K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2017

Nếu bạn nào có ý trả lời trùng với các bạn trả lời trước đó thì các em không trả lời nhé.

Cô bổ sung cho câu trả lời của các em, vì các em mới nhìn thấy được sự khác nhau về mặt bề nổi của Điền trang và Thái ấp thôi.

Thái ấp là ruộng đất do vua cấp cho một số quý tộc, quan lại, nông dân trong Thái ấp phải nộp tô và làm lao dịch cho người được phong cấp. Phần lớn đất được phong cấp vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến.

Thái ấp là nơi xây dựng phủ đệ, là cơ sở chính trị , mang tính chất quân sự => Thái ấp thường ở địa điểm trọng yếu, mang tính chất phòng thủ.

Điền trang: là tổ chức kinh tế nông nghiệp với quy mô lớn, có nhiều ruộng đất, vườn tược, nhà vửa, tài sản của quý tộc. Điền trang được hình thành chủ yếu do công cuộc khai hoang của quý tộc, quan lại nhà Trần. Đất đai khai hoang được biến thành điền trang tư của chủ.

Điền trang là kết quả của quá trình khai hoang, và mang tính chất kinh tế nhiều hơn => Điền trang thường ở địa điểm ven sông, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp,...

Chúc các em học tốt!

6 tháng 1 2017

Cô mong là sẽ có nhiều bạn gửi câu hỏi hay, mang tính chất tư duy nhiều hơn đến Hoc24 để tránh tình trạng các bạn copy bài trên mạng và paste một cách dễ dàng.

Cảm ơn các em.

9 tháng 4 2019

Lời giải:

Sự khác nhau giữa điền trang và thái ấp là nguồn gốc và chủ sở hữu. Cụ thể: 

Điền trang là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu của vương hầu, quý tộc do khai hoang mà có => ruộng đất tư

- Thái ấp là bộ phận ruộng đất của nhà nước phong cho các vương hầu quý tộc làm bổng lộc => ruộng đất công

Đáp án cần chọn là: A

6 tháng 11 2018

Đáp án A

10 tháng 2 2019

Đáp án A

Câu 47. Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là gì?A. Phong vương hầu, ban lộc điền     B. Phương vương hầu, ban thực ấp thực phongC. Phong vương hầu, ban thái ấp   D. Phong vương hầu, ban điền trang.Câu 48. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên làA. Hình thư                                              B. Quốc triều hình luậtC. Luật Hồng...
Đọc tiếp

Câu 47. Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là gì?

A. Phong vương hầu, ban lộc điền     B. Phương vương hầu, ban thực ấp thực phong

C. Phong vương hầu, ban thái ấp   D. Phong vương hầu, ban điền trang.

Câu 48. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là

A. Hình thư                                              B. Quốc triều hình luật

C. Luật Hồng Đức                                    D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 49. Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. Cấm quân và bộ binh.                          B. Bộ binh và thủy binh.

C. Cấm quân và quân ở các lộ.             D. Quân trung ương và quân địa phương.

Câu 50. Biểu hiện nào dưới đây không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỉ XII?

A. Quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa

B. Thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra

C. Phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi

D. Vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi

Câu 51. Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?

A. Thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu

B. Thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đình

C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng

D. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi

1
13 tháng 12 2021

D

B

C

D

D

 

 

 

a) Điền vào chỗ trống:– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví...
Đọc tiếp

a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.

b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.

1
31 tháng 5 2019

a. Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

    + chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

    + mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:

    + dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

    + liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b. Tìm từ theo yêu cầu:

- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

    + Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

    + Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

    + Trái nghĩa với chân thật là giả dối.

    + Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.

    + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

- Câu với mỗi từ: lên, nên.

    + Trời nhẹ dần lên cao.

    + Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng

- Câu để phân biệt các từ: vội, dội

    + Lời kết luận đó hơi vội.

    + Tiếng nổ dội vào vách đá.

3 tháng 6 2016

Trong vốn từ tiếng Việt, chiếm đại bộ phận là những từ song tiết – tức những từ  gồm hai âm tiết hay hai tiếng – chúng được cấu tạo bằng hai phương thức chủ yếu: phương thức tạo ra từ ghép và phương thức láy tạo ra từ láy.

Như các em đã biết, trong từ ghép song tiết mỗi tiếng đều có nghĩa riêng, chúng phối hợp nghĩa với nhau và nhìn chung, giữa hai tiếng không có hiện tượng lặp âm hoàn toàn hay lặp âm bộ phận theo quy tắc hòa phối ngữ âm để tạo sắc thái nghĩa, như ở từ láy, ví dụ:

- Mặt trời, tên lửa, đường sắt, xe đạp, áo dài… là những từ ghép chính - phụ, gồm hai thành tố (từ tố), một từ tố giữ vai trò trò chính (thường đứng trước), đứng sau là từ tố phụ bổ sung ý nghĩa cho từ tố chính.

- Quần áo, sách vở, xinh đẹp, tổ quốc, giang san, học tập... là những từ ghép đẳng lập (hay từ ghép song song), hai từ tố trong mỗi từ cùng có vai trò ngang nhau,chúng phối hợp với nhau để tạo ra nghĩa tổng hợp, khái quát.

Muốn nhận diện một từ ghép song tiết và một từ láy đôi, các em cần chú ý phân biệt:

+ Trong từ ghép song tiết cả hai tiếng đều có nghĩa (gọi là tiếng gốc, tiếng cơ sở), tiếng kia là láy lại để tạo sắc thái nghĩa (Ví dụ: dễ dãi, đẹp đẽ, lạnh lùng, lưa thưa, nhúc nhích... (tiếng gốc in đậm).

+ Từ ghép được cấu tạo theo phương thức phối hợp nghĩa, khác từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm.

Nói chung từ ghép chính phụ không bị nhập nhằng, lẫn lộn với từ láy, còn từ ghép đẳng lập rất dễ bị nhận nhầm là từ láy khi chúng có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy. Để nhận thức rõ hơn, chúng ta cùng xem xét ba trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Một từ ghép song song, trong nội bộ từ, mỗi tiếng có nghĩa riêng, nhưng do chúng ngẫu nhiên mang dạng láy (như lặp phụ âm đầu hoặc lặp khuôn vần) nên nhiều học sinh lầm tưởng đó là một từ láy. Ví dụ, những từ dưới đây đều là từ ghép song song (đẳng lập), nghĩa của từng từ tố còn khá rõ: buôn bán, che chắn, chèo chống, dọn dẹp, đánh đấm, đầy đủ, đi đứng, mặt mũi, mặt mày, mềm mỏng, mệt mỏi, môi má, mồm mép, nghe ngóng, nhỏ nhẹ, non nước, rã rời, rụng rời, rổ rá, rơm rạ, sâu sắc, tóc tai, tên tuổi, than thở, tóm tắt, tôm tép, trai trẻ, tươi tốt, tướng tá...

Trường hợp 2: Một số từ ghép Hán - Việt có vỏ ngữ âm tình cờ giống từ láy Việt như: bài bản, ban bố, bảo bối, căn cơ, hào hùng, châm chước... (lặp phụ âm đầu) vàbình minh, linh tính, cần mẫn, hoàn toàn, lãng đãng, tham lam... (lặp khuôn vần). Do không hiểu nghĩa của từng tiếng (từ tố) nên nhiều em nghĩ những từ kể trên là từ láy đôi tiếng Việt. Muốn không bị nhầm lẫn, các em nên chịu khó tra cứu, tìm hiểu nghĩa từng yếu tố gốc Hán trong các từ ghép Hán - Việt. Chẳng hạn, nếu các em hiểu ban là ban hành (thể rút gọn), bố là công bố, căn là gốc rễ, cơ là nền móng, cần là siêng năng, mẫn là mau lẹ, hoan là vui, hỉ là mừng... thì các em dễ dàng khẳng định ban bố, căn cơ, cần mẫn, hoan hỉ là những từ ghép Hán - Việt chứ không ngộ nhận là từ láy Việt.

Trường hợp 3: Lớp từ thứ ba là lớp từ song tiết, từ xa xưa vốn là những từ ghép vì trong mỗi từ cả hai tiếng đều có nghĩa. Nhưng cho đến nay ta chỉ xác định được ngữ nghĩa của tiếng gốc, tiếng còn lại đã bị mờ nghĩa, thậm chí bị mất hẳn nghĩa. Do vậy, giới nghiên cứu đã xếp lớp từ này vào loại từ láy đôi (Ví dụ: ăn năn, bưng bít, buồn bực, chung chạ...).

Thế nhưng thời gian gần đây các nhà ngôn ngữ lần theo dấu vết, khảo sát các phương ngữ và tra cứu các từ điển, sách cổ, đã phát hiện và khôi phục được nội dung nghĩa của khoảng một trăm yếu tố trước đây bị coi là "mất nghĩa" trong các từ song tiết tiếng Việt. Sau đây là một số ví dụ về những yếu tố đã được khôi phục nghĩa:

* Ăn năn: năn là loại cỏ đắng. Ngày xưa người phạm tội bị buộc phải ăn cỏ năn để cải hối (cách nói ẩn dụ chỉ sự sám hối).

* Bưng bít: bưng là che đậy, bịt kín, ngăn chặn với bên ngoài.

* Buồn bực: bực là tang, áo bực là áo tang. Nghĩa chung: buồn khổ như có tang.

* Chung chạ: chạ là lộn bậy, quấy phá. Chung chạ là chung đụng tạp, nghĩa xấu.

* Hỏi han: han cũng là hỏi (Trước xe lơi lả han chào. Kiều).

* Non nớt: nớt là đẻ thiếu tháng. Nghĩa chung: quá bấy, yếu ớt, nói khái quát.

* Mới mẻ: mẻ cũng là mới (Gốc Pakô, Catu).

* Rực rỡ: rỡ là có hoa sặc sỡ. Rắn rỡ: rắn hoa.

* Sân sướng: sướng là sân đất dưới gầm nhà sàn.

* Trồng trọt: trọt là trồng tỉa (hạt). Trồng trọt: Gieo trống, nói khái quát.

* Vai vế: vế là bắp đùi, phương ngữ Nam. Vai vế: thứ bậc trên dưới trong gia đình, họ hàng ...

Trước kết quả phục hồi ngữ nghĩa của những từ tố trước đây bị coi là "mờ nghĩa, mất nghĩa" (trong lớp từ láy đôi đang xét), giới nghiên cứu hiện đưa ra ba hướng giải quyết khác nhau:

1. Chuyển số từ láy đôi đã khôi phục đầy đủ ý nghia của hai từ tố sang lớp từ ghép đẳng lập (có hình thức láy).

2. Coi những từ láy đôi đã xác định được ý nghĩa của cả hai từ tố là những đơn vị trung gian, nằm giữa từ ghép đẳng lập và từ láy.

3. Cho rằng, việc lật xới dấu vết cũ, tìm hiểu những yếu tố cổ, yếu tố vay mượn trong tiếng Việt sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn những nét đặc sắc và độc đáo của tiếng nói dân tộc. Nhưng, trong thực trạng nghiên cứu từ láy đã tương đối ổn định, không nên và không cần thay đổi cách nhìn về số từ láy đang xét, để tránh những xáo trộn. Nói cách khác, không cần chuyển số từ láy đôi (đã tìm lại được nghĩa những từ tố trước bị coi là tiếng láy) sang từ ghép đẳng lập.