So sánh điều kiện trồng cây công nghiệp giữa Tr.du miền núi BB và Tây Nguyên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bạn ơi, mình bấm nhầm á chứ ko có lựa chọn câu hỏi gì đâu, chỉ có câu gốc bạn đầu thôi là: "So sánh điều kiện trồng cây công nghiệp giữa Tr.du miền núi BB và Tây Nguyên". Chỉ có vậy thôi! Cảm ơn nhìu!
khác nhau
*địa hình
-Tây nguyên:đìa hình nổi bật với các cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất feralit hình thành trên đá bazan,lại phân bố tập trung với mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh lớn
- TDMNBB địa hình bị chia cắt phức tạp ( tây bắc núi cao hiểm trở, đông bắc núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung ) đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá phiến đá gownai và các đá mẹ khác
*Khí hậu
-TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới
-TN có thế mạnh hơn về cây CN nhiệt đới vì khí hậu Tây nguyên mang tính cận xích đạo
Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
1. Giống nhau
a) Về quy mô
-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta
-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này
c) Về điều kiện phát triển
-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu
-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp
-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …
2. Khác nhau
a) Về quy mô
-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)
-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)
b) Về hướng chuyên môn hóa
-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè
-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè
c) Về điều kiện phát triển
-Địa hình
+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn
Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp
-Đất đai:
+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác
-Khí hậu
+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp
* Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư và nguồn lao động
+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên
+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế
2. Giải thích
Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do
-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên
+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng
+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung
-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời
+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá
Giải thích:
- Số liệu: Có 4 đối tượng (cà phê, chè, cao su và cây khác) và 3 vùng kinh tế.
- Yêu cầu: thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm.
Như vậy, biểu đồ cột (cụ thể là cột chồng) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014.
Đáp án: A
a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.
- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.
b)- Cây chè:
+ Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.
+ Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.
- Cà phê:
+ Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.
+ Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.
a) Sự giống nhau :
- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc kinh tế cao
- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện ( do sông ngòi dốc, có nhiều thác ghềnh) đã và đang được khai thác mạnh
b) Khác nhau :
* Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giàu khoáng sản
+ Nhóm năng lượng, đặc biệt là than : Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn nhất nước ta. Ngoài ra còn có một số mỏ khác, quy mô nhỏ (Na Dương, Làng Cẩm,..)
+ Nhóm kim loại đen và kim loại màu : sắt (Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên); thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang); Kẽm - chì (Bắc Kạn); đồng - vàng ( Lào Cai),đồng - niken (Sơn La) quy mô nhỏ
Nhóm phi kim loại : apatit (Lào Cai)
Nhóm vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp
+ Tiềm năng về thủy điện lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hệ thống sông Hồng 11 triệu kw (chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước). Riêng sông Đà gàn 6 triệu kw
+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Hòa Bình trên sông Đà ( 1920MW), Thác Bà trên sông Chảy ( 110MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342 MW); đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà ( 2400 MW)
- Nguồn lợi lớn về hải sản, có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ biển
* Tây Nguyên
- Nghèo khoáng sản. chỉ boxit, trữ lượng rất lớn (hàng tỉ tấn), bắt đầu khai thác.
- Tiềm năng lớn về thủy điện (đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), đã và đang được khai thác (nhà máy thuyer điện Yaly và một số nhà máy thủy điện khác)
- Diện tích rừng lớn nhất cả nước (chiếm 36% diện tích đất có rừng,52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước), có khả năng phát triển cây công nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản.
l Giống nhau:
Điều kiện phát triển:
- Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất và khí hậu. Tuy nhiên khó khăn lớn của cả hai vùng là tình trạng thiếu nước về mùa khô.
- Dân cư có truyền thống, kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
- Dân cư thưa thớt, lao động chất lượng còn thấp, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Tuy đang được nâng cấp và đầu tư, nhưng cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng đều thiếu thốn, chất lượng thấp.
- Nhận được sự quan tâm của Nhà nước thông qua chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, các cơ sở công nghiệp chế biến...
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn. Các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê...) đã xâm nhập vào nhiều thị trường rộng lớn và cả thị trường khó tính trên thế giới
2. Khác nhau
Điều kiện phát triển
- Địa hình:
+ Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, mặt bằng rộng và tương đối phẳng, thích hợp xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy mô lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trung du và miền núi, bị chia cắt tương đối mạnh, ảnh hưởng tới mức độ tập trung hóa và quy mô các vùng chuyên canh.
- Đất trồng:
+ Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích khá lớn, đất có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, thích hợp để phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi, thích hợp với các cây chè, trẩu,sở...
- Khí hậu:
+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, phân thành hai mùa: mưa và khô rõ rệt, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, nên bên cạnh việc trồng các loại cây nhiệt đới còn có thể phát triển cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè...). Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao địa hình, nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (tiêu biểu là cây chè). Khó khăn của vùng là sương muối, rét hại vào mùa đông.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất và là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, trình độ lao động cũng thấp hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, còn người dân Tây Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu...
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
Nhìn chung, Tây Nguyên còn gặp khó khăn hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ.