Giải thích các hiện tượng mưa axit,tạo hiệu ứng nhà kính,biện pháp khắc phục
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án A.
Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là do khí CO2.
=> Giảm lượng khí thải chứa CO2 vào khí quyển chính là làm giảm hiệu ứng nhà kính
Đáp án B
1) Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sư trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính do nhiều khí nhưng chủ yếu là CO2 và CH4
2) Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Ðiển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3)
3) Ở ÐỘ CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do CFC (freon) thường gọi là "gas" được sử dụng làm lạnh cho tủ lạnh
Chọn A.
1)Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh,dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính do nhiều khí nhưng chủ yếu là CO2 và CH4
2) Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Ðiển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nito. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit S O 2 , Nitơ đioxit N O 2 . Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric H 2 S O 4 , axit nitơric H N O 3
3) Ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon O 3 thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do CFC (freon) thường gọi là "gas" được sử dụng làm lạnh cho tủ lạnh
Hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra
Khi nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng cao sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường sống có thể kể đến như:
- Hiện tượng băng tan
Băng tan là hiện tượng băng tan khi Trái Đất nóng dần lên. Khi Trái Đất dần nóng lên sẽ dẫn đến hiện tượng băng tan tại Bắc Cực và Nam Cực. Khi băng tan có thể dẫn đến nạn đại hồng thủy gây ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến các quốc gia ven biển, các khu vực trũng. Thậm chí, một số quốc gia sẽ có nguy cơ bị xóa sổ nếu tình trạng này xảy ra.
- Môi trường sống của các sinh vật
Trái Đất nóng lên cũng sẽ ảnh hưởng môi trường sống của các sinh vật. Khi môi trường sống thay đổi nếu các sinh vật không thể thích nghi sẽ dần biến mất gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
- Thiếu hụt nguồn nước
Hiện tượng nhà kính diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn nước. Khi đó, nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp, lâm nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Sức khỏe con người bị ảnh hưởng
Trái Đất nóng lên có thể gây ra nhiều dịch bệnh mới xuất hiện đe dọa sức khỏe con người. Thêm nữa, tình trạng nắng nóng, mưa nhiều khiến cho các vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi, hệ miễn dịch con người bị suy giảm.
Cách biện pháp khắc phục làm giảm hiệu ứng nhà kính
Để làm giảm hiện tượng nhà kính, bảo vệ môi trường sống, con người phải thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Ngăn chặn tình trạng phá rừng, trồng thêm nhiều cây xanh
Tăng cường trồng cây xanh. Để khắc phục hiện tượng Trái Đất đang dần nóng lên, con người phải bảo vệ và ngăn chặn phá rừng đồng thời trồng thêm nhiều cây xanh. Khi Trái Đất được phủ xanh sẽ giúp hấp thụ các lượng CO2 thông qua quá trình quang hợp giúp giảm dần hiện tượng nhà kính.
- Tiết kiệm năng lượng
Việc tiêu thụ nhiều các nguồn năng lượng như điện, nước, gas… cũng là một trong những tác nhân gián tiếp khiến Trái Đất nóng dần lên. Vì vậy, nếu muốn giảm hiện tượng nhà kính, chúng ta cần nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng.
- Cách bảo vệ sức khỏe khi hiệu ứng nhà kính
Ngoài các biện pháp chung tay làm giảm hiện tượng nhà kính, chúng ta cần biết bảo vệ sức khỏe khi hiện tượng này xảy ra bằng các cách:
+ Tăng cường trồng cây xanh trong không gian sống
+ Tập thể dục nâng cao sức khỏe
+ Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
+ Tiết kiệm năng lượng
+ Tăng cường sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, gió
Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
Cách khắc phục :
Đốt tầng sôi cũng làm giảm lượng lưu huỳnh phát ra từ sản xuất năng lượng.
Kiểm soát khí thải xe cộ làm giảm lượng khí thải của các oxit nitơ từ xe có động cơ.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SOx và NOx vào khí quyển.
Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như hydro, sử dụng các loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
Đối với các phương tiện giao thông, tiến hành cải tiến các động cơ theo các tiêu chuẩn EURO để đốt hoàn toàn nhiên liệu, gắn hộp xúc tác để khử NOx (DeNOx) và SOx nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng khí thải ra.
Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như:lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) vàaxit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.
Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:
S + O2 → SO2;
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.
SO2 + OH· → HOSO2·;
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxit.
HOSO2· + O2 → HO2· + SO3;
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và SO3 (lưu huỳnh triôxít).
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);
Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.
N2 + O2 → 2NO;
2NO + O2 → 2NO2;
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);
Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.