K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2016

“Người mẹ điên”, một câu chuyện đời thực ướt đẫm nước mắt, tôi đã đọc, đọc thật chậm…thật chậm, từng diễn biến của câu chuyện đã đánh thẳng vào tâm trí và tình cảm của tôi, những giọt nước mắt lăn dài trên má…cứ tuôn … cứ tuôn … tôi chẳng hay rằng mình đã khóc …

Câu chuyện gợi ra khung cảnh về một vùng quê nghèo khó, một vùng quê có những hủ tục, có những người mẹ chồng gia trưởng, có những con người cứ tưởng rằng trái tim họ hóa đá nhưng vẫn đầy cảm xúc tình người. Cuộc đời mẹ điên chẳng ngày nào được sung sướng, tôi muốn trách tất cả những người trong câu chuyện, trách cái làng quê nghèo đã hắt hủi người mẹ điên, trách bài nội Thụ đã có những toan tính và đối xử thiếu tình người với mẹ, trách cha Thụ nhu nhược, và trách Thụ vì đã xem mẹ mình chỉ là một con điên vô dụng, cư xử với mẹ như một kẻ thù … Thế rồi khi nhìn lại, tôi mới hiểu ra và không muốn trách ai nữa…Vì đâu mà bà nội Thụ phải làm thế? Tất cả chỉ vì cái nghèo, cái hủ tục của vùng quê Trung Quốc, nó luôn đi liền với khó lấy vợ cho con, bà nội đã làm thế bởi bà thương con trai bà, bởi bà lo sợ rằng mẹ điên không biết nuôi con, sẽ lên cơn và vứt bỏ Thụ bất cứ lúc nào, vì dù sao mẹ cũng chỉ là một người đàn bà điên mà thôi …Ngay cả Thụ, Thụ cũng thế, tôi không trách Thụ nữa, vì tôi đã hiểu được những thái độ và hành động đó, nó xuất phát từ sự thất vọng ghê gớm về người mẹ mà Thụ chưa bao giờ nghĩ rằng đó là một người điên, nếu là bạn, bạn cũng sẽ thôi. Bất cứ ai trong mỗi chúng ta, khi còn bé nếu có một người mẹ điên vừa bẩn thỉu, vừa vô dụng giống như Thụ, chắc hẳn bạn cũng sẽ đối xử với mẹ mình như Thụ mà thôi … có mấy ai hiểu được cái tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất của người mẹ điên dành cho con mình đâu ? Và tôi… tôi cũng thế …

Cứ ngỡ rằng Thụ sẽ chẳng bao giờ nhận mẹ, đến tiếng gọi “mẹ” Thụ cũng chẳng bao giờ cất lên dù chỉ là trong tâm trí, sự khinh bỉ mẹ mình khi không biết phân biệt đâu là cỏ, đâu là lúa luôn luôn hiện diện trong suy nghĩ lỗi lầm của Thụ. Thụ đã sai khi thốt lên một câu nói bất hiểu với mẹ mình: “cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!” đau lòng thay khi Thụ chẳng nhận ra rằng mình cũng không biết đâu là tình mẫu tử và đâu là sự khinh bỉ người điên – chi tiết này mang ý nghĩa nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Nhưng càng về cuối câu chuyện, Thụ đã thay đổi ý nghĩ, đến cách cư xử với mẹ Thụ cũng thay đổi hẳn, tiếng gọi “mẹ” cũng đã cất lên trong tâm trí và cả lời nói, Thụ cảm nhận được một tình yêu mãnh liệt của người mẹ điên dành cho con trai mình, mẹ luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho con, chẳng màng gian nan cực khổ, bất chấp nguy hiểm hay phải hi sinh cả mạng sống của mình cho con, mẹ cũng làm! – mặc dù những hành động đó, có thể chỉ xuất phát trong vô thức. Một câu nói làm tôi nhớ mãi: “Và thật kì lạ, hể bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác.” Thế đấy, tình yêu của mẹ luôn tỉnh táo, một người mẹ điên có thể đi bộ hàng chục cây số, xuyên nắng, xuyên tuyết, xuyên cái rét thấu đến tận xương để mang thức ăn cho con mình suốt 3 năm trời ròng rã …

 

Nhưng cuối cùng thì sao … một kết cục đau đớn đến với mẹ …Mẹ sống mà không một ngày được hưởng sung sướng, chịu đựng mọi sự khổ cực vì con, đến chết cũng vì con. Tim tôi như thắt lại khi đọc từng dòng chữ diễn tả cái chết của mẹ: “Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương ***** xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề” – Ông trời ơi sao lại nhẫn tâm đến thế, có quá bất công không, khi một người mẹ suốt đời chỉ biết sống vì con mình lại phải nhận một cái chết thảm thương như thế ! Cái chết tức tưỡi của mẹ, cũng là cái cảm giác mà tôi như “chết lặng” đi …

Tình mẫu tử – một tình cảm thân thuộc nhất của mỗi chúng ta, nhưng có mấy ai nhận ra điều đó, thứ tình cảm thiêng liêng nhất luôn được đề cao hơn bao giờ hết. Danh dự và sự nghèo khó có thể ngăn cản, nhưng chẳng thể nào ngăn cản mãi được, bởi dây yêu thương giữa mẹ và con là không thể nào đứt. Một điều đơn giản thế mà giờ đây cũng có những người không nhận ra, thật đáng xấu hổ cho những kẻ chà đạp lên một tình yêu thiêng liêng nhất đời người.

 

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.”


 

20 tháng 12 2016

“Người mẹ điên”, một câu chuyện đời thực ướt đẫm nước mắt, tôi đã đọc, đọc thật chậm…thật chậm, từng diễn biến của câu chuyện đã đánh thẳng vào tâm trí và tình cảm của tôi, những giọt nước mắt lăn dài trên má…cứ tuôn … cứ tuôn … tôi chẳng hay rằng mình đã khóc …

Câu chuyện gợi ra khung cảnh về một vùng quê nghèo khó, một vùng quê có những hủ tục, có những người mẹ chồng gia trưởng, có những con người cứ tưởng rằng trái tim họ hóa đá nhưng vẫn đầy cảm xúc tình người. Cuộc đời mẹ điên chẳng ngày nào được sung sướng, tôi muốn trách tất cả những người trong câu chuyện, trách cái làng quê nghèo đã hắt hủi người mẹ điên, trách bài nội Thụ đã có những toan tính và đối xử thiếu tình người với mẹ, trách cha Thụ nhu nhược, và trách Thụ vì đã xem mẹ mình chỉ là một con điên vô dụng, cư xử với mẹ như một kẻ thù … Thế rồi khi nhìn lại, tôi mới hiểu ra và không muốn trách ai nữa…Vì đâu mà bà nội Thụ phải làm thế? Tất cả chỉ vì cái nghèo, cái hủ tục của vùng quê Trung Quốc, nó luôn đi liền với khó lấy vợ cho con, bà nội đã làm thế bởi bà thương con trai bà, bởi bà lo sợ rằng mẹ điên không biết nuôi con, sẽ lên cơn và vứt bỏ Thụ bất cứ lúc nào, vì dù sao mẹ cũng chỉ là một người đàn bà điên mà thôi …Ngay cả Thụ, Thụ cũng thế, tôi không trách Thụ nữa, vì tôi đã hiểu được những thái độ và hành động đó, nó xuất phát từ sự thất vọng ghê gớm về người mẹ mà Thụ chưa bao giờ nghĩ rằng đó là một người điên, nếu là bạn, bạn cũng sẽ thôi. Bất cứ ai trong mỗi chúng ta, khi còn bé nếu có một người mẹ điên vừa bẩn thỉu, vừa vô dụng giống như Thụ, chắc hẳn bạn cũng sẽ đối xử với mẹ mình như Thụ mà thôi … có mấy ai hiểu được cái tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất của người mẹ điên dành cho con mình đâu ? Và tôi… tôi cũng thế …

Cứ ngỡ rằng Thụ sẽ chẳng bao giờ nhận mẹ, đến tiếng gọi “mẹ” Thụ cũng chẳng bao giờ cất lên dù chỉ là trong tâm trí, sự khinh bỉ mẹ mình khi không biết phân biệt đâu là cỏ, đâu là lúa luôn luôn hiện diện trong suy nghĩ lỗi lầm của Thụ. Thụ đã sai khi thốt lên một câu nói bất hiểu với mẹ mình: “cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!” đau lòng thay khi Thụ chẳng nhận ra rằng mình cũng không biết đâu là tình mẫu tử và đâu là sự khinh bỉ người điên – chi tiết này mang ý nghĩa nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Nhưng càng về cuối câu chuyện, Thụ đã thay đổi ý nghĩ, đến cách cư xử với mẹ Thụ cũng thay đổi hẳn, tiếng gọi “mẹ” cũng đã cất lên trong tâm trí và cả lời nói, Thụ cảm nhận được một tình yêu mãnh liệt của người mẹ điên dành cho con trai mình, mẹ luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho con, chẳng màng gian nan cực khổ, bất chấp nguy hiểm hay phải hi sinh cả mạng sống của mình cho con, mẹ cũng làm! – mặc dù những hành động đó, có thể chỉ xuất phát trong vô thức. Một câu nói làm tôi nhớ mãi: “Và thật kì lạ, hể bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác.” Thế đấy, tình yêu của mẹ luôn tỉnh táo, một người mẹ điên có thể đi bộ hàng chục cây số, xuyên nắng, xuyên tuyết, xuyên cái rét thấu đến tận xương để mang thức ăn cho con mình suốt 3 năm trời ròng rã …

 

Nhưng cuối cùng thì sao … một kết cục đau đớn đến với mẹ …Mẹ sống mà không một ngày được hưởng sung sướng, chịu đựng mọi sự khổ cực vì con, đến chết cũng vì con. Tim tôi như thắt lại khi đọc từng dòng chữ diễn tả cái chết của mẹ: “Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương ***** xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề” – Ông trời ơi sao lại nhẫn tâm đến thế, có quá bất công không, khi một người mẹ suốt đời chỉ biết sống vì con mình lại phải nhận một cái chết thảm thương như thế ! Cái chết tức tưỡi của mẹ, cũng là cái cảm giác mà tôi như “chết lặng” đi …

Tình mẫu tử – một tình cảm thân thuộc nhất của mỗi chúng ta, nhưng có mấy ai nhận ra điều đó, thứ tình cảm thiêng liêng nhất luôn được đề cao hơn bao giờ hết. Danh dự và sự nghèo khó có thể ngăn cản, nhưng chẳng thể nào ngăn cản mãi được, bởi dây yêu thương giữa mẹ và con là không thể nào đứt. Một điều đơn giản thế mà giờ đây cũng có những người không nhận ra, thật đáng xấu hổ cho những kẻ chà đạp lên một tình yêu thiêng liêng nhất đời người.



 

20 tháng 12 2016

“Người mẹ điên”, một câu chuyện đời thực ướt đẫm nước mắt, tôi đã đọc, đọc thật chậm…thật chậm, từng diễn biến của câu chuyện đã đánh thẳng vào tâm trí và tình cảm của tôi, những giọt nước mắt lăn dài trên má…cứ tuôn … cứ tuôn … tôi chẳng hay rằng mình đã khóc

  

Câu chuyện gợi ra khung cảnh về một vùng quê nghèo khó, một vùng quê có những hủ tục, có những người mẹ chồng gia trưởng, có những con người cứ tưởng rằng trái tim họ hóa đá nhưng vẫn đầy cảm xúc tình người. Cuộc đời mẹ điên chẳng ngày nào được sung sướng, tôi muốn trách tất cả những người trong câu chuyện, trách cái làng quê nghèo đã hắt hủi người mẹ điên, trách bài nội Thụ đã có những toan tính và đối xử thiếu tình người với mẹ, trách cha Thụ nhu nhược, và trách Thụ vì đã xem mẹ mình chỉ là một con điên vô dụng, cư xử với mẹ như một kẻ thù … Thế rồi khi nhìn lại, tôi mới hiểu ra và không muốn trách ai nữa…Vì đâu mà bà nội Thụ phải làm thế? Tất cả chỉ vì cái nghèo, cái hủ tục của vùng quê Trung Quốc, nó luôn đi liền với khó lấy vợ cho con, bà nội đã làm thế bởi bà thương con trai bà, bởi bà lo sợ rằng mẹ điên không biết nuôi con, sẽ lên cơn và vứt bỏ Thụ bất cứ lúc nào, vì dù sao mẹ cũng chỉ là một người đàn bà điên mà thôi …Ngay cả Thụ, Thụ cũng thế, tôi không trách Thụ nữa, vì tôi đã hiểu được những thái độ và hành động đó, nó xuất phát từ sự thất vọng ghê gớm về người mẹ mà Thụ chưa bao giờ nghĩ rằng đó là một người điên, nếu là bạn, bạn cũng sẽ thôi. Bất cứ ai trong mỗi chúng ta, khi còn bé nếu có một người mẹ điên vừa bẩn thỉu, vừa vô dụng giống như Thụ, chắc hẳn bạn cũng sẽ đối xử với mẹ mình như Thụ mà thôi … có mấy ai hiểu được cái tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất của người mẹ điên dành cho con mình đâu ? Và tôi… tôi cũng thế …

Cứ ngỡ rằng Thụ sẽ chẳng bao giờ nhận mẹ, đến tiếng gọi “mẹ” Thụ cũng chẳng bao giờ cất lên dù chỉ là trong tâm trí, sự khinh bỉ mẹ mình khi không biết phân biệt đâu là cỏ, đâu là lúa luôn luôn hiện diện trong suy nghĩ lỗi lầm của Thụ. Thụ đã sai khi thốt lên một câu nói bất hiểu với mẹ mình: “cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!” đau lòng thay khi Thụ chẳng nhận ra rằng mình cũng không biết đâu là tình mẫu tử và đâu là sự khinh bỉ người điên – chi tiết này mang ý nghĩa nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Nhưng càng về cuối câu chuyện, Thụ đã thay đổi ý nghĩ, đến cách cư xử với mẹ Thụ cũng thay đổi hẳn, tiếng gọi “mẹ” cũng đã cất lên trong tâm trí và cả lời nói, Thụ cảm nhận được một tình yêu mãnh liệt của người mẹ điên dành cho con trai mình, mẹ luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho con, chẳng màng gian nan cực khổ, bất chấp nguy hiểm hay phải hi sinh cả mạng sống của mình cho con, mẹ cũng làm! – mặc dù những hành động đó, có thể chỉ xuất phát trong vô thức. Một câu nói làm tôi nhớ mãi: “Và thật kì lạ, hể bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác.” Thế đấy, tình yêu của mẹ luôn tỉnh táo, một người mẹ điên có thể đi bộ hàng chục cây số, xuyên nắng, xuyên tuyết, xuyên cái rét thấu đến tận xương để mang thức ăn cho con mình suốt 3 năm trời ròng rã …

 

Nhưng cuối cùng thì sao … một kết cục đau đớn đến với mẹ …Mẹ sống mà không một ngày được hưởng sung sướng, chịu đựng mọi sự khổ cực vì con, đến chết cũng vì con. Tim tôi như thắt lại khi đọc từng dòng chữ diễn tả cái chết của mẹ: “Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương ***** xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề” – Ông trời ơi sao lại nhẫn tâm đến thế, có quá bất công không, khi một người mẹ suốt đời chỉ biết sống vì con mình lại phải nhận một cái chết thảm thương như thế ! Cái chết tức tưỡi của mẹ, cũng là cái cảm giác mà tôi như “chết lặng” đi …

Tình mẫu tử – một tình cảm thân thuộc nhất của mỗi chúng ta, nhưng có mấy ai nhận ra điều đó, thứ tình cảm thiêng liêng nhất luôn được đề cao hơn bao giờ hết. Danh dự và sự nghèo khó có thể ngăn cản, nhưng chẳng thể nào ngăn cản mãi được, bởi dây yêu thương giữa mẹ và con là không thể nào đứt. Một điều đơn giản thế mà giờ đây cũng có những người không nhận ra, thật đáng xấu hổ cho những kẻ chà đạp lên một tình yêu thiêng liêng nhất đời người.

 

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.”

 


 

21 tháng 12 2016

Câu chuyện gợi ra khung cảnh về một vùng quê nghèo khó, một vùng quê có những hủ tục, có những người mẹ chồng gia trưởng, có những con người cứ tưởng rằng trái tim họ hóa đá nhưng vẫn đầy cảm xúc tình người. Cuộc đời mẹ điên chẳng ngày nào được sung sướng, tôi muốn trách tất cả những người trong câu chuyện, trách cái làng quê nghèo đã hắt hủi người mẹ điên, trách bài nội Thụ đã có những toan tính và đối xử thiếu tình người với mẹ, trách cha Thụ nhu nhược, và trách Thụ vì đã xem mẹ mình chỉ là một con điên vô dụng, cư xử với mẹ như một kẻ thù … Thế rồi khi nhìn lại, tôi mới hiểu ra và không muốn trách ai nữa…Vì đâu mà bà nội Thụ phải làm thế? Tất cả chỉ vì cái nghèo, cái hủ tục của vùng quê Trung Quốc, nó luôn đi liền với khó lấy vợ cho con, bà nội đã làm thế bởi bà thương con trai bà, bởi bà lo sợ rằng mẹ điên không biết nuôi con, sẽ lên cơn và vứt bỏ Thụ bất cứ lúc nào, vì dù sao mẹ cũng chỉ là một người đàn bà điên mà thôi …Ngay cả Thụ, Thụ cũng thế, tôi không trách Thụ nữa, vì tôi đã hiểu được những thái độ và hành động đó, nó xuất phát từ sự thất vọng ghê gớm về người mẹ mà Thụ chưa bao giờ nghĩ rằng đó là một người điên, nếu là bạn, bạn cũng sẽ thôi. Bất cứ ai trong mỗi chúng ta, khi còn bé nếu có một người mẹ điên vừa bẩn thỉu, vừa vô dụng giống như Thụ, chắc hẳn bạn cũng sẽ đối xử với mẹ mình như Thụ mà thôi … có mấy ai hiểu được cái tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất của người mẹ điên dành cho con mình đâu ? Và tôi… tôi cũng thế …

Cứ ngỡ rằng Thụ sẽ chẳng bao giờ nhận mẹ, đến tiếng gọi “mẹ” Thụ cũng chẳng bao giờ cất lên dù chỉ là trong tâm trí, sự khinh bỉ mẹ mình khi không biết phân biệt đâu là cỏ, đâu là lúa luôn luôn hiện diện trong suy nghĩ lỗi lầm của Thụ. Thụ đã sai khi thốt lên một câu nói bất hiểu với mẹ mình: “cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!” đau lòng thay khi Thụ chẳng nhận ra rằng mình cũng không biết đâu là tình mẫu tử và đâu là sự khinh bỉ người điên – chi tiết này mang ý nghĩa nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Nhưng càng về cuối câu chuyện, Thụ đã thay đổi ý nghĩ, đến cách cư xử với mẹ Thụ cũng thay đổi hẳn, tiếng gọi “mẹ” cũng đã cất lên trong tâm trí và cả lời nói, Thụ cảm nhận được một tình yêu mãnh liệt của người mẹ điên dành cho con trai mình, mẹ luôn sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho con, chẳng màng gian nan cực khổ, bất chấp nguy hiểm hay phải hi sinh cả mạng sống của mình cho con, mẹ cũng làm! – mặc dù những hành động đó, có thể chỉ xuất phát trong vô thức. Một câu nói làm tôi nhớ mãi: “Và thật kì lạ, hể bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác.” Thế đấy, tình yêu của mẹ luôn tỉnh táo, một người mẹ điên có thể đi bộ hàng chục cây số, xuyên nắng, xuyên tuyết, xuyên cái rét thấu đến tận xương để mang thức ăn cho con mình suốt 3 năm trời ròng rã …

 

Nhưng cuối cùng thì sao … một kết cục đau đớn đến với mẹ …Mẹ sống mà không một ngày được hưởng sung sướng, chịu đựng mọi sự khổ cực vì con, đến chết cũng vì con. Tim tôi như thắt lại khi đọc từng dòng chữ diễn tả cái chết của mẹ: “Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương ***** xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề” – Ông trời ơi sao lại nhẫn tâm đến thế, có quá bất công không, khi một người mẹ suốt đời chỉ biết sống vì con mình lại phải nhận một cái chết thảm thương như thế ! Cái chết tức tưỡi của mẹ, cũng là cái cảm giác mà tôi như “chết lặng” đi …

Tình mẫu tử – một tình cảm thân thuộc nhất của mỗi chúng ta, nhưng có mấy ai nhận ra điều đó, thứ tình cảm thiêng liêng nhất luôn được đề cao hơn bao giờ hết. Danh dự và sự nghèo khó có thể ngăn cản, nhưng chẳng thể nào ngăn cản mãi được, bởi dây yêu thương giữa mẹ và con là không thể nào đứt. Một điều đơn giản thế mà giờ đây cũng có những người không nhận ra, thật đáng xấu hổ cho những kẻ chà đạp lên một tình yêu thiêng liêng nhất đời người.

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.”

Tham khảo nha ,chúc bn hok tốt !

 

24 tháng 9 2023

đưa đề bài

 

5 tháng 9 2018

ĐỌC TRUYỆN NGẮN ĐÓ CHO TA THẤY BÉ HỒNG YÊU THƯƠNG MẸ VÌ ;DÙ BỊ CÔ NÓI XẤU MẸ ĐẾN ĐÂU BÉ HỒNG VẪN KHÔNG CHỊU NGHE CÔ VÀ RẤT TỨC GIẬN KHI CÔ NÓI XẤU MẸ MÌNH DẾN NỖI BÉ HỒNG ĐÃ NGHIẾN RĂNG VÀ NGHĨ " NẾU NHỮNG THỨ HẮT HỦI MẸ LÀ ĐẦU NGỌN GỖ HAY MẪU THỦY TINH CẬU CŨNG QUYẾT VỒ NGAY LẤY NÓ MÀ CẮN MÀ NGHIẾN CHO NÁT VỤN MỚI THÔI"

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 9 2018

Chú bé Hồng có tình cảm yêu thương mẹ thắm thiết:

- Trước hết, chú không vì những lời lẽ xúc xiểm thậm chí lăng mạ về mẹ của bà cô làm cho ghét mẹ. (phân tích cuộc đối thoại giữa chú bé Hồng và bà cô).

- Chú ước những cổ tục lạc hậu là những vật như mảnh thủy tinh hay đầu mẩu gỗ thì chú nguyện cắn, nhai cho kì nát vụn mới thôi. => Chú hiểu lí do mẹ phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và hoàn toàn cảm thông cho mẹ chú bé.

- Chú vẫn hoàn toàn đặt niềm tin ở mẹ và tin có ngày mẹ sẽ trở về với chú bé: chú chạy theo bóng người ngồi trên xe, và nếu đó không phải mẹ thì có lẽ chú bé sẽ bị đám bạn cười chê. Nhưng đó đúng là mẹ chú bé. Mẹ trở về thăm 2 anh em chú. Chú bé Hồng vì thế mà được xoa dịu. Biết bao tủi cực mà bà cô reo rắc, biết bao căm tức, nhớ nhung đều được đền đáp. Chú bé nằm trong vòng tay mẹ và quên đi những tủi hờn kia...

=> Chú bé Hồng là đứa trẻ hiểu chuyện, mạnh mẽ và có tình thương mẹ thắm thiết.

21 tháng 9 2017

Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhánh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng dược".

Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “ dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang sắp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này". Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.


31 tháng 10 2023

Chị ơi bài thơ nào

 

31 tháng 10 2023

ủa thơ ở đâu vậy bạn mk ko thấy đc ( = w = )

 

22 tháng 10 2017

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Tâm trạng bé Hồng

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

15 tháng 6 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB gián tiếp: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long và nhân vật anh thanh niên. 

Nguyễn Thành Long là cây bút tiêu biểu chuyên viết truyện và kí. Ông là nhà văn có lối viết nhẹ nhàng, lời văn gần gũi. Trong tác phẩm ''Lặng lẽ Sapa'', ông đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên - chàng trai dành nhiều thời gian để cống hiến cho công việc một cách thầm lặng. Không chỉ là người luôn dành thời gian cho công việc, nhân vật anh thanh niên là một người luôn thể hiện sự hiếu khách khi đón chào ông họa sĩ và cô kĩ sư một cách nồng hậu và luôn quan tâm đến họ...

_mingnguyet.hoc24_ 

20 tháng 9 2016

*Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:

Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

*Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

*Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

20 tháng 9 2016

chị có thể cho em xin mở bài với kết bài đc ko ạ?

 

11 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Cảm nhận của em về người mẹ: Dưới ngòi bút nghệ thuật, nhà văn Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho văn bản "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ. Hình ảnh người mẹ hiện lên dịu dàng và tràn đầy tình yêu thương, chính cái tình cảm sâu sắc dành cho người con đã khắc họa lên bóng dáng của một người mẹ hiền từ bao dung biết mấy. Vì vậy, những kỷ niệm ngày đầu tiên tới lớp cùng mẹ vẫn luôn in đậm trong tâm trí của tác giả, tưởng như chỉ mới hôm qua

 

11 tháng 11 2021

Mình cảm ơn bạn nhưng bài trích từ văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan chứ không phải của Thanh Tịnh. Mình cảm ơn bạn rất nhiều🥰🥰