Giowis nthieeuj một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giới thiệu về cây bút bi
Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập quan trọng của học sinh là bút bi
Thân bài:
- Nêu nguồn gốc
+ Từ xa xưa người ta dùng bút lông để viết, để vẽ. Bút này bất tiện vì thường xuyên phải chấm mực, mài mực, viết xong phải rửa bút.
+ Năm 1938, phóng viên người Hunggary là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình sáng tạo ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới.
- Nêu cấu tạo:
+ Vỏ bút: Được làm bằng nhiều chất liệu như nhựa, kim loại tùy theo hãng sản xuất. Bộ phận vỏ bao bên ngoài để chứa các bộ phận bên trong như ruột bút, lò xo.
+ Bộ phận điều chỉnh bút: Một đầu bấm đối diện với đầu ngòi bút. Bộ phận này liên kết với lò xo bên trong để điều chỉnh ngòi. Nếu dùng bút bi có nắp đậy thì không có bộ phận này.
+ Ruột bút: Được làm bằng nhựa cứng, bên trong chứa mực- ống mực. Đầu bút viết có viên bi sắt nhỏ mạ crom hoặc niken, với kích thước viên bi khoảng 0, 38 mm- 0,7 mm chuyển động xoay tròn đẩy mực từ ruột bút ra.
+ Bút bi thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu mực cũng ngày càng đa dạng: có nhiều loại mực như mực nước, nhũ, mực dạ quang. Kiểu dáng ngày càng bắt mắt hơn, an toàn với môi trường.
- Nêu công dụng:
+ Bút bi tiện dụng và quan trọng trong môi trường học tập của học trò. Ngoài ra bút bi còn là vật dụng tiện dụng trong đời sống, công việc của con người.
- Cách bảo quản:
Ngòi bút quan trọng, dễ bị méo bi nên khi sử dụng xong nên bấm tắt bút cho ngòi thụt vào, hoặc đậy nắp để tránh làm hỏng bi và dây mực.
Tránh việc để bút rơi xuống đất, tránh xa nơi có nhiệt độ cao vì những tác nhân này có thể làm méo mó hình dạng bút.
Kết bài: Bút bi có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong số đồ dùng học tập của học sinh
- Có thể xin lỗi thầy cô và hứa sẽ mang đủ vào lần sau, tất nhiên hứa phải đi đôi với làm.
- Hoặc trường hợp thứ hai, xin thầy cô một khoảng thời gian để về nhà lấy và quay lại đúng hẹn.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.
Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.
Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và … chơi game!
sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu… nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính…
Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” – tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
Tham khảo
Quy trình thiết kế hộp đựng bút:
- Bước 1: Hình thành ý tưởng thiết kế
Khi học tập ở nhà, cần dùng sách, vở, tài liệu, bút, thước, compa,... Nếu tất cả các đồ dùng này được bày trên bàn học thì vừa mất mĩ quan vừa ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó, cần thiết kế một chiếc hộp để đựng các đồ dùng học tập. Chiếc hộp cần thoả mãn các yêu cầu sau :
+ Hộp chứa được một số cuốn sách, vở, bút và dụng cụ học tập khác như thước, êke, compa, tẩy,...
+ Hộp được đặt trên bàn học, có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp, làm bằng vật liệu rẻ tiền.
- Bước 2: Tiến hành thiết kế
Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế trên và qua sách báo, truyền hình, mạng internet,... thu thập các thông tin liên quan đến hộp đựng tương tự để từ đó hình thành phương án thiết kế, đồng thời phác hoạ sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập như hình sau.
Hộp có chiều dài 350mm, chiều rộng 220mm, gồm ba bộ phận :
+ Ống đựng bút (1);
+ Ngăn để sách vở, tài liệu (2);
+ Ngăn để dụng cụ (3).
Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng như hình sau.
- Bước 3: Đánh giá phương án thiết kế
- Làm mô hình các chi tiết bằng bìa cứng.
- Sắp xếp thử các đồ dùng học tập vào hộp đựng và để lên bàn học.
- Xác định những điều cần chỉnh sửa.
- Điều chỉnh, sửa chữa các hình chưa phù hợp.
- Bước 4: Lập hồ sơ kĩ thuật
Vẽ phác thảo và ghi được kích thước của hộp đựng đồ dùng học tập đã thiết kế.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện… trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.
Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
Thế giới ngày nay đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều những cải tiến về công nghệ thông tin. Điều này đồng nghĩa với tầm quan trọng của máy vi tính ngày càng được đề cao. Chiếc máy vi tính đã trở thành người bạn thân thiết với mọi nhà và là người bạn đồng hành không thể thiếu với mỗi học sinh chúng ta.
Chắc hẳn các bạn cũng biết rằng chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới không nhỏ gọn như bây giờ mà chiếm diện tích bằng cả một căn phòng với rất nhiều linh kiện phức tạp. Tuy có kích thước to lớn như vậy nhưng nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Khoa học công nghệ phát triển đã cải tiến máy vi tính ngày càng đẹp hơn về hình thức và đa dạng hóa thêm nhiều chức năng hữu ích.
Hiện nay, máy vi tính có hai loại phổ biến là máy tính để bàn và máy tính xách tay. Nhìn chung, một chiếc máy tính sẽ có những bộ phận chủ yếu như màn hình, bàn phím, chuột và thân máy hay còn gọi là “cây” đối với máy tính để bàn. Màn hình máy tính là một mặt phẳng với nhiều biểu tượng biểu thị những ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng như Words, Excel, Vietkey… Bàn phím là những con chữ được đặt nổi lên trên nhiều con chip cảm ứng phía dưới. Mỗi ô hình vuông nhỏ trên bàn phím đại diện cho một chữ cái, chữ số hay nút lệnh cần thiết. Chuột máy tính với nút ấn trái và phải dùng để di chuyển dấu mũi tên trên màn hình giúp người sử dụng điều khiến máy tính dễ dàng hơn. Ở máy tính xách tay bàn phím và chuột không được tách rời như máy tính để bàn mà được gắn liền vào máy rất gọn nhẹ. Thân máy gồm ram, ổ đĩa, nơi cắm loa, tai nghe hoặc USB. Đây là bộ phận tối quan trọng của máy vi tính vì nó là nơi xử lý thông tin dữ liệu rất tinh vi. Máy tính có bộ nhớ lớn phục vụ cho nhu cầu lưu trữ thông tin nên người dùng có thể tải ảnh, video hay phần mềm trực tiếp về máy. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần để ý đến những phần mềm lỗi chứa virut sẽ gây hại cho máy tính. Máy tính hiện đại không còn cồng kềnh nữa mà ngày càng được thiết kế nhỏ gọn giúp chúng ta có thể gấp lại và đem theo rất thuận tiện. Máy tính để bàn, máy tính xách tay rồi đến máy tính bảng là những sản phẩm khẳng định sự phát triển vượt bậc của công nghệ và trí óc, tính sáng tạo của con người.
Máy tính chiếm được cảm tình của người sử dụng vì những lợi ích to lớn của nó. Máy tính giúp ta tạo lập văn bản một cách khoa học. Máy tính có mạng internet là phương tiện giúp người người nhà nhà kết nối với thông tin và kết nối với nhau. Báo chí, mạng xã hội được đăng tải và cập nhật nhanh chóng sẽ giúp mọi người có thêm thông tin về các sự kiện diễn ra một cách sớm nhất. Đối với học sinh thì máy tính được coi là một công cụ hỗ trợ học tập đắc lực. Học sinh có thể tìm kiếm tài liệu hay tham gia những kì thi trực tuyến trên mạng để nâng cao kiến thức. Máy tính cũng góp phần nâng cao tính chủ động sáng tạo của học sinh với nhiều phần mềm làm thuyết trình, chỉnh sửa video,… Không chỉ có vai trò trong học tập, máy tính còn giúp học sinh giải trí sau giờ học căng thẳng với những trò chơi thú vị. Tuy vậy, các bạn trẻ không nên sa đà quá mức vào trò chơi điện tử vì nó có thể gây nghiện và tác động tiêu cực đến học tập lẫn nhân cách của các bạn
Như vậy, chiếc máy vi tính là một đồ vật đóng vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta cần học cách sử dụng máy tính một cách hợp lý và phải bảo quản nó trong điều kiện tốt nhất để tránh hỏng hóc. Nhờ có máy tính cuộc sống của con người đang và sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Tham khảo!
Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,… Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.
Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.
“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).
Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.
Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.
Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.
Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.
coá j p sửa lại nha!!
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. Bút bi là dụng cụ cùng ta đi suốt con đường học tập, giúp ta tạo nên những con điểm mười tươi tắn và được ví như một người bạn đồng hành thân thiện của tuổi học trò nói riêng và tất cả nhân loại nói chung.
Bút bi trông đơn giản, nhưng ít ai biết rõ nguồn gốc xuất xứ và cấu trúc tạo thành của nó. Thoạt đầu, tổ tiên của những loại bút là loại bút lông vũ. Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể làm bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa sạch, mất nhiều thời gian và công sức. Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hungary là Laszlo Biro mới nảy ra ý tưởng phát minh ra một loại bút tiện lợi hơn gọi là bút bi, sau khi quá chán ngán với việc sử dụng bút mực vì bút mực viết dễ bị lem ra giấy, luôn phải bơm mực thường xuyên và đầu bút quá nhọn dễ làm rách giấy, không thích hợp cho nghề nhà báo chủ yếu là ghi chép nhiều. Biro để ý rằng mực dùng để in báo, viết ra khô nhanh, không bị lem nên tận dụng nó vào loại bút của mình, cộng với hình dạng nhỏ gọn, dễ sử dụng, bút bi đã nhanh chóng được mọi người ưa chuộng hơn hẳn bút mực. Sau đó, ngày 15 tháng 6 năm 1938, Biro nhận được bằng sáng chế Anh Quốc cho sản phẩm này, sau khi bút bi càng ngày càng được tất cả người dân ở Anh ưa thích sử dụng. Bút bi sau đó được các thương gia người Anh đem ra giới thiệu trên khắp thế giới và cho đến ngày nay trở thành một trong những dụng cụ cần thiết nhất, với đầy mẫu mã và hình dạng.
Cấu tạo của bút bi gồm ba phần: vỏ bút, ruột bút và ngòi bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo thiết kế riêng của từng nhà sản xuất. Vỏ bút được dùng để bảo vệ các bộ phận quan trọng bên trong không bị ảnh hưởng và ăn mòn bởi tác động bên ngoài. Bên trong vỏ bút là ruột bút. Ruột bút gồm một thanh hình ống dài khoảng mười centimet chỉ lớn hơn cây tăm một chút được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, dùng để chứa mực nên còn được gọi là ống mực. Một đầu của ống mực có gắn bộ phận điều chỉnh bút gồm một đầu bấm, còn ở đầu kia thì có gắn một lò xo. Hai dụng cụ này kết hợp với nhau dùng để điều chỉnh ngòi bút. Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm một lần nữa cho ngòi bút thụt vào, có thể bảo quản ngòi bút được lâu bền hơn. Bộ phận cuối cùng và cũng quan trọng không kém là ngòi bút. Ngòi bút gắn ở đầu có lò xo của ruột bút, được làm bằng kim loại không gỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu đó có gắn một viên bi nhỏ làm từ sắt mạ crom hay niken, tùy thuộc vào mẫu mã thiết kế khác nhau mà đường kính viên bi có thể khác nhau từ 0,38 đến 0,7 milimet. Viên bi tròn xinh ấy có tác dụng thấm mực và xoay tròn trên mặt giấy cho mực ra đều tạo nên những đường nét cong cong mềm mại.
Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, cấu tạo của bút bi vẫn không thay đổi song màu mực và kiểu dáng ngày càng đa dạng. Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,… Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,… Nhưng dù có hàng trăm kiểu dáng khác nhau nhưng hầu như bút bi vẫn được chia làm hai loại chính: loại dùng một lần rồi bỏ và loại dùng nhiều lần, sau khi xài hết mực có thể bơm mực vào để xài tiếp.
Bút là phát minh đã đi sâu vào lịch sử. Hiện nay, không biết có bao nhiêu hãng chuyên sản xuất bút bi; không biết có bao nhiêu mẫu mã, kiểu dáng, và hàng vô số ích lợi mà nó đem lại, mà công dụng chính của nó chỉ đơn giản là viết. Nhờ có bút, mà việc ghi chép thông tin được hiệu quả hơn; nhờ nó, giới học sinh có thể nắn nót lên những nét chữ mê hồn hơn, không phải sử dụng thứ bút mực bất tiện đó nữa. Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật. Từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn. Hẳn rằng nếu thiếu bút bi thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn trong việc viết. Nó có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. Bút bi đã thay đổi lịch sử chữ viết của loài người.
Để bảo quản một cây bút bi không khó khăn lắm. Mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống đất thì không bị bể bi không dùng được. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút thì bút sẽ viết được trở lại. Thường khi để lâu ngày, bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ mười lăm phút hoặc hơn thì bút sẽ hết khô mực và viết được. Tóm lại, bút có viết được lâu bền hay không là do cách bảo quản của người sử dụng: “Của bền tại người”.
Cây bút bi – một phát minh đóng góp to lớn cho nhân loại, một đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Bút bi là người bạn đồng hành của mọi người, đặc biệt là với học sinh. Bút bi vẫn mãi gắn bó với tuổi học trò đầy thơ mộng và đầy ắp trong những trang nhật kí, trong ký ức tuổi học trò có những trang giấy trắng thơm mùi mực viết. Dù thời gian có đổi thay qua những thăng trầm của cuộc sống, cây bút bi tuy được cải tiến về nhiều mặt và có thêm nhiều công dụng khác nhưng bút bi vẫn làm công việc mà nó vẫn thường làm là tô điểm cho đời và là người bạn đồng hành hữu ích của con người.
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.
Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.
Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!
Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...
Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.