Cảm nghĩ về đôi chân của bố
Giúp mik đừng chép trên mạng nka.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.Đọc xong tác phẩm “ Vượt thác” của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.
Thế giới ngày một phát triển trở nên hiện đại hơn, xã hội ngày một hoàn thiện. Cuộc sống con người đang dần được cải thiện hơn trước. Quan hệ giữa người và người đã có thể dễ dàng liên lạc được với nhau một cách dễ dàng. Thời đại 4.0 lên ngôi, nơi mà sự phát triển của công nghệ hiện đại, mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và khó có thể kiểm soát được hết. Những tin tức gần xa đều được con người đưa lên trang mạng thành những tin tức nóng hổi. Tin tức mới nhất luôn được cập nhận và đến với người dân nhanh hơn so với trước. Tốt xấu gì cũng được những người săn tin lên hoặc có thể bịa đặt một chuyện nào đó để có thể biến nguồn tin ấy trở nên " hot " hơn. Từ đó những người muốn câu " like " tạo ra nhiều bài viết, nguồn tin giả không có chứng cứ ngày một nhiều làm hoang mang dư luận. Tin giả thời nào cũng có nhưng Facebook là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn. Hiện nay, trong khi cả nước đang gồng mình, chung tay đồng lòng chống dịch Covid-19 thì vẫn có không ít người thiếu ý thức, đăng tải nhiều thông tin sai lệch, bóp méo, xuyên tạc trên mạng xã hội làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Một số tài khoản mạng xã hội đăng hình giả mạo Công văn của Sở GD-ĐT quyết định việc kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, sinh viên. Nhiều phụ huynh nháo nhào, hoang mang vì cứ nghĩ văn bản này là thật. Những phụ huynh nghi ngờ văn bản giả mạo thì cũng điện thoại, nhắn tin cho giáo viên, nhà trường để hỏi xem con em mình tiếp tục nghỉ hay đi học. Bởi thế mà ta thấy được hệ lụy của việc đăng tin giả, tin sai sự thật nghiêm trọng đến mức nào. Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi, nếu ta sử dụng nó với mục đích tốt thì có thể đem lại cho ta sự giải trí về mặt tinh thần, chẳng những thế mà còn đem lại cả về mặt vật chất. Mỗi người chúng ta khi sử dụng mạng xã hội phải hết sức cẩn thận và biết phân biệt xem xét những nguồn tin, tài khoản đưa lên có thực sự đúng với tình hình bây giờ. Bản thân tôi cũng sử dụng mạng xã hội để cập nhật tin tức, không biết bao nhiêu lần đọc phải tin giả nhưng may mắn không ảnh hưởng gì đến mình và những người xung quanh. Từ đó ta trở nên cảnh giác hơn với các nguồn tin, tìm hiểu thật kĩ các nguồn tin đó và có thể tìm đến những người có thẩm quyền để xác nhận .
I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báo xuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.
Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942, giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài ca bất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.
Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định của nhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sức quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định khái quát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn.
Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nước Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềm xứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,...
Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.
I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thành một khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh ta trong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộc con người với làng mạc, quê hương, xứ sở.
Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grát... nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga... Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.
Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từ lòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh Vệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước của nhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.
Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải đi đôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạn chiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Nga thiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.
Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Nga càng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòng căm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháo đài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.
Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người lính Hồng quân - người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức - đứa hung phạm, kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đã khiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.
Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệ Xê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ là những người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dâng sự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cái chết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãi giữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa muôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất của một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớ công ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.
Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọi suy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-a Ê-ren-bua không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chông phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêu nước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chung nhân loại trên trái đất này.
Ý chính thui nha !!!
Bạn đến chơi nhà
MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
TB:
1)Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà (câu 1)
- Qua cách xưng hô "bác" thể hiện sự thân tình, gần gũi, hồ hởi, mong muốn,... khi bạn đến chơi
\(\Rightarrow\)Tôn trọng tình bạn
2) Cảm xúc về gia cảnh (6 câu tiếp)
- Đặt ra cho người nghe 1 trường hợp trớ trêu, có mà như ko
\(\Rightarrow\)Cách nói thật thà, chất phác, chân tình về gia cảnh; nghèo khó nhưng hóm hỉnh, hài hước, yêu bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác.
3) Cảm xúc về tình bạn (câu cuối)
Ta với ta: là niềm hân hoan, tin tưởng vào tình bạn trong sáng, thiêng liêng chứ ko vì vật chất
KB: (((Ghi nhớ SGK 105 - Lớp 7 tập 1)))
TIẾNG GÀ TRƯA
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
“Ngừng đọc sách là ngừng tư duy”. Chính vì câu nói hay đó của D. Đi-Đơ-Rô nên tôi mới quyết định tìm và đọc sách nhiều hơn. Và tôi đã tình cờ gặp được “ Thằng quỷ nhỏ” cuả Nguyễn Nhật Ánh.’
Nguyễn Nhật Ánh đã lôi cuốn tôi bởi cái nhan đề “ Thằng quỷ nhỏ” và những cái kì quái trên người của nhân vật làm tôi thêm tò mò, thích thú. Khi tôi đọc, tôi cảm giác như tôi đang lạc vào thế giới của những người kì dị vậy. Quỳnh-người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ, tôi đã làm cho tôi cảm thấy xúc động bởi hình dáng của cậu không giống như người bình thường: Hai vành tai to, mỗi khi có tâm trạng thì nó lại ve vảy như cánh bướm, thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi. Tôi cảm thấy buồn và thương cậu bé nhiều hơn. Tác giả còn cho tôi thấy được sự vô tâm của những người bạn xung quanh Quỳnh. Họ lúc nào cũng trêu chọc cậu, chỉ xem cậu như một thằng hề, một trò tiêu khiển để mua vui hay giải thỏa nổi buồn của họ. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho Quỳnh, một người luôn phải chịu nhiều đối xử không công bằng. Ngay cả Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực ấy cũng giữ một khoảng cách mênh mông giữa cô và Quỳnh. Tôi cứ tưởng, chắc sẽ không có ai là người bạn tốt nhất của Quỳnh ở trong lớp. Nhưng khi tôi đọc tiếp thì lại có một nhân vật khác nữa, đó là Nga- một cô bạn tốt bụng của Quỳnh, không hề hùa theo để trêu chọc hay giữ khoảng cách với Quỳnh mà cô đã bỏ qua vẻ ngoài đặc biệt của Quỳnh và giành cho cậu bạn cùng bàn một sự cảm mến bởi sự tốt bụng và nhiệt tình của anh. Nguyễn Nhật Ánh đã thắp sáng cái nhìn nhận của tôi, đã cho tôi thấy thế nào mới là tình bạn thực sự, thế nào mới là một người bạn đúng đắn. Tác giả còn cho tôi thấy một tình yêu của tuổi mới lớn, nhẹ nhàng, thấp thoáng chút đượm buồn giữa Nga, Quỳnh và Khải. Khải- người luôn tìm cách chiếm được cảm tình của Nga. Tác giả đã lồng vào cái tính yêu dễ thương ấy là một cái kết hết sức đau buồn, đó là mẹ của Quỳnh bị liệt nửa người và hai mẹ con Quỳnh phải dọn về quê, phải nghỉ học, phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay người mình thích.Trước cái kết bất ngờ như vậy, tôi không thể nào kiềm chế cảm xúc của mình được. Tôi cảm thấy thương Quỳnh rất nhiều, cảm thấy buồn cho cậu.
“Thằng quỷ nhỏ” đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho tôi. Nó cho tôi thấy được thế nào là một tình bạn đúng nghĩa. Một tình bạn đúng nghĩa thì sẽ không bao giờ quan tâm đến người xung quanh mình ra xa, họ có xấu xí hay dị tật gì không mà họ chỉ quan tâm đến là người bạn của mình đối xử ra sao, họ có tốt không, họ có dám bảo vệ mình trước những khó khăn hay không. Và chính Nguyễn Nhật Ánh đã cho tôi biết được đều đó.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Bố có một đôi giày da màu nâu, mẹ mua cho bố từ lâu lắm rồi nhưng bố rất ít khi dùng đến. Hằng ngày, bố ra đồng với đôi chân đất, những ngón chân móng cộc to bè toẽ ra hai bên.
Sau mỗi vụ mùa gót chân bố hằn thêm nhiều vết nứt. Về nhà, vẫn đôi chân ấy, bố lại lụi cụi dọn chuồng trâu, chuồng gà, xăm xăm ra vườn chặt chuối thái cho lợn ăn. Khi bóng tối nhá nhem trên sân gạch, bố mới chịu ra giếng lấy hai bàn chân cọ cọ vào nhau rồi xỏ vào đôi dép mà đế dép đã mòn dính đất. Con nhẩm tính giờ xỏ dép của bố trong một ngày đếm được trên đầu ngón tay.
Ngày mùa, thời gian đi dép của bố co lại chỉ còn mươi mười lăm phút trước khi lên giường ngủ. Cả ngày nai lưng ngoài đồng, tối đến lùa vội bát cơm bố lại ra sân đứng ghì bên cái máy tuốt lúa cho đến khuya. Mệt quá, bố nằm vắt người ngang cái chõng tre kê ngoài sân mà ngáy. Nhấc chân bố lên, con nhìn thấy mấy vệt bùn khô quắt lại nơi gấu quần. Thương bố quá!
Có lần trong bữa ăn mẹ đùa:
- Ai cũng như bố mày thì hàng giày dép phá sản.
Bố cười:
- Đi chân đất mới sống lâu.
Nhưng con biết đôi chân của bố sinh ra đã gắn với ruộng đồng, ao hồ, sông suối. Đôi chân đầy những vết chai ngã theo những luống cày, đôi chân táp nắng giữa những trưa hè men theo bờ sông, bờ ruộng kiếm con cá, con tôm để bữa cơm gia đình có thêm tí thức ăn mặn. Bố mẹ lấy nhau với hai bàn tay trắng nên đôi chân cục mịch ấy đã tự nhào đất nung gạch xây cất một ngôi nhà nhỏ để con cái không phải tủi thân vì sống cảnh nhà tranh vách đất.