Kể lại cuộc gặp gỡ của bé hồng và mẹ trong văn bản trong lòng mẹ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
Tình cảm gia đình là mảng đề tài quan trọng của văn học mọi thời đại. Có nhiều tác phẩm sâu sắc ngợi ca tình bà cháu, tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Con cò” của Chế Lan Viên, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm hay truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng… . Góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm đề tài này, nhà văn Nguyên Hồng gây ấn tượng với hồi ký “Những ngày thơ ấu”. Với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, Nguyên Hồng đã miêu tả và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc.
II. Thân bài
1. Khái quát:
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm. Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 là cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng; phần 2 là cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ. Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, biểu lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.
2. Nội dung chính:
a. Trước hết, tình thương mẹ của Hồng bộc lộ trong ý nghĩ và tình cảm trong lần nói chuyện với người cô.
Hồng mồ côi cha sớm, mẹ có mang nên phải trốn đi nơi khác để sinh con. Hồng sống trong tình cảm ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Gần đến ngày giỗ bố, cô của Hồng gọi cậu đến chuyện trò. Câu chuyện xoay quanh mẹ Hồng.
– Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không?
Nghe bà cô “cười hỏi”, thoạt đầu Hồng tủi thân. Vì chợt nghĩ đến hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo mà cuộc đời lại đầy bất hạnh, Hồng càng thấm thía sự thiếu vắng tình thương ấp ủ của mẹ, nên cậu muốn trả lời “Có”. Nhưng cậu nhận ra “ý nghĩa cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt khi “cười rất kịch” đầy giả dối của người cô: “… Mẹ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu… Tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ…” , Hồng “lẳng lặng cúi đầu không đáp”. Cậu nhận biết, cô chỉ cố tình gieo rắc vào đầu óc cậu những mối hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Vì thế, sau đó, “Hồng nở nụ cười chua xót”.
Cậu nghĩ đến tình cảnh mẹ mình, lấy phải chồng nghiện ngập, chồng chết để lại sự cùng quẫn nợ nần, nên phải rời bỏ con đi tha phương cầu thực, gần một năm nay không một lá thư, một lời hỏi thăm, một đồng quà gửi về, Hồng bỗng dưng thương xót mẹ vô cùng. Cậu nghĩ “Đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến”. Nghĩ vậy, Hồng từ chối ngay lời khuyên của cô: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về”.
Thấy lời của mình không hiệu quả, người cô lại giở đòn khác. Người cô đưa tin mẹ Hồng có con khi chưa hết tang chồng, nghèo túng khốn khổ nơi xứ lạ, thấy người quen phải tránh mặt… Lần này, tình thương mẹ của Hồng càng mãnh liệt hơn. Sự xúc động bật thành tiếng khóc “nước mắt Hồng chảy dài rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”, “Sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh…”.
Chính tình cảm thương xót mẹ đã biến thành lòng căm giận, thù ghét những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. Ta thật xúc động trước những suy nghĩ táo bạo, sâu sắc của Hồng: “Nếu các cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ; tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đã đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương.
b. Chính tình mẫu tử nồng đượm, sâu sắc đó đã giúp Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những cổ tục, định kiến tàn ác cần lên án. Tình thương yêu ấy càng bộc lộ sinh động hơn nữa trong lần Hồng gặp mẹ.
Một buổi chiều tan học, bé Hồng thoáng thấy bóng một người phụ nữ ngồi trên xe kéo giống mẹ, liền chạy đuổi theo, gọi ríu rít: “Mợ ơi ! Mợ ơi !”. Tiếng gọi này bật lên từ lòng khao khát được gặp mẹ, bật lên từ trái tim yêu thương mà bấy nay đã bị dồn nén. Khi đuổi kịp xe, Hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,… ríu cả chân lại”. Khi bàn tay mẹ xoa đầu, Hồng đã oà lên khóc và cứ thế nức nở. Đó là tiếng khóc hạnh phúc của đứa con gặp mẹ sau bao ngày xa cách. “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Hồng mê mải ngắm nhìn gương mặt mẹ, thấy không giống chút nào với lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và ướt, da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc”. Hồng lại nghĩ suy tới niềm hạnh phúc của mình: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Trong khoảnh khắc thần tiên ấy, Hồng không nghĩ gì, nhớ gì khác, kể cả những âu yếm mẹ con hay lời cay độc của bà cô hôm nào cũng chìm mất dạng. Nỗi xúc động của Hồng được nhà văn miêu tả thật sinh động, sâu sắc đến từng dòng chữ.
3. Tổng kết nghệ thuật:
Với phong cách viết văn thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là cậu bé chịu số phận cay đắng, đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.
III. Kết bài
Tóm lại, đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đọc và cảm nhận những tình cảm thiêng liêng trong đoạn trích ta càng yêu hơn, trân trọng hơn những phút giây ấm áp khi chúng ta có mẹ trên đời.
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .....
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy .. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào ..... Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến..... Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường...
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố,có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.....
Không hay lắm mong bạn thông cảm
Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…
Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.
Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng ***** lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho ***** của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
- Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn ***** rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược ***** lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi ***** để bầu bạn hằng đêm. Có ***** đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.
Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!
Hồng đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy nó mà vì nó mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu chồng cũ, tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Ngoài đó nghe đâu họ nói vs thằng bé tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Nói "nghe đâu" vì nó thấy người ta bắn tin rằng tôi và em nó tôi xoay ra sống bằng cách đó. Một hôm, cô tôi gọi nó đến bên, cười hỏi:
-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, nó toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô nó kia, nó cúi đầu không đáp. Vì thằng bé biết rõ, nhắc đến mẹ , cô nó chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc mình những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ , một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ của thằng bé lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.... Mặc dầu non một năm ròng tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Nó cũng đã cười đáp lại cô :
-Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô nó hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
-Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô chằm chặp đưa nhìn nó. Nó lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng thằng nhỏ càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Cô nó liền vỗ vai nó cười mà nói rằng:
-Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt thằng bé đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng "em bé" mà cô nó ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can nó như ý bà cô nó muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ chưa đoạn tang thầy nó mà đã chửa đẻ với người khác mà thằng nhỏ có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì nó thương tôi và căm tức sao tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em nó, để sinh nở một cách giấu giếm . Thằng bé cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô nó:
-Sao cô biết mợ con có con? Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che...
Cô nó chưa dứt câu, cổ họng nó đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, nó quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi. Cô nó bỗng đổi giọng, lại vỗ vai nó, nhìn vào mặt nó, nghiêm nghị:
-Vậy mày hỏi cô Thông-tên người đàn bà họ nội xa kia-chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy nó, bà cô chập chừng nói tiếp:
-Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
Nhưng đến ngày giỗ thầy nó, nó không viết thư gọi tôi cũng về. Tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho thằng bé và cái Quế. Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, nó chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ mình.Nó liền đuổi theo, gọi bối rối:
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn của nó, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm thằng bé thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Xe chạy chậm chậm...Tôi cầm nón vẫy thằng nhỏ, vài giây sau, nó đuổi kịp. Nó thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, nó ríu cả chân lại. Tôi vừa kéo tay con, xoa đầu con hỏi, thì nó òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tôi cũng sụt sùi theo:
-Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ thằng nhỏ mới kịp nhận ra mẹ nó không còm cõi xơ xác quá như cô nó nhắc lại lời người họ nội của kia. Gương mặt tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Thằng bé ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi tôi, đầu ngả vào cánh tay tôi, nó thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Nó cảm giác hơi quần áo tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, nó không còn nhớ tôi đã hỏi tôi và nó đã trả lời tôi những câu gì. Trong những phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô nó lại nhắc lại:
-Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của nó, câu nói ấy bị chìm ngay đi,thằng bé không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Tham khảo:
Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào . Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến. Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi ... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường.
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.
Tình mẫu tử trong mỗi chúng ta thật thiêng liêng và sâu nặng. Dù trải qua bao bão giông, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên trong trái tim mỗi người con. Cuộc gặp gỡ của cậu bé Hồng và mẹ khiến tôi thật xúc động và nhớ mãi không quên
Tôi và Hồng là bạn thân nên Hồng thường tâm sự với tôi mọi chuyện trong gia đình cậu. Thầy mất, mẹ cậu phải bỏ quê đi tha hương cầu thực. Hồng ở lại sống với gia đình người cô nhưng bà thường xuyên gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ mình. Dù vậy cậu vẫn luôn dành tình yêu thương và kính mến mẹ. Tôi thấy thương cho hoàn cảnh của Hồng mà chỉ biết lặng im, lắng nghe những tâm sự của cậu. Sắp đến ngày giỗ đầu của thầy cậu, cậu luôn mong ngóng mẹ về.
Chiều hôm đó, tiếng trống trường vang lên, chúng tôi thu gọn sách vở và cùng nhau ra về. Ra đến cổng trường, tôi thấy Hồng bất chợt nhìn theo chiếc xe kéo đang chở một người phụ nữ. Hồng đuổi theo và gọi:
- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!.....
Tôi thấy vẻ mặt bối rối của Hồng, chắc cậu sợ gọi lầm người khác. Nếu vậy, lũ bạn cùng lớp chúng tôi sẽ coi đó là một trò cười tức bụng, chúng sẽ khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Cái lầm đó sẽ khiến Hồng thẹn và tủi cực nữa. Nỗi mong ngóng ngày mẹ trở về của cậu khiến tôi thương cậu vô cùng.
Rồi chiếc xe chạy chầm chậm… Người phụ nữ vẫy chiếc nón, đúng là mẹ của Hồng rồi. Hồng đuổi kịp chiếc xe, cậu thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Hồng trèo lên xe, đôi chân của cậu ríu cả lại, có lẽ vì đã quá mệt. Mẹ Hồng kéo lấy tay cậu và xoa đầu. Hồng cứ thế òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tôi không kìm được giọt nước mắt lăn rơi trên má mình, mừng cho cậu vì đã được ở trong vòng tay mẹ. Mẹ Hồng cũng sụt sùi khóc theo và nói:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi đây mà
Mẹ Hồng lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho cậu và xốc nách cậu lên xe. Hồng ngắm nhìn mẹ thật kĩ, mẹ cậu không còm cõi xơ xác mà gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, không giống như những gì như bà cô cậu đã kể. Tôi thấy Hồng ngồi trên đệm xe, đùi cậu áp vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ. Cậu cảm giác sự ấm áp đã bao lâu mất đi nay bỗng mơn man khắp da thịt mình. Lâu lắm rồi tôi mới thấy được Hồng vui sướng, hạnh phúc như thế.
Chiếc xe kéo chậm rãi, tôi đi bên cạnh để ngắm nhìn phút giây mong mỏi bấy lâu của cậu. Hồng lăn vào lòng mẹ, bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho cậu. Suốt quãng đường từ ngã tư trường học về đến nhà cậu, tôi thấy mẹ cậu hỏi han nhưng có lẽ cậu chẳng để tâm những câu hỏi đó. Ở bên mẹ là những khoảnh khắc bình yên nhất, Hồng chẳng còn bận tâm những lời nói cay nghiệt hàng ngày của bà cô về mẹ cậu.
Câu chuyện của Hồng khiến tôi cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của mỗi người con khi được nằm yên trong vòng tay của mẹ. Hồng đã sống trong bao nỗi tủi hổ, bao mong đợi ngày được gặp lại mẹ. Tôi thấy vui cùng với niềm vui của Hồng và cảm thông sâu sắc vỡi những đau khổ, bất hạnh cậu phải trải qua.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Hồng và mẹ đã để lại trong tôi bao suy ngẫm về tình mẫu tử cao đẹp. Những tổn thương bấy lâu trong tâm hồn cậu bé được xoa dịu bởi tình mẹ ấm áp và chở che. Dù trải qua hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn nhưng không gì có thể ngăn cách được tình yêu của những đứa con dành cho mẹ. Tình yêu ấy thật bất tử và vô cùng thiêng liêng.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .....
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy .. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào ..... Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến..... Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường...
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.....