Có ý kiến cho rằng thanh thiếu niên ngày nay khong quan tam đến mục đích học tập mà chỉ quan tam đến nhu cầu trước mắt,thực dụng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý kiến của Bác Hồ: Việc học điều hay, điều tốt rất khó, nó là quá trình lâu dài, hình thành thói quen, vả lại con người thường có tâm lí cái khó mình bỏ qua thì như thế rất dễ bỏ cuộc. Còn cái hư, cái xấu thì nhanh học vì đơn giản nó dễ, nó không ràng buộc, khiến người ta cảm thấy chinh phục không khó khăn. Điều này như leo núi, leo lên bậc cao thì khó nhưng trượt xuống vực sâu lại dễ, làm gì cũng cẩn thận, quyết tâm, cân nhắc và có chiến lược, ý chí.
Ý kiến của Nguyễn Trãi: Sự cố gắng khi đạt đến mức độ ổn định, thì chắc chắn sẽ có được thành quả ý nghĩa. Để thành thợ tốt, thầy giỏi thì phải học quá trình dài, rèn luyện, tu dưỡng, mài dũa. Còn để có cơm ngon, áo đẹp, nhà mát tức là học phải cố gắng làm việc, nỗ lực để vượt qua khó khăn, hay làm lụng. Vì thế chúng ta làm gì cũng phải cố gắng, dù làm công việc gì cũng phải có ý chí quyết tâm và vượt khó.
Giới thiệu
Lập thân như thế nào là vấn đề được quan tâm hàng đầu của thanh niên
Mỗi cá nhân đều có định hướng, lựa chọn riêng. Có ý kiến cho rằng đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay. Tuy nhiên ý kiến này chưa hẳn đã đúng
Đưa ra một vài quan niệm:
- Vào đại học là con đường lập thân tốt nhất nhưng không là duy nhất:
+ Không phải mọi thanh niên đều có khả năng được đại học
+ Ngoài con đường đó, thanh niên có thể: học nghề, làm kinh tế gia đình…
+ Có nhiều thanh niên dù đã học xong đại học nhưng không có đủ khả năng lập thân
+ Thực tế cũng minh chứng nhiều người không trải qua trường đại học nhưng có thể kiếm sống, lập nghiệp tốt
Kết luận: Tùy vào điều kiện, tư tưởng của mỗi người khi lựa chọn cho mình con đường hợp lý. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất thanh niên sống phải có mục tiêu, nghị lực, vươn lên trong cuộc sống
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Dàn ý
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?
Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.
b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?
- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh
- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?
Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.
d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?
Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…
3. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Bài làm tham khảo
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.
Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.
Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Suy nghĩ của em:
- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:
+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.
+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.
+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.
+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.
tham khảo :
theo em, em ko đồng tình với bạn vì nếu quan tâm đến thầy cô , bạn bè thì sẽ đc thầy cô bạn bè quý mến , giúp đỡ mk lúc khó khăn
không vì làm vậy mình sẽ không có những ý kiến hay từ bạn bè và thầy cô,làm vậy còn khiến tâm hồn của mình trở xa lánh ngoài xã hội
Tham khảo!
Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,.... Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Tóm lại, mỗi người cần xác định cho mình những mục tiêu học tập phù hợp để có phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Ý kiến này có phần đúng. Đa số thiếu niên ngày nay quên đi học tập- tương lai của mình sau này để chạy theo nhu cầu vật chất, vì lợi ích cá nhân tạm thời mà bõ lỡ tất cả. Nhiều người đã hút bồ đề, ma túy, ma túy đá,.... hay thậm chí là buôn bán ma túy,... Mặt khác, vì gia đình quá nghèo nên nhiêu bạn đã bỏ học đi làm nhưng cũng không nghĩ đến tương lai sau này,... Và cũng có những bạn vì cần ít tiền mà đã đi bán dâm hay là làm trai bao, quan hệ ít tuổi, thật là một điều đáng xấu hổ. Bên cạnh đó là vì chán ghét gia đình mà nhiều người học sinh đã có hành vị "lòng lang dạ thú" giết chết người thân của mình một cách máu lạnh. Và sau này ra đời thì sao? Tương lai của họ sẽ ra sao? Chẳng ai biết được định mệnh của họ trọi dạt như thế nào giữa chốn người đông đúc. Vậy, hãy học từ hôm nay, quên đi những thói hư tật xấu, làm lại từ đầu, biết đâu bạn vẫn còn một con đường để thành công.