Con cái có vai trò như thế nào trong việc xây dựng gia đình văn hóa?
Giúp mình với (ಥ_ಥ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk
Câu 1
- Trong cuộc sống con người cần phải có lòng khoan dung vì :
+ Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
+ Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- để rèn luyện lòng khoan dung , học sinh như em cần phải :
+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người
+ Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.
+ Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
Câu 2
-Con cái có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Con cái cần chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà cha mẹ, tránh xa các tệ nạn xã hội và trở thành người có ích cho xã hội.
-em đã làm:
+ Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.
+ Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
+ Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.
+ Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tham khảo
Câu 1:
Lòng khoan dung giúp con người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Lòng khoan dung giúp mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp cuộc sống càng có ý nghĩa hơn. Khoan dung chính là thước đo phẩm chất của mỗi người. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi ngời trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Để rèn luyện lòng khoan dung của học sinh chúng ta cần:
-Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng ng khác.
-Cư xử chân thành, rộng lượng.
-Biết thông cảm và tha thứ, tự kiềm chế bản thân.
-Học theo nhg tấm gương về lòng khoan dung.
-Lên án, phê phán hành vi thiếu khoan dung trong xã hội.
Câu 2:
Một gia đình được đánh giá là văn hóa khi mỗi thành viên trong gia đình đều có quan hệ ứng xử tốt với cộng đồng cũng như trong nội bộ gia đình phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội ( nếp sống quan hệ lành mạnh, hòa đồng, thương yêu lẫn nhau, không dính đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường không làm ảnh hưởng người khác, ... ). Như vậy, Con cái cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Con cái cần chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà cha mẹ, tránh xa các tệ nạn xã hội và trở thành người có ích cho xã hội.
Bản thân em luôn tuân thủ nội quy của trường lớp, của khu xóm, không vi phạm pháp luật, tích cực học tập và rèn luyện đạo đức, vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô, tránh xa các tệ nạn xã hội
Là gia đình hòa thuận,hạnh phúc,tiến bộ,thực hiên kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Gia đình văn hóa:gia đình có 2 con điều ngoan ngoãn,chăm học,chăm làm;gia đình thương yêu và đùm bọc lẫm nhau;gia đình có con cái tham gia bàn bạc các công việc trong gia đình...
Gia đình thiếu văn hóa:gia đình có cha mẹ bất hòa;gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu(nghiện hút,làm ăn bất chính...);gia đình có con cái hư hỏng(đua xe,nghiện hút,ăn chơi quậy phá)
Con cái có vai trò:chăm chỉ học tập,vâng lời ông bà cha mẹ,tránh xa các tệ nạn xã hội và trở thành người có ích cho xã hội.
tk:
c13:
Biểu hiện của lòng khoan dung: Lòng khoan dung là một đức tính cao quý của con người, lòng khoan dung được thể hiện rất rõ qua sự thấu hiểu, sự đồng cảm của một người đối với một hoặc nhiều người. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng tha thứ cho người khác khi người đó biết hối lỗi. ý nghĩa của khoan dung. Là một đức tính quí báu của con người.
c14:Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
c15:Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Để xây dựng gia đình văn hóa, thì mỗi người trong gia đình cần thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm, sống giản dị, không sa vào tệ nạn xã hội. --------
c18:Biểu hiện của tính tự tin: Chủ động trong mọi công việc Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động
Câu 13. Biểu hiện của khoan dung là gì?
→ Khoan dung là lòng vị tha,biết thông cảm và biết tha lỗi cho người khác khi họ đã biết lỗi.
Câu 14. Ý nghĩa của khoan dung đối với cuộc sống?
→ Khoan dung trong cuộc sống giúp chúng ta được mọi người yêu mến và được mọi người tin cậy.
Câu 15. Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa?
→ Ý nghĩa : giúp gia đình chúng ta phấn đấu,noi theo để trở thành một cộng đồng văn hóa.
Câu 16. Bản thân có vai trò gì trong việc xây dựng gia đình văn hóa?
→ Bản thân em có vai trò như : giúp mọi người nhận thực được đâu là đúng và đâu là sai,....
Câu 17.
Câu 17. Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của gia đình cần được giữ gìn và phát huy?
→ Một số truyền thống tốt đẹp của gia đình,dòng họ :
+ Truyền thống hiếu học.
+ Truyền thống ca hát.
+ Truyền thống dệt vải.
....
Có phải truyền thống nào cũng cần phát huy không?
→ Có một số truyền thống không cần phát huy truyền thống gia đình,dòng họ. Ví dụ như :
+ Truyền thống cá độ.
+ Truyền thống bài bạc.
+ Truyền thống hút chích.
....
Câu 18. Biểu hiện của tự tin là gì?
→ Biểu hiện của tự tin:
+ Chủ động và tự giác trong học tập.
+ Chủ động làm việc nhà.
....
Câu 19.Cách rèn luyện sự tự tin của bản thân ?
+ Lắng nghe ý kiến của nhiều người.
+ Thái độ thẳng thắn.
....
Câu 20. Chúng ta cần thể hiện sự tự tin trước mọi người như thế nào?
→ Chúng ta cần dũng cảm đối diện với sự thật.
+ Dám nghĩ dám làm.
....
Tham khảo:
Gia đình văn hóa là chỉ tiêu mà chính phủ Việt Nam trong đặt ra cho nhiều gia đình, với mục đích tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích, động viên các gia đình thực hiện, đạt các tiêu chuẩn này.
Câu 1 :
* Yêu thương con người là biết quan tâm , giúp đỡ , làm những điều tốt đẹp cho người khác , nhất là những người gặp khó khăn , hoạn nạn .
* Những hoạt động mà em tham gia thể hiện lòng yêu thương con người là :
+ Quyên góp quần áo , sách vở để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn .
+ Quyên góp tiền để ủng hộ người nghèo , người khuyết tật .
+ Mua tăm để giúp đỡ những người tàn tật .
+ Chung nhau góp tiền để hưởng ứng phong trào '' Tết vì bạn nghèo '' ...
Câu 2 :
* Những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa là :
+ Sống giản dị .
+ Không ham những thú vui thiếu lành mạnh , không sa vào tệ nạn xã hội .
+ Con cái chăm ngoan , học giỏi , lễ phép với ông bà , cha mẹ , biết yêu thương anh chị em trong gia đình .
+ Gia đình hòa thuận , hạnh phuc .
* Vai trò của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa là :
+ Chăm ngoan , học giỏi .
+ Kính trọng , giúp đỡ ông bà , cha mẹ , thương yêu anh chị em .
+ Không đua đòi , ăn chơi , không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình .
+ Không sa vào tệ nạn xã hội , không ham hố những thú vui thiếu lành mạnh .
Câu 6 :
a) Theo em , bạn Trinh suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai .
b) Nếu em là bạn của Trinh thì em sẽ nói với Trinh là truyền thống gia đình , dòng họ của mình là một tấm gương sáng để cho con cháu đời sau noi theo , mặc dù dòng họ của Trinh có truyền thống là nghề đan lát mây tre nhưng đó chính là một nghề làm ra những dụng cụ có ích đối với đời sống hiện tại , ngày nay nên dù truyền thống gia đình , dòng họ là có một nghề truyền thống nhỏ nhưng chúng ta vẫn phải tự hào về nó .
Chúc bạn học tốt !!
Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, tế bào ấy có lành mạnh thì xã hội mới phát triển tốt đẹp. Nhận thức rõ vai trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng con người, xây dựng xã hội mới, Ðảng và Nhà nước đã khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của thời đại. Chính phủ hiện đang xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thực hiện Ðề án Phát triển gia đình Việt Nam bền vững, ban hành các luật, các chính sách đối với gia đình.
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực tế phong trào cho thấy, chỉ có phát huy tốt những giá trị của gia đình truyền thống, phong trào mới đi vào chiều sâu có chất lượng, thật sự lôi cuốn nhiều gia đình tham gia. Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa... Ðó có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đã trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các tỉnh, thành phố, số lượng Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ khá cao, thường là 50%, mặc dù đâu đó vẫn còn hiện tượng hình thức chủ nghĩa, chưa đúng thực chất. Các cuộc liên hoan, gặp mặt những Gia đình văn hóa toàn quốc và các địa phương thường xuyên được tổ chức đã thật sự nêu tấm gương sáng cho các gia đình và cho cộng đồng. Ở đó, gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, giúp nước, giúp dân, các tấm gương hiếu đễ, tình nghĩa thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở đó xuất hiện những giá trị nhân văn mới như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cùng tồn tại bên trong nền nếp gia phong. Ðó là những bông hoa tươi đẹp trong bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình... Ðặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm. Trong hội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng địa bàn triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình" vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra con số thống kê: Theo báo cáo chưa đầy đủ, tính đến tháng 9-2011 có 33.904 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực với người già: 1.739; số vụ bạo lực với phụ nữ 12.699; số vụ bạo lực với trẻ em 2.822, dư luận xã hội vô cùng bức xúc trước những vụ bạo lực gia đình như vậy. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thí điểm mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn quốc giai đoạn 2008-2010. Ở các mô hình này đã thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ, nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí của các gia đình trong cộng đồng, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Thành lập các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình gồm: công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh... Nhóm được thành lập và hoạt động theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã. Ðể có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực, bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng cho nạn nhân, nhóm đã chủ động lập danh sách các đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình, vừa tuyên truyền giáo dục vừa có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Sau ba năm thực hiện, mô hình này thật sự có hiệu quả, số vụ bạo lực gia đình giảm hẳn.
Như vậy, việc xây dựng Gia đình văn hóa đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động với phương châm xây đi đôi với chống và lấy xây làm chính. Trước hết, mỗi người cần nhận thức sâu sắc vai trò ý nghĩa của việc xây dựng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình phát triển sức mạnh nội sinh, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài ùa vào. Tuy nhiên, gia đình luôn luôn bị ảnh hưởng của môi trường chung quanh. Có những đứa trẻ ở nhà chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng bố mẹ có ngờ đâu nó bị bạn bè lôi kéo đua xe trái phép, chơi trò chơi điện tử thiếu tiền trả nên đi gây án... Người ta bàn nhiều đến việc kết hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình không thể chỉ "đóng cửa bảo nhau" mà rất cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng, nhất là trong tình hình hiện nay có nhiều vấn đề không thể giải quyết trong nội bộ gia đình mà phải dựa vào cộng đồng, chính quyền và pháp luật. Cho nên việc xây dựng gia đình rất cần sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể địa phương, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng khu dân cư vững mạnh. Trong lúc tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, cũng phải phòng, chống quyết liệt những hiện tượng tiêu cực xâm hại. Cần có những biện pháp loại trừ những sản phẩm độc hại trong các ấn phẩm văn hóa, nghệ thuật... Tất cả đều phải được làm thường xuyên và bài bản mang tính liên ngành và có sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
tk
Gia đình văn hóa được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, thay đổi trong tư duy và nhận thức để sống tốt hơn và có ích hơn. Từ đó xã hội mới ổn định và phát triển được. Xã hội nào cũng được tạo nên từ tập hợp nhiều gia đình mà trong đó là các cá nhân
– Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần:
+ Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.
+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi + Tránh xa các tệ nạn xã hội + Con cái chăm ngoan, học giỏi
+ Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
+ Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng đầy đủ, ấm no…
+ Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.
+ Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
con cái có vai trò rất lớn trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Con cái phải biết chăm ngoan, học giỏi, kính trọng ông bà cha mẹ,......... để góp phần xây dựng gia đình văn hóa
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Con cái có vai trò quan trọng trong việc xd gia đình văn hóa .Con cái ngoan ngoãn ,vâng lời cha mẹ ông bà ,chăm chỉ học hành,sẽ làm mọi người tôn trọng gia đình mk và nói gia đình này giáo dục con cái tốt ,một gia đình văn hóa cần noi theo...