K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2016

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

 

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

 

9 tháng 12 2016

bài thơ tĩnh dạ tứ của Lí Bạch được làm vào lúc tác giả đang ở xa quê.bai thơ cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước da diết sâu nặng của tác giả.
hai câu thơ mở đầu vẽ nên một không gian tràn ngập ánh trăng. đêm càng về khuya trăng càng trở nên thanh tĩnh. không gian bốn bề vắng lặng không một tiếng gió thổi, không một tiếng côn trùng kêu cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân vang. nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới ánh trăng ( đầu giường ánh trăng soi) . trong nguyên tác xuất hiện hai từ có nghĩa là sáng( minh, quang). trước mắt người đọc là cả một không gian ngập tràn ánh trăng, ánh sáng soi vào đầu giường. có lẽ vậy mà thi nhân đã tỉnh giấc nồng.
hai câu thơ cuối đã thể hiện tình yêu thiên nhiên da diết của tác giả. bằng nghệ thuật đối lập cử đầu, đê đầu, nhà thơ đã vẽ nên hai hành động trái ngược nhau trong tâm trạng của một con người. vọng minh nguyệt như một hành động tất yếu để kiểm tra trăng hay sương. khi nhận ra người bạn tri kỉ thủa nào nhà thơ bồi hồi nớ lại lúc nhỏ mình thường lên đỉnh núi Nga Mi quê nhà ngắm trăng, múa kiếm. cảm xúc chợt về trong lòng thi nhân để rồi đê đầu tư cố hương.hành động cúi đầu thể hiên tâm trạng buồn nhớ, muốn trở về quê cũ đã xa cách của tâm hồn đại thi hào Lí Bạch.
chỉ với bốn câu vỏn vẹn bài thơ đã cho ta thấy nỗi niềm mong nhớ quê hương của tác giả. qua đó người đọc cũng thấm thía tình cảm của những con người xa xứ.

9 tháng 12 2016

Trong thơ ca, ánh trăng luôn là một đề tài được rất nhiều người sử dụng để làm nơi trút đầy những tâm tư, tình cảm của những thi nhân. Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh, ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau và đưa cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Và với Lý Bạch- người được coi là Thi tiên của Trung Quốc thì ánh trăng đối với ông lại là nguồn chỉ dẫn làm cho ông nhớ về quê hương của mình- nơi mình đã sinh ra và gắn bó trong suốt thời ấu thơ. Điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua tác phẩm “ tĩnh dạ tứ”.

Bài thơ có một tiêu đề rất đẹp –“ tĩnh dạ tứ. tĩnh dạ tứ có nghĩa là đêm trăng tĩnh lặng. Hình ảnh của một buổi đêm với ánh trăng sáng soi rọi toàn bộ cảnh vật hiện lên trong mắt người đọc. Ánh trăng như dát bạc dát vàng, chiếu xuống khắp mọi nơi và làm cho con người cảm thấy như có sự ấm áp. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Lí Bạch cũng đã được ánh trăng soi rọi.

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.

Có lẽ vào thời khắc này, toàn bộ cảnh vật bên ngoài đều đã thấm đẫm hương trăng. Ánh trăng cũng đã len lỏi và đi vào trong căn phòng của tác giả. Nó chiếu những ánh vàng của mình xuống phía đầu giường và làm cho tác giả đã tưởng rằng mặt đất được phủ sương. Đó là một sự so sánh rất đắt giá. Hình ảnh mặt đất phủ sương cho chúng ta cảm nhận được ánh trăng vàng tới bên giường của tác giả rất nhiều, nhuộm vàng cả mặt đất, làm cho tác giả nghĩ ngay rằng có lẽ sương đêm đang rơi trong căn phòng của mình.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương

Hai câu thơ cuối tác giả đã sử dụng biện pháp những từ đối nhau: ngẩng đầu- cúi đầu. trong lúc bừng tỉnh, nhìn thấy ánh trăng vàng đi vào trong căn phòng của mình, tác giả không biết phải làm như thế nào. Và thế là ông đã nghĩ ngay có lẽ đó chính là ánh trăng đổ vào trong căn phòng của mình qua chiếc cửa sổ. tuy ba câu thơ đầu tiên không có bất cứ điều gì nói về tình cảm của tác giả, thế nhưng chỉ với việc miêu tả lên ánh trăng vàng cùng nhịp thơ chậm rãi mà chúng ta lại có cảm giác ánh trăng ấy sao mà thê lương và buồn tới vậy.

Tại sao chúng ta lại có thể có sự khẳng định như vậy. ví như trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng có miêu tả ánh trăng như sau”:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song

Chỉ với câu thơ đầu tiên chúng ta đã cảm nhận được trong ánh trăng của Nguyễn Du có gì đó rất thánh thiện và cũng rực sáng như thế tâm trạng con người giúp cho chính ánh trăng cũng đẹp như vậy. Còn với Lí Bạch thì lại khác, ánh trăng ở đây lại có nét man mác buồn và cô liêu, như sương như khói. Chính những hình ảnh ấy đã làm cho chúng ta có sự so sánh và để trong câu thơ cuối cùng, chúng ta đã hiểu ra tại sao trăng trong thơ của Lí Bạch lại buồn như vậy. Tất cả là bởi vì ông đang nhớ tới quê nhà, nhớ về những kỉ niệm của mình. Chúng ta cũng đã biết Lí Bạch là con người có nhiều ý tưởng lớn. do đó ông thường xuyên đi đây đi đó nên không thể tránh khỏi có những lúc ông lại khao khát được trở về với quê hương của mình.

Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách làm thơ tài tình của vị Thi tiên bấy giờ. Chỉ là một bài thơ ngẫu hứng nhưng những tác phẩm của ông lại mang tình cảm sâu sắc như gợi nhớ cho mọi người những kỉ niệm của họ về thời ấu thơ cùng quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Chúc bn hk tốt! hihi

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

Hình 1:

Do bố Lan chuyển công tác nên gia đình Lan phải tạm biệt ông bà nội và chuyển lên thành phố để sinh sống.

Hình 2:

Lan đã thu dọn lại sách vở và đồ dùng cá nhân của mình cẩn thận rồi đem tặng lại cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở trong xóm.

Hình 3:

Trước khi đi, gia đình Lan cùng ông bà đã đến nhà thờ tổ để thắp hương và nghe lời ông căn dặn: “Con người ai cũng có quê hương, khí xa quê có chốn để quay về”.

Hình 4:

Vì sống với ông bà đã lâu nên lần xa quê này, Lan sẽ nhớ bà rất nhiều. Bà cũng dặn dò Lan rất kĩ rằng: “Gắng học giỏi cháu nhé, sau này xây dựng quê hương”.

Hình 5:

Trên thành phố, Lan cố gắng học tập và được cô giáo khen. Hằng ngày, Lan đều gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe ông bà và khoe thành tích học tập cùng lời hứa: “Nghỉ hè cháy sẽ về thăm quê ạ”.

* Trả lời câu hỏi:

Lan đã thể hiện tình yêu quê hương qua các việc làm như: gom quần áo cũ, sách vở để tặng cho các bạn trong xóm có hoàn cảnh khó khăn; đi thắp hương ở nhà thờ tổ; luôn cố gắng học tập tốt; quan tâm, gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà

19 tháng 11 2021
/9/0/8/07//
19 tháng 11 2021

thiếu tiểu li gia,lão đại hồi

hương âm vô cải mấn mao tồi

nhi đồng tương kiến bất tương thức

11 tháng 4 2021

1. Cả bè hơn cây nứa.

2. Góp gió thành bão

3. Hợp quần gây sức mạnh.

4. Giỏi một người không được, chăm một người không xong.

5. Bẻ đũa không bẻ được cả nắm.

6. Chết cả đống còn hơn sống một người.

7. Chung lưng đấu cật.

8. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.

9. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

10. Tướng chuộng nhiều quân, dân chuộng nhiều người.

11. Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

12. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

13. Đồng thanh tương ứng,

14. Khi rét ta chung một lòng, khi đói ta chung một dạ.

15. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

16. Đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết.

17. Lá lành đùm lá rách

18. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

19. Thương người như thể thương thân.

20. Thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

21. Môi hở răng lạnh.

22. Con chim khôn cả đàn cùng khôn, con chim dại cả đàn cùng dại.

23. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.

11 tháng 4 2021

      Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ cah rau muống nhớ cà dầm tương.

5 tháng 6 2023

- Các bạn trong tranh đã làm những việc sau để thể hiện tình yêu quê hương:

+ Tranh 1: Yêu thương, chăm sóc các thành viên trong gia đình

+ Tranh 2: Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

+ Tranh 3: Vẽ tranh về quê hương ta

+ Tranh 4: Tưới cây, dọn dẹp vệ sinh bảo vệ quê hương ta

+ Tranh 5: Tìm hiểu, nghe kể về lịch sử quê hương ta

+ Tranh 6: Viết thư gửi lời thăm hỏi ông bà

- Em còn biết những việc làm sau đây thể hiện tình yêu quê hương:

+ Không giẫm cỏ, ngắt hoa, bẻ cành

+ Cố gắng học tập tốt

27 tháng 12 2023

Tình cảm của tác giả trong văn bản :

+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).

+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).

=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

7 tháng 12 2023

- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như 

(“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”), 

Đồng thời, thể hiện sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân

 (“Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, “Mặt người vất vả in sâu”).

 Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Mọi người dùng rìu và dao nhọn để chiến đấu với bạch tuộc.

- Khi một thủy thủ bị bạch tuộc quấn, mọi người đã lao vào chặt các vòi của nó.

- Nê-mô cứu thoát Nét Len trong gang tấc. Giáo sư A-rôn-nác cũng lao vào cứu Nét Len.

- Nê-mô ứa lệ khi thủy thủ bị bạch tuộc quấn mãi mãi ở dưới lòng đại dương.