Giúp mk nhanh vs ☹️
Vt đoạn văn phân tích hoặc nêu cảm nhận vẻ đẹp của một số chi tiết, hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong các bài thơ thuộc phần thơ hiện đại ( Cảnh khuya, Tiếng gà trưa)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Tham khảo nha
Học Tốt
# mui #
Tham khảo:
1,
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù
2,
Ngắm trăng là bài thơ được Bác sáng tác trong lúc đang bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng đọc bài thơ ta thấy Bác thể hiện được phong thái ung dung ngắm cảnh thiên nhiên trong hoàn cảnh tù giam ngột ngạt, bức bối và chịu nhiều khổ cực. Qua bài thơ chúng ta còn thấy tình thần thép của Bác Hồ. Với một điều kiện thiếu thốn như " Trong tù không rượu cũng không hoa", đối với các nhà thơ đều có cảm hứng sáng tác khi có rượu có hoa nhưng người thi nhân vẫn có thể thưởng trăng. Bác Hồ đã khẳng định " cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên khiến cho lòng người không thể cầm được mà thưởng thức. Hai câu đầu thể hiện được tình yêu thiên nhiên của Bác còn hai câu cuối lại thể hiện được tinh thần thép của Bác. Người ta thường nói đến câu thơ này là một cuộc vượt ngục bằng tnh thần. Bác Hồ muốn giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Nếu chúng ta thay từ " ngắm" bằng một từ nào khác thì chắc chắn ý thơ sẽ khác hẳn, vì từ ngắm cho ta thấy phong thái ung dung, tự tại của bác ở trong tù. Nếu đọc thơ của Bác chúng ta đều thấy rằng trăng là người bạn luôn luôn xuất hiện trong thơ Bác. Nhờ có trăng làm bạn nơi nhà tù đề Bác thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Vậy nên, một bài thơ hay không chỉ có hình ảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn phải nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả.
3,
Phép điệp ngữ:
-Câu thứ nhất: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan": có ngĩa là đi đường mới biết đường khó. Cụm từ "tẩu lộ" được sử dụng hai lần nhằm nhấn mạnh ý :"Đi đường mới biết gian lao"
-Câu thứ hai và câu thứ 3: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san"
"Trùng san đăng báo cao phong hậu"
Có nghĩa là :" Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác"-khi đã vượt hết các lớp núi sẽ lên đến đỉnh cao chót vót".
-Hiệu quả các phép điệp ngữ được dùng nhiều lần là: khắc họa đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác,từ đó nhấn mạnh sự gian nan vất vả của người đi đường.
Khi học xong bài Tiếng Gà Trưa em cảm thấy người bà là một người rất cần mẫn,và hiền lành.Hình ảnh của người bà khắc sâu vào trong tâm trí của người cháu cũng như là em về một hình tượng khó quên.Mà mỗi khi nhớ đến thì lòng của em cứ nao nao những cảm xúc khó lòng mà quên được .Tiếng gọi bà là một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương,chan chứa bao niềm bao dung và ,dịu dàng mà bà dành cho đứa cháu trong bài thơ . Hình ảnh người bà thân quen đã gắn sâu vào trong tiềm thức của đứa cháu,một hình ảnh về người bà hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà tuy rằng có lúc mắng chửi ,tưởng như là đang ghét,đang giận nhưng vẫn thật ra vẫn cứ hiền hiền như vậy ,vẫn luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Và qua đó em lại cảm thấy như mình có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ,người bà trong bài thơ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu được biểu đạt một cách giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai
P/s : Bạn có thể tham khảo bài này rồi sau đó cho thêm kính ngữ vào chỗ phù hợp :V
Xuân Quỳnh là 1 trong những thi sĩ danh tiếng của nước việt nam ta , cô đã sáng tác ra rấ nhiều bài thơ hay , ý nghĩa , tiêu biểu là bài "Tiếng gà trưa" . bài thơ chan chứa thật nhiều ý nghĩa , kể lại kí ức của anh chiến sĩ , nó được bắt nguồn từ tiếng gà trưa . "trên đường hành quân xa/dừng chân bên xòm nhỏ/tiếng gà ai nhảy ổ", đoạn thơ gợi lại trong lòng anh chiến sĩ những kỉ niệm ấu thơ và hình ảnh người bà yên quý cùng những mong ước của tuổi thơ . tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu cửa anh chiến sĩ , từ đó khắc sau vào tình yêu quê hương, đất nước . Đọc bài thơ , em thấy tình yêu quê hương đất nước của anh chiến sĩ xuất phát từ tiếng gà, từ hình ảnh người bà khum tay soi trứng , ... đã dạy cho em tình yêu đất nước không xuât phát từ những điều lớn lao mà từ những điều đã trở nên quen thuộc , bình dị nhất đối với mỗi người .
bạn nhớ k nhé
Tham Khảo (dàn ý)
Điệp ngữ ''Tiếng gà trưa":
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-phan-tich-diep-ngu-tieng-ga-trua-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-faq333273.html
Em tham khảo:
Trong suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được lặp lại đến năm lần trở thành điểm nhấn, thành điệp khúc xôn xao xuyên suốt bài thơ. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc: “Ổ rơm tròn những trứng”. “Tiếng bà hay mắng”…. Như vậy, điệp ngữ này đã giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. Chẳng những vậy, bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ba tiếng “Tiếng gà trưa” luôn được tách riêng thành một dòng thơ độc lập. Ba tiếng ấy như mô phỏng theo tiếng gà gáy “Ò ó o” vô cùng quen thuộc. Nó khiến cầu thơ trở nên sinh động và gần gũi biết bao.
Tham khảo tại
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nhan-ve-kho-tho-dau-bai-tho-tieng-ga-trua-faq394696.html
khổ thơ đầu của bài thơ "tiếng gà trưa" diễn tả lên tâm trạng của người chiến sĩ đi hành quân xa đã dừng chân bên 1 xóm nhỏ :
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Anh lúc đó đã thấy hiện lên trong đầu rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của nhưng con gà mái . Tiếng gà trưa khiến anh nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng . Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
đây là của mik bạn xem có đúng ko nhé !
ko thì mong bạn có thể tự bổ sung và thêm ý nhé !
:)))
ở trên mạng á!!!