K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2016

Động mạch:

+ lớp mô liên kết và mô cơ trơn dày hơn tĩnh mạch

+ lòng hẹp hơn tĩnh mạch => thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn

+ không có van

Tĩnh mạch:

+ lớp mô liên kết và mô cơ trơn mỏng hơn động mạch

+ lòng rộng hơn động mạch

+ có hơn 1 van

=> thích hợp với chức năng dẫn máu từ tế bào về tim với vận tốc và áp lực kém

- Tĩnh mạch có van vì máu trong tĩnh mạch chạy với vận tốc và áp lực nhỏ nên trong khi lưu thông máu có thể đổ ngược về tế bào, bởi vậy phải có van để đóng lại không cho máu đổ ngược về tế bào

19 tháng 12 2016

Tĩnh mạch có van vì tốc độ máu chuyển động chậm nên cần có van để máu không chảy ngược con động mạch không có van vì tốc độ máu di chuyển rất nhanh nên không cần van và nếu có van thì cũng sẽ cản trở sự vận chuyển máu có thể làm vỡ động mạch

19 tháng 12 2016

cảm ơn bạn haha

23 tháng 2 2017

Động mạch : Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

=>Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch : Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.Lòng rộng hơn của động mạch. Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

=> Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch : Nhỏ và phân nhánh nhiều. Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. Lòng hẹp

=> Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào.

15 tháng 1 2017

-Động mạch: không có van đọng mạch đẻ máu luôn lưu thông, cung cấp kịp thời cho các cơ quan khi cần

-Tĩnh mạch: có van tĩnh mạch đẻ máu luôn lưu thông theo một chiều nhất định

-Mao mạch: có thành mỏng để dễ lưu thông qua và dễ trao đổi chất với tế bào.

3 tháng 10 2016

Động mạch thì dày hơn, chắc, đàn hồi, thành phần cơ nhiều (cùng tùy đm, có nhiều loại: Đm cơ, đm chun) phù hợp với việc co bóp, đẩy máu đi đến các cơ quan, máu đi liên tục, tốc độ nhanh. 
Tĩnh mạch thành mỏng hơn, cũng có nhiều loại tĩnh mạch, đàn hồi, co dãn; ngoài ra ở 1 số tĩnh mạch còn có van như các t/m ở chi dưới, phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tổ chức về tim. Tĩnh mạch không co bóp như động mạch, máu đi liên tục nhưng tốc độ chậm. 
Mao mạch thì thành rất mỏng, nhỏ,tiết diện bé có khi chỉ gồm 1 lớp tế bào, cũng có nhiều loại mao mạch. Với loại mao mạch làm nhiệm vụ dinh dưỡng cho cơ quan thì thành còn có các lỗ, cửa sổ mao mạch để phù hợp trao đổi chất dinh dưỡng, có cơ thắt tiền mao mạch để máu lưu thông chậm, ngắt quãng phù hợp với chức năng trao đổi chất dinh dưỡng. Có loại mao mạch để nối thông giữa các đ/m, đ/m vs tĩnh mạch thì thành kín, không có lỗ, không có cơ thắt tiền mao mạch, máu lưu thông liên tục. 

18 tháng 12 2016

 

Động mạch:

- Thành có 3 lớp cơ với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch.

- Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn

Tĩnh mạch

- Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch

- Lòng mạch rộng hơn động mạch

- Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

- Nhỏ và phân nhánh nhiều

- Thành mỏng chỉ gồm một lớp biểu bì

- Lòng hẹp

Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện sự trao đổi chất với tế bào.

8 tháng 12 2016

sự khác biệt giữa các loại mạch máu:
- Động mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch
+ Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch
\(\rightarrow\) Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
- Tĩnh mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
+ Lòng rộng hơn của động mạch
+ Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực \(\rightarrow\) Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
- Mao mạch:
+ Nhỏ và phân nhánh nhiều.
+ Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.
+ Lòng hẹp
\(\rightarrow\) Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào

29 tháng 10 2019

dàigianroi

- Cấu tạo:

+ Động mạch: Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. Lòng rộng hơn của động mạch

- Chức năng:

+ Động mạch: Đẩy máu từ tim với các cơ quan,vận tốc và áp lực lớn

+ Tĩnh mạch: Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim,vận tốc và áp lực nhỏ

8 tháng 4 2021

 -Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan

-Lượng máu bơm mỗi chu kì tim sẽ giảm vì một phần quay ngược trở lại tâm nhĩ

-Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi, về sau bị suy tim nên huyết áp giảm

-Hở van tim gây suy tim do phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

 

9 tháng 4 2021

 -Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan

-Lượng máu bơm mỗi chu kì tim sẽ giảm vì một phần quay ngược trở lại tâm nhĩ

-Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi, về sau bị suy tim nên huyết áp giảm

-Hở van tim gây suy tim do phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

 

7 tháng 12 2021

-Vận tốc máu trong:
+Động mạch: Máu chảy với vận tốc lớn (nhanh).
+Tĩnh mạch: Máu chảy với vận tốc nhỏ (chậm).
+Mao mạch: Máu chảy với vận tốc nhỏ nhất (chậm nhất so với động mạch và tĩnh mạch).

7 tháng 12 2021

-Vận tốc máu trong:
+Động mạch: Máu chảy với vận tốc lớn (nhanh).
+Tĩnh mạch: Máu chảy với vận tốc nhỏ (chậm).
+Mao mạch: Máu chảy với vận tốc nhỏ nhất (chậm nhất so với động mạch và tĩnh mạch).

-Ý nghĩa:
+Động mạch: Máu đi nhanh để đi nuôi các tế bào.
+Tĩnh mạch: Máu đi chậm để trả máu lại tim, tránh bị nhồi máu.
+Mao mạch: Máu đi chậm nhất để thực hiện trao đổi chất và khí.

-Huyết áp tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẩn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra, ở phần tĩnh mạch mà máu phải vận chuyển ngược chiều trọng lực về tim còn được sự hỗ trợ đặc biệt của các van giúp máu không bị chảy ngược

6 tháng 1 2022

B

13 tháng 11 2021

Tim phải là nơi nhận máu nghèo oxy từ các cơ quan trong cơ thể đổ về theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới vào tâm nhĩ phải. Máu được vận chuyển xuống tâm thất phải và được bơm lên phổi. Tại các mao mạch phổi, oxy được trao đổi và thải carbon dioxide. Sau đó, máu theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.