TÌM GIÚP MÌNH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA TỈNH LONG AN.
GIÚP EM NHA!!!!!!!!!!!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phản ảnh cái nhìn toàn cảnh về đời sống vật chất và tinh thần, những ước mơ, khát vọng của đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk.
Kể theo thứ tự: viêc nào sảy ra trước thì kể trước, viêc nafo xảy ra sau thì kể sau. Còn gọi là kể theo thứ tự thời gian. VD: Truyện thạch Sanh
Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh thuộc thể loại truyền thuyết.
Ở Sơn Tây
Văn bản Sơn Tinh , Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
Ở Sơn Tây
Hồ Xuân Hương - "Bà chúa Thơ Nôm" của làng văn học Việt Nam thời kì Trung đại. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong hôn nhân đã hình thành ở bà một lối viết văn độc đáo, chủ yếu viết về thân phận người phụ nữ và những khát khao thầm kín tận đáy lòng người con gái hừng hức sắc xuân. "Bánh trôi nước", một trong những thi phẩm làm nên tên tuổi của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, bài thơ mang giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc lại được lồng ghép khéo léo những yếu tố dân gian vừa gần gũi, vừa mới lạ đã khắc họa thành công nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa trên cả phương diện hình thể và tâm hồn.
Chất liệu dân gian là những giá trị, những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở định nghĩa đó, đặt vào trong bài thơ "Bánh Trôi nước", ta có thể thấy chất liệu văn hóa dân gian nằm ở hình ảnh bánh trôi nước, ẩn dụ cho người con gái Việt Nam xưa và những cách biến tấu ca dao, thành ngữ điêu luyện phù hợp với vần điệu của tác phẩm. Với hồn thơ phong phú và bút lực tài hoa, Hồ Xuân Hương đã đưa văn hóa cổ truyền dân gian vào trong hồn thơ của mình.
Chất liệu dân gian được thể hiện qua hình ảnh bánh trôi nước, biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp và vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đồng thời cũng là số phận lênh đênh, tủi cực "phận đàn bà" trong xã hội xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Sự tương đồng giữa hình ảnh chiếc bánh trôi nước và người phụ nữ đem lại những câu thơ thú vị. "Vừa trắng lại vừa tròn", vẻ ngoài trắng ngần, đầy đặn, tâm hồn trong sáng, chân thật. Đẹp là thế, thanh thuần là thế nhưng số phận lại "bảy nổi ba chìm", bấp bênh, trôi dạt, long đong lận đận. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình. Nếu may mắn được gả vào gia đình tốt thì cuộc sống sẽ được yên ổn, bằng không thì chỉ có tương lai mịt mờ, thân phận bị rẻ rúng, chà đạp. "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn", lời thơ cất lên đầy chua chát, đắng cay. Thân là "phái yếu", xinh đẹp, mĩ miều là vậy nhưng lại không được nâng niu, trân trọng, số phận như một ván bài may rủi. Những lề thói, quan niệm phong kiến cổ hủ, lạc hậu ấy có dã man, tàn bạo, nhưng cũng không thể nào làm mất đi bản chất thiện lương, tấm lòng son sắt, chung thủy của người phụ nữ. "Tấm lòng son" ẩn bên trong lớp vỏ trắng ngần, vẻ đẹp cả tâm hồn, cả thể chất, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. "Tấm lòng son" luôn hiếu thảo với cha mẹ, tấm lòng son dành cho đức lang quân, tấm lòng son cho con cái, hi sinh trọn một kiếp người. Biện pháp nhân hóa qua hình tượng bánh trôi nước vừa khắc họa được chân dung người phụ nữ dưới góc nhìn mới mẻ, vừa khéo léo lên án xã hội phong kiến ác độc, tàn bạo đã chôn vùi biết bao số phận người con gái mỏng manh, yếu đuối. Nghệ thuật ẩn dụ nhuần nhị mà tài hoa, khơi gợi trong lòng người đọc sự mến mộ, đồng thời là tình thương, sự đồng cảm với một kiếp "hồng nhan bạc mệnh".
Chất liệu dân gian thể hiện ở những câu ca dao, thành ngữ và motif điển hình của thơ ca dân gian truyền miệng. Mở đầu tác phẩm, nữ thi sĩ lựa chọn cách giới thiệu hết sức quen thuộc trong những bài ca dao: "thân em". Trong kho tàng văn học Việt Nam, cụm từ "thân em" được mở đầu cho rất nhiều những bài ca dao, thành ngữ tục ngữ như: "Thân em như dải lụa đào/ Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai", "Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân". Điểm chung của các câu vè này thường nói về số phận bấp bênh, long đong vô định của người phụ nữ. Với "Bánh trôi nước", nói về thân phận người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo khi lựa chọn cách mở đầu mang đậm âm hưởng dân gian này. Motif quen thuộc đã được tác giả lồng ghép vào bài thơ, tạo nên nét đẹp vừa mới mẻ, vừa truyền thống. Không chỉ có vậy, thành ngữ "ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" cũng được thu gọn và sử dụng một cách tinh tế, sắc bén. Câu thành ngữ cốt để nói lên sự vất vả, phiêu bạt của cuộc đời người con gái. Đặt trong hoàn cảnh thực tế của Hồ Xuân Hương, hai đời chồng đều là vợ lẽ, ắt hẳn đắng cay cuộc đời đều đã nếm trải. Có lẽ vì vậy, hơn ai hết, bà hiểu được tầm quan trọng của sự may mắn trong cuộc đời phụ nữ. "Bảy nổi ba chìm với nước non", số phận không nằm trong tay mình, không do mình định đoạt, một cuộc đời sóng gió, không nơi nương tựa. Cả hai yếu tố dân gian này đều tô đậm nỗi vất vả, đáng thương của cuộc đời người con gái, không có tiếng nói, không có quyền quyết định cuộc đời mình. Có lẽ vì quá buồn tủi, quá đau khổ cho số phận của mình, những người phụ nữ chỉ biết than thân trách phận qua những câu hò, câu hát để tự an ủi bản thân. Yếu tố dân gian đã hoàn thành trọn vẹn vai trò trong việc khắc họa chân dung kiếp đời khổ đau, nhịn nhục, nơi con người không được sống cho chính bản thân, nơi hủ tục và quan niệm trọng nam khinh nữ đã giết chết biết bao người con gái tài sắc vẹn toàn.
Cái hồn, cái thần của Hồ Xuân Hương được bộc lộ qua từng câu chữ. Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, chất liệu dân gian được thể hiện qua hình tượng bánh trôi nước và cách sử dụng ca dao, thành ngữ tục ngữ cùng motif "thân em" điển hình đã tạo nên tính độc đáo cho bài thơ. Một lần nữa, Hồ Xuân Hương đã làm tốt vai trò đề cao, thể hiện lòng yêu kính, trân trọng phụ nữ, đồng thời lên án xã hội bất công, lạc hậu đương thời. HÌnh tượng người phụ nữ tần tảo, khổ đau nhưng luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sạch đã trở nên bất tử trong làng văn hóa Việt Nam.
Tham khảo nha em:
Mở bài:
+ Giới thiệu bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương - một bài thơ độc đáo, đã sử dụng thành công một sô chất liệu dân gian.
+ Khái quát những chất liệu dân gian mà bài thơ sử dụng: ca dao, thành ngữ.
Thân bài:
+ Khái quát nội dung bài thơ:
Mượn hình ảnh viên bánh trôi nước để nói về số phận và phẩm chất người phụ nữ trong xã hội cũ: dù cuộc đời trắc trở, nhiều sóng gió nhưng vẫn giữ trọn tấm lòng son sắt, thủy chung với tình đời, tình người.
Những chất liệu văn học dân gian mà bài thơ sử dụng và tác dụng của chúng.
+ Cụm từ “Thân em...” mượn từ chùm ca dao than thân của ca dao “Thân em như tấm lụa đào...”, “Thân em như miếng cau khô...”, “Thân em như trái bần trôi...”,...
-> Gợi nổi hờn tủi sâu xa trong thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” -> Sô phận lênh đênh, nhiều sóng gió, nỗi vất vả truân chuyên của người phụ nữ.
+ Thành ngữ “Đỏ như son” -> Tấm lòng son sắt, thủy chung không thay đổi với tình đời, tình người; tâm hồn, tấm tình đẹp đẽ, cao quý không thay đổi.
+ Điều đặc biệt là những chất liệu dân gian ấy đã được thay đổi về hình thức để kết hợp sáng tạo với ý thơ của bài thơ -> tài năng của nhà thơ.
Kết bài:
+ Những chất liệu dân gian kể trên đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+ Khẳng định giá trị tác phẩm.
Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người , là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Mỗi tác giả thể hiện đạo lí nhân nghĩa tình yêu người với người bằng những tác phẩm chân thật nhất về cuộc sống của nhân dân ta dưới chế độ phong kiến, tác giả đã vẽ lên được cả bầu trời u tối trong cuộc đời của mỗi nhân vật và lòng cảm thương, đau xót và phẫn nộ của tác giả dưới mỗi cuộc đời bất hạnh thể hiện rất rõ qua mỗi dòng thơ dòng chữ. Như bài ' Tức nước vỡ bờ' và ' Lão Hạc ' đây là hai tác phẩm thệ hiện rất rõ đạo lí làm người và tình nghĩa gia đình. Đối với Lão Hạc có lẽ làm tròn đạo lí của một con người là cái quan trọng nhất vì từ lúc sống đến lúc chết ông vẫn giữ được lòng tự trọng mặc dù cái nghèo khổ đàn áp ông tới lúc ông chết ông vẫn không bao giờ làm trái với tâm mình. Còn chị Dậu trong tác phẩm ' Tức nước vỡ bờ' đã cho ta thấy tình yêu thương chồng con của chị nhờ tình yêu cao cả ấy chị đã dũng cảm đứng lên tên cai lệ và người nhà lí trưởng để chống lại chế độ phong kiến khắt khe thời ấy. Qua hai tác phẩm đã cho ta thấy đạo lí , tình nghĩa của con người Việt Nam thật cao cả và quý báu, đây là đức tính mà ta cần học tập và noi theo
Nhiều người đọc
BÀI MỚI ĐĂNG
DÊ BỊ “OAN”
Dê là một trong những loài được con người thuần dưỡng sớm nhất, tính tình hiền lành, cung cấp thịt, sữa có dinh dưỡng cao, da, lông, sức kéo… phục vụ cho đời sống con người. Theo y học cổ truyền, thịt dê, huyết dương, ngọc dương, cật dê, dạ dày dê, gan dê… đều có tác dụng dược liệu. Trong tín ngưỡng, dê cùng với lợn và bò làmột trong ba thứ lễ vật đặc biệt (tam sinh) dùng để cầu cúng, tế dâng thần thánh. Trong ẩm thực, thịt dê rất được ưa chuộng với rất nhiều món mang đặc trưng văn hóa vùng miền. Gần đây, món tái dê tương gừng (hoặc tương Bần) ở Ninh Bình được mọi miền biết đến, không biết ngon đến thế nào và có tác dụng gì mà cánh “mày râu” rủ rỉ với nhau rằng:
“Tái dê chấm với tương gừng
Ăn vào khí thế phừng phừng như dê
Đêm về vợ cứ tỉ tê
Ngày mai anh nhớ tái dê, tương gừng”.
(Thơ vui dân gian)
Nói một cách bao quát hơn, do là một trong lục súc (dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu), dê có ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao trong đời sống văn hóa người Việt. Hình tượng dê có mặt hầu như ở tất cả các góc độ văn hóa, từ trong ngôn ngữ như văn thơ, ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao… đến trong kiến trúc, tạo hình, trang trí… với tác động đa chiều, tích cực, sinh động, dân dã mà thâm thúy. Nhưng trớ trêu thay, nó lại chịu rất nhiều “hàm oan” khi bị đem ra để ám chỉ cho những gì không mấy hay ho, tốt đẹp.
Trong sự kết hợp thiên can với địa chi, biểu tượng Mùi mang nhiều ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc; năm Mùi, tháng Mùi, giờ Mùi đều rất tốt đẹp trong quan niệm tín ngưỡng, vậy mà hễ sinh vào năm dê lại bị mang hình ảnh một cụ dê không mấy hấp dẫn:
“Tuổi Mùi là con dê chà
Có sừng, có gạc, râu ra um sùm”.
(Vè 12 con giáp)
Không biết có phải do Tấn Vũ Đế (265 - 290 sau CN) - ông vua trong lịch sử Trung Hoa có đến mười ngàn cung tần mỹ nữ không biết phải sủng ái ai cho công bằng nên mỗi đêm phải dùng xe dê đi khắp hậu cung, hễ dê dừng ở cung nào thì vua qua đêm với phi tần ở cung đó mà “máu dê” được gán cho những ai có tính trăng hoa. Khổ cho bộ râu dài, hơi cong cũng bị xem là râu của loại người này và được gọi là “râu dê”. Tệ hơn, ám chỉ kẻ dâm đãng thì là “dê cụ”. Để rồi thói sàm sỡ một cách bừa bãi thường bị chỉ trích:
“Dê xồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, ***** dê xồm”.
(Vè)
Thậm chí bị nguyền rủa khá nặng nề:
“Phụng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi”.
(Ca dao)
Hay bị khinh khi đến mức tội nghiệp bởi kiểu dê trơ trẽn:
“Còn người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu”
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
Đến nỗi trò chơi dân gian “bịt mắt bắt dê” trong dịp tết, lễ hội của bọn con trẻ hồn nhiên vui nhộn như thế cũng bị nghi ngờ:
“Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề… với nhau”.
(Vè)
Đó là chưa kể rất nhiều câu ngạn ngữ mà dê được đem ra làm đối tượng ám chỉ đầy ngụ ý như “cà kê dê ngỗng” để chỉ việc tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn, không thiết thực; hoặc “bán bò tậu ruộng mua dê về cày” để mỉa mai kiểu ứng xử, làm ăn không giống ai; hay hình tượng “hai con dê qua cầu” trong dân gian để chỉ kết quả chẳng mấy tốt đẹp với những kẻ chẳng ai chịu ai… Dù “chăn dê uống tuyết” để ngầm chỉ một nghị lực cao, sẵn sàng chịu đựng đói khổ, thiếu thốn, tủi nhục để giữ vững lòng trung quân ái quốc gắn với tích “Tô Vũ chăn dê” bên Trung Hoa nhưng thật “nghiệt ngã”, trong thơ c