em hãy viết đoạn văn phân tích chất thực và lãng mạn của hình ảnh trong câu thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biểm bằng
mk cần gấp nha giúp mk nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
- Các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ là: gió, trăng, mây, biển.
- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ có tác dụng:
+ Khắc họa hình ảnh con thuyền:
Khắc họa hình ảnh đoàn thuyền ra khơi tìm luồng cá với một tư thế mới, đẹp một cách hùng tráng và thơ mộng.
Tô đậm hình ảnh con thuyền ra khơi: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc lớn lao khi được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng.
+ Gợi hình ảnh con người trong tư thế đẹp đẽ, không chỉ hòa mình vào thiên nhiên mà con người còn mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
Những câu thơ trên gợi cho ta thấy hình ảnh con thuyền ra khơi trong bài "Quê hương" của Tế Hanh.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Hai câu thơ trong bài "Đoàn thuyền đánh cá":
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Nhằm nói tới hình ảnh con thuyền vốn nhỏ bé nay trở thành lớn lao, ngang tầm vũ trụ, kì vĩ.
+ Con thuyền đặc biệt được cầm lái bởi gió, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện giữa con thuyền với tự nhiên.
+ Hình ảnh con thuyền được nâng lên, hòa nhập với kích thước lớn lao của thiên nhiên, vũ trụ.
Điều đó khiến cho cảm giác nhỏ bé, cô đơn và lẻ loi của con người hoàn toàn biến mất.
→ Hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng kết hợp với hình ảnh con người phơi phơi, hào hứng với công việc.
Tk
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Ẩn dụ và nhân hóa" Thuyền ta lái gió với buồm trặng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
Trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" Huy Cận viết:
" Thuyền ta lái gió....lưới vây giăng"
Đó là hình ảnh con người lao động mới trong thời điểm đánh cá trên biển. Những người ngư dân bắt tay vào công việc đánh cá trên biển làm việc trong tư thế làm chủ chinh phục thiên nhiên, biển cả. Họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển, trời, trăng, sao để làm tăng khí thế của con người lao động.
" Thuyền ta............vây giăng "
Với hình ảnh ẩn dụ, lãng mạn cho thấy thiên nhiên cũng như tiếp sức cho con người. Gió trời trở thành người lái, trăng sà xuống cánh buồm như làm bạn với con người. Con thuyền không hề có cảm giác nặng nề mà như bay lên giữa thiên nhiên cao rộng. tầm vóc của người ngư dân vụt lớn bổng lên ngang tầm vũ trụ. Đó là tư thế của những con người lao dộng mới
" Ra đậu.............vây giăng"
Hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa cho thấy những người ngư dân như những nhà thám hiểm đang ngày đêm thăm dò khám phá đại dương để đánh thức tiềm năng của lòng biển, để làm cho cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, góp phần làm cho đất nước giàu đẹp. Họ đang trong cuộc chinh phục biển khơi. Họ đến trận chiến này 1 cách hào hứng mê say, lao động cần mẫn để có thành quả. Vũ khí của họ là những mỏ lưới thả xuống biển cả làm nổi bật vị thế của người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên.
+) Ẩn dụ :lái gió ,buồm trăng
+) Nói quá :lướt giữa ...biển bằng
+) Nghệ thuật đối :mây cao vs biển bằng
Tác dụng:
+“Lái gió”, “buồm trăng” là những hình ảnh ẩn dụ được xây dựng trên sự tưởng tượng táo bạo.
+ Ẩn dụ, nói quá ⇒ Con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.
+ Phép đối tạo nên nét đẹp kì vĩ của không gian.
Em tham khảo:
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Thiên nhiên, đất trời hòa quyện cùng với con người tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp trong liên tưởng của tác giả. Những hình ảnh "lái gió", "buồm trăng", "mây cao", "biển bằng" là những hình ảnh đẹp mang đậm chất hiện thực. Mỗi một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá cũng như tham gia đánh trận, cùng phải dàn binh, bố trận, cũng phải có vũ khí, cũng phải thăm dò, cũng phải đối chọi với thiên nhiên đất trời nơi bão bùng, sóng lớn... Một trận chiến với cá cũng khiến cho con người phải suy nghĩ, phải sống chiến đầu với thiên nhiên nhưng cũng phải hòa quyện cùng với thiên nhiên để tạo ra một tâm thế tốt, một cảnh sắc hài hòa và có nhịp điệu trong cuộc sống.
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
Trong các tác phẩm thơ đã đọc, em thích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ ra đời sau một chuyến đi thực tế ở Hòn Gai của tác giả. Khung cảnh lao động hăng say của những người đánh cá trên biển trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo cảm xúc cho nhà thơ. Bài thơ với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, những sự liên tưởng ý nhị giàu hình ảnh, cảm xúc, nhà thơ đã tạo cho tác phẩm một sức sống mãnh liệt và một vẻ đẹp huy hoàng. Trong bài thơ, có đoạn thơ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Khí thế của những người đánh cá giữa biển đêm mới thật kiêu hùng: Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Trí tưởng tượng của tác giả thật đẹp, sự liên tưởng bay bổng đã bao trùm lên những đoàn thuyền đánh cá bằng những hình ảnh đẹp, đầy cảm xúc. Con thuyền lái gió đi giữa biển trời, cánh buồm làm bạn với gió trăng. Những hình ảnh liên tưởng hùng vĩ mà nên thơ. Con người ở giữa thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên.
Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Trước Cách mạng thơ Huy Cận thường giàu chất triết lí và ngập tràn nỗi sầu nhân thế. Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công thì thơ ông là bài ca dào dạt niềm vui về cuộc đời, là bài thơ mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Ra đời năm 1958, trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ra vùng mỏ Quảng Ninh, “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc như thế. Bài thơ miêu tả một chuyến đi khơi của đoàn thuyền đánh cá; là một khúc ca lao động tập thể, khúc ca về vẻ đẹp của thiên nhiên; là niềm vui, niềm ngưỡng mộ của tác giả trước con người và cuộc sống mới.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là vẻ đẹp của biển cả, của đoàn thuyền và con người được thể hiện qua đoạn thơ:
“…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng ( có thể bàn thêm). Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.