Ai chế cho mình một bài thơ lục bát với ! Không chép mạng nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
" Chúng ta giữ sạch môi trường
Chung tay góp sức môi trường đẹp hơn"
lục bát như vậy được được không bạn
HOA RƠI HỮU Ý ,NƯỚC CHẢY VÔ TÌNH
Ta ngồi trong nhà ngắm mưa
Mưa bao nhiêu hạt nhớ nắng bấy nhiêu.
Sông kia nước chảy vô tình
Hoa kia thơm lạ hữu tình rụng theo.
Trăng lên đỉnh núi trăng mờ
Em chưa mười tám anh chờ em nha
Lục bát do máy đứa bn sáng tác đó . ko chép mạng đâu
ms học thuộc dc
Cuộc đời bao nỗi đắng cay
Nhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngào
Hôm nay nước mắt tuôn trào
Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang
Cho con cuộc sống vinh quang
Tương lai tươi sáng, muôn vàng mai sau
Tóc nay mẹ đã bạc màu
Vì bao khổ cực, dải dầu sớm trưa
Thương con không quảng nắng mưa
Thức khuya dậy sớm, mưa giông không màng
Gian lao khổ cực nào than
Cho con no đủ, hiên ngang với đời
Con đây chẳng nói nên lời
Nghẹn ngào nước mắt, lòng này khắc ghi
Lạy cha lạy mẹ con quỳ
Công ơn trời biển, đời đời không quên.
Mình tả về con trâu nha bạn
Tuổi Sửu con trâu kềnh càng,
Cày chưa đúng buổi lại mang cày về.
Trâu thay sức người làm công việc đồng áng nên việc mua sắm trâu là việc hệ trọng. Nhà nghèo thường khó sắm được trâu để làm mùa, phần nhiều là mướn trâu.
Tậu trâu, lấy vợ, cất nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay
Từ buổi đầu lịch sử, khi dân ta biết trồng cây lúa nước con trâu đã là người bạn thân thiết gắn bó với nông dân. Tất cả đều phải cần cù làm lụng, hỗ trợ cho nhau để có miếng ăn.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ ngọn lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Đôi khi người nông dân cũng tâm tình thì thầm to nhỏ cùng trâu như nói chuyện với một đứa trẻ con:
Nghé ơi ta bảo nghé này
Nghé ăn cho béo nghé cày cho sâu
Ở đời khôn khéo chi đâu
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần
Tuy bận rộn vất vả trong những ngày mùa nhưng trâu cũng có ngày thong thả đứng bên bờ ruộng ăn cỏ tươi hoặc nằm trong chuồng nhỏ nhẹ nhấm bó rơm khô. Số phận của con trâu và người nông dân gắn bó đồng cam cộng khổ:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Nông dân rất quý con trâu, nó là một phần tài sản của họ. Nó đã được đưa ra so sánh đánh giá sự giàu nghèo:
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Và hình ảnh thằng Cuội chăn trâu cũng thật thà đáng thương:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vồng
Hình ảnh con trâu cũng được dùng để phê phán những kẻ lừa đảo chỉ biết vì quyền lợi cá nhân:
Lái trâu, lái lợn, lái bò
Trong ba anh ấy chớ nghe anh nào
Hoặc tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm:
Thật thà như thể lái trâu,
Yêu nhau như thể nàng dâu mẹ chồng.
Ai cũng biết buôn bán thì không thể có sự thật thà, quan hệ mẹ chồng, nàng dâu cũng rất phức tạp, khó có sự dung hòa được. Lại có câu ca dành cho người thích lấy vợ dại, ngoan hiền:
Vợ dại thì đẻ con khôn
Trâu chậm lắm thịt, rựa cùn chịu băm
Bởi vậy ta nên trở về với cái vốn có không nên quá mộng tưởng. Cái gì của mình có sẵn quý hơn vì nó là có thực:
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tuy rằng cỏ cụt nhưng là cỏ thơm
Và rất nhiều người bằng lòng với cuộc sống hiện tại, cho như thế là sung sướng hơn người. “Ai bảo chăn trâu là khổ / Không, chăn trâu sướng lắm chứ?”. Ngồi lưng trâu ta hát nghêu ngao... Con trâu cũng là đề tài để người ta trêu chọc nhau một cách tình tứ trong những lúc lao động để quên đi nỗi mệt nhọc, vất vả:
Trâu kia kén cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con
Người ta có trước có sau
Thân anh không vợ như cau không buồng
Cau không buồng như tuồng cau đực
Trai không vợ cực lắm anh ơi
Người ta đi đón, về đôi
Thân anh đi lẻ, về loi một mình.
Hoặc để gợi chuyện làm quen nhau:
Hỡi cô cắt cỏ bên đồng
Nuôi trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Thân em là gái được là bao nhiêu?
Các cô gái cũng hóm hĩnh, đáo để không kém:
Cưới em tám vạn trâu bò
Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm
Đến khi có vợ rồi nên một lòng một dạ không nên bắt chước những người đi trước năm thê bảy thiếp để rồi gặp phải cảnh:
Ba vợ n ăm bảy nàng hầu
Đêm nằm chuồng trâu, gối đầu bằng chổi.
Trâu anh con cưỡi con dòng
Có con đi trước lòng thòng theo sau.
Và đôi khi là những hình ảnh ẩn dụ về những ngang trái mà con trâu phải gánh chịu:
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày…
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa…
Thời gian dần qua đi. Theo đó, hình ảnh mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu, hát ngêu ngao những bài đồng dao cũng đã dần mất đi. Thế nhưng hình ảnh làng quê, đồng ruộng, cây lúa, con trâu vẫn thấm sâu vào tâm hồn người dân Việt.
"Anh là con trai nhà nghèo
Nàng mà thách thế anh liều anh lo
Cưới em anh nghĩ cũng lo
Con lợn chẳng có, con bò thì không
Tiền gạo chẳng có một đồng
Thiên hạ hàng xứ cũng không đỡ đần
Sớm mai sang hiệu cầm khăn
Cầm được đồng bạc để dành cưới em..."
Bài thơ anh có bốn câu
Đã xong câu một bắt đầu câu hai
Câu ba sáu chữ mới tài
Nốt câu này nữa hết bài rồi em
HỌC TỐT ! Nhưng lần sau đừng có đăng linh tinh lên diễn đang nữa nhé !
Có làm thì mới có ăn
không làm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn mứt
hay ko
Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ
Chơi không học bán rẻ tương lai
Thôi thì ta chọn cả hai
Vừa chơi vừa học tương lai huy hoàng.
Tieng co bay la bay la
Sieu nhan nem da chet cha con co
Gan do co mot con bo
Con bo no da gay gio sieu nhan
Đẹp sao đất nước VN
Non sông hùng vĩ Bắc Nam đẹp giàu
Ninh Bình nơi đất cờ lau
Vua Đinh dẹp loạn , mai sau vững bền .
hay đó Nguyễn Phương Thảo