Tại sao tác giả lại lấy tên nhan đề là "Tiếng gà trưa"?
Giúp mik nha! Ai làm đúng mik cho 5 tick!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
CHúc bn hc tốt!
tác giả thể hiện những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống hằng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim người phụ nữ trân thành, tha thiếtvà đằm thắm.
mk chỉ cảm nhận nhận đc có vậy thoy nha , thiếu gì thì bình luận nhé!!!!!!!!!
TK :
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.
Vì nội dung chính của bài nhắc tới những kỉ niệm tuổi thơ của cháu với bà về tiếng gà trưa và cũng nhờ tiếng gà trưa mà anh chiến sĩ đã có thêm động lực cho cuộc bảo vệ đất nước.
Vì nội dung chính của bài nhắc tới những kỉ niệm tuổi thơ của cháu với bà về tiếng gà trưa và cũng nhờ tiếng gà trưa mà anh chiến sĩ đã có thêm động lực cho cuộc bảo vệ đất nước.
"Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" là 1 thành ngữ mà dân gian chỉ bọn người sống vô trách nhiệm trc quyền lợi c/s, tính mạng của nhân dân. Theo đạo đức phong kiến xưa: quan là cha mẹ của dân, quan phải lo cho c/s muôn dân. Trong tác phẩm của mình, PDT đã đưa 1 tình huống căng thẳng về khúc đê ở làng X có nguy cơ sắp vỡ. Những người dân tay ko dưới trời mưa tầm tã, vật lộn vs nc, vs bùn suốt từ 1h chiều đến lúc bấy h. Nguy cơ đê vỡ đã trông thấy. Vậy mà, quan phụ mẫu lại bỏ mặc dân vs khúc đê xung yếu sắp vỡ, vs trời mưa, vs nc sông NHị Hà đang lên. Quan cứ ngồi trên đình cao ráo , đèn duốc sáng rực, kẻ hầu người hạ: đúa bóp chân, đứa quạt, đứa châm điếu , lại còn bốn thầy ngồi hâu bài quan nữa..xung quanh nơi ngài ngồi toàn những thư sang trọng: nào trầu vàng cau đậu, ống vôi chạm, ngoáy tai,tăm bông,..lại còn bát yến hấp đường phèn nóng nghi ngút...Quan ko hề quan tâm, nhòm ngó đến đê vỡ hay ko, lụt lội sông nc tke nào. Có người vào cấp báo tình hình đê vỡ, quan lại khó chịu quát gắt , dọa bỏ tù: Quan ù ván bài to trong khi đê vỡ , nc ngập mênh mông, dâ tình khổ sở. Thái độ của tên quan phụ mẫu này thật vô trách nhiệm đến vô nhân đạo. Đúng là thái độ "sống chết mặc bay" mà phạm Duy TÔns đã đặt nhan đề cho tác phẩm của mình. Tác phẩm có giá trị tố cáo cao.
vì tình cảm của bà cháu và tuổi thơ gắn liền với tiếng gà trưa nên tác giả lấy nhan đề là" Tiếng gà trưa"
Điều đáng nói đầu tiên là tên gọi bài thơ: Tiếng gà trưa. Phải nói ngay rằng đấy không phải là một nhan đề ấn tượng gây chú ý. Kể từ khi Thơ mới xác lập được vị thế tạo nên một thời đại huy hoàng trong thơ ca Việt Nam tiếng gà buổi trưa không còn là âm thanh mới lạ nữa. Người ta có thể quên câu nói này của Lưu Trọng Lư... Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt... Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ... nhưng ai cũng nhớ những câu thơ của ông trong bài Nắng mới: Mỗi lần nắng mới hắt bên song/ Xao xác gà trưa gáy não nùng/ Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng/ Chập chờn sống lại những ngày không... Tất nhiên là tiếng gà trưa trong thơ Xuân Quỳnh và thơ Lưu Trọng Lư có sự khác nhau rất cơ bản: tiếng gà mái cục tác và tiếng gà trống gáy một âm thanh rất bình thường (gà đẻ gà cục tác) và một âm thanh bất thường (gà thường gáy sáng). Thơ chuộng lạ. Cái câu nói của tác giảNắng mới và bài thơ ấy của thi sĩ mơ màng đã ám ảnh ta quá lâu nên cái nhan đề bài thơ của Xuân Quỳnh không khiến ta chú ý là phải. Mặc dù vậy chính cái âm thanh quá đỗi bình dị ấy lại là dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ. Tứ thơ khởi phát lên từ đó. Và cũng từ đó Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có lí do để bạn đọc phải nhớ phải yêu. Tiếng gà trong thơ Lưu Trọng Lư xuất hiện sau tín hiệu nắng mới hắt bên song tiếng gà trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện trước khiến nắng trưa xao động; tiếng gà trong thơ họ Lưu là thanh âm thứ yếu bổ trợ còn tiếng gà trong thơ Xuân Quỳnh lại là chủ âm là huyết mạch nối kết dòng cảm xúc liên tưởng.