K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2016

- Học ăn học nói, học gói học mở.

Kiến thức của con người như hạt cát nhỏ bé trong sa mạc hay như những giọt nước trong biển dài vô tận , và học sinh cũng vậy , phải luôn học sâu sa hơn nữa để sau này trở thành người tài giỏi sau này có ích cho đất nước và xã hội .Để những hạt cát hay những giọt nước ấy ngày càng nhiều thêm.
15 tháng 12 2016

Ari onee~

24 tháng 12 2016

Mục đích học tập của học sinh là:

Học tập đẻ trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Học tập để trở thành những người công dân tốt, những người lao động chân chính có khả năng để tự lập nghiệp, góp phần bảo vệ quê hương , đất nước, bảo vệ xã hội chủ nghĩa.

 

14 tháng 3 2020
  • Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng
  • Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè. Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy. Đây là một quan niệm sai trái bởi câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.

sự yêu thương con người đc bộc lộ qua sự đồng cảm , sẻ chia , cảm thông cho nhau ,...........,biết hy sinh quyền lợi của mình cho người khác 

câu tục ngữ ta có là "thương người như thể thương thân".Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khi ta thương yêu bản thân ta bao hiêu thì hãy thấu hiểu, cảm thông cho người khác bấy nhiêu 

chúc bn học tốt !!!yeu

19 tháng 12 2020

cảm ơn nhưng vẫn còn tìm câu ca dao tục ngữ nữa

 

 

28 tháng 9 2021

MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HS LÀ ĐỂ GÓP PHẦN CHO ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP HƠN. LÀ MỘT HỌC SINH EM CẦN CHĂM CHỈ HỌC TẬP VÀ CỐ GẮNG KHÔNG NẢN CHỈ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CỦA MÌNH

ĐÂY BẠN NHÉ K ĐÚNG CHO MÌNH NHÉ

2 tháng 4 2021

1.

Con trâu là đầu cơ nghiệp


Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp

2.

Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn


Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
.


Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.

4.

Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc


Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.

5.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

 

Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

6.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt


Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )

4 tháng 1 2017

tác hại => sạt lỡ , sói mòn , thiếu cây xanh,........

mục đích học tập của hs là :

+ trước mắt : học giỏi cố gắng học tập để trở thành người lao động toàn diện ( đạo đức , trí tuệ , sức khẻo) trở thành con ngoan trò giỏi .

+ tương lai : trở thành người công dân tốt người lao động tốt , người hữu ích cho gia đình và xã hộiok

8 tháng 3 2020

Bài tập 1:

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi  Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bài tập 2:

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

 



 

4 tháng 6 2019

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức đươc việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận ngườ dân Việ Nam chưa có ý thức giữ gìn moi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng co người luôn giữ trong mình ý nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác. Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay.Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dâ mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngà càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyệ đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đẹp mà chúng ta cần noi theo.

4 tháng 6 2019

Trả lời

Để bảo vệ môi trường,em ko vứt rác bừa bãi.

Chúc bạn học tốt !