câu.  
18 tháng 12 2016

- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

  • Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.

  • Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.

Câu 2: Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:

  • Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

  • Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

  • Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.

Câu 3:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

  • Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

  • Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

  • Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.

- Cảnh xuân với con người:

  • Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

  • Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

  • Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".

c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.

Câu 4:

a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Cảnh sắc thiên nhiên:

  • Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.

  • Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

  • Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

  • Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

- Không khí sinh hoạt:

  • Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

  • Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.

  • Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.

Câu 5:

Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

23 tháng 12 2016

bạn giỏi quá! chắc giỏi văn lắm nhỉ?

4 tháng 12 2017

*lưu ý:quê em miền Bắc

có 4 mùa :xuân ,hạ ,thu ,đông

+muà xuân: khí hậu ấm áp, muôn hoa đua nở,cây cối đâm chồi nảy lộc, chim thú kéo nhau về
+mùa hè :oi nồng,nóng nực, là mùa cây trái sai trĩu,mùa hoa phượng nở
+mùa thu :thời tiết se se lạnh, lá rụng nhiều
+mùa đông: lạnh buốt,nhiệt độ xuống thấp,cây cối trụi trơ,chim thú ngủ đông

4 tháng 12 2017

Cam on

20 tháng 5 2016

soạn để thi hả pn

21 tháng 5 2016

Dễ thôi

Nhưng mình lười viết lắm

22 tháng 12 2016

B hdhtkt:

câu 1:

1-d,2-f-a,3-e,4-g,5-b,6-c

câu 2:

câu sai : e,h,i,k

câu 3:

1-c, 2-d,3-d,4-d

câu 1 C hđlt ( bạn vào trang cá nhân mik tìm có đó , đc tick đó ok)

câu 2 Chđlt ( bn vào trang cá nhân của trần ngọc định tìm có đó , đc tick luôn)

câu 3 C hđlt

a-sai,b-đúng,c-đúng, d-sai,e-đúng

22 tháng 12 2016

câu nào hả bạn

22 tháng 12 2016

câu lào

 

28 tháng 12 2017

đc gì ko mk giúp

28 tháng 12 2017

lên google gõ " soạn bài cay thien hương" văn 6 là nó ra đó xong rùi tự chép vào ok

4 tháng 1 2017

Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả? 1. Các tình huống - Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà. - Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại. - Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó. - Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16. 2. - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”. a. Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh. b. Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… II. Luyện tập 1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.

4 tháng 1 2017

mk ko nhớ!!bucminhvì mk ko có sách...ngoam