K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2016

+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.

+ Sử dụng thể thơ lục bát.

+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.

+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.

 


 

24 tháng 10 2016
- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).- Về nội dung: + Cả ba bài ca dao đều là những câu hát than thân của con người trong xã hội xưa.+ Tuy nhiên, ở mỗi bài vẫn có ít nhiều hàm ý mang tính chất phản kháng (hướng đến các thế lực chà đạp con người).- Về nghệ thuật:+ Thể thơ mà cả ba bài đã sử dụng là thể thơ lục bát với âm điệu than thân đầy thương cảm.+ Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và câu hỏi tu từ. 
3 tháng 2 2017

Về nội dung:

    ●    Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.

    ●    Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.

    ●    Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ

Về nghệ thuật:

    ●    Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.

    ●    Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.

10 tháng 10 2019

Những điểm chung về nội dung:

- Nội dung:

+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động

+ Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến

- Nghệ thuật:

+ Đều sử dụng hình thức thơ lục bát

+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng

7 tháng 10 2021

Điểm chung về nghệ thuật của 3 bài ca dao:

* Điểm chung về nội dung:

- Phản ánh các số phận nhỏ bé, bất hạnh, và cuộc đời lận đận, vất vả

- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, với những số phận con người bị vùi dập trong xã hội xưa

- Lên án tố cáo, đả kích chế độ phong kiến và giai cấp thống trị

* Đặc điểm nghệ thuật

- Thể thơ: đều sử dụng thể thơ lục bát =>Tạo ra những nhịp điệu và vẫn điệu

- Mượn hình ảnh, biểu tượng và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận mình

Cho mình nha

28 tháng 8 2016

Bài 1 : 

a)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng  nam khinh  nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

phan tich than em nhu trai ban troi

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận?

  Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa 
18 tháng 9 2016

Biện pháp nghệ thuật là gì vậy bạn?

28 tháng 10 2016

- Ca dao: Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.

Các chủ đề đã học:

-Những câu hát về tình cảm gia đình

-Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

-Những câu hát than thân

-Những câu hát châm biếm

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

-Nội dung: Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cua cha mẹ. Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.

-Nghệ thuật: So sánh ví von, phép đối xứng, âm điệu sâu lắng tình cảm

28 tháng 10 2016

Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.

Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.

 

21 tháng 9 2016

a) 1-    Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

2-  Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.   

3-    Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !

* ý nghĩa của bài 1: Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. 

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. 

ý nghĩa câu 2: Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.

Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các.​ý nghĩa câu 3: Tấm lụa đào đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và rất mát, mặc vào thì người đẹp hẳn lên. Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua", đủ loại người sang kẻ hèn, người thanh kẻ tục, không biết sẽ vào tay ai? Lụa tuy đẹp thật nhưng chắc gì đã có người biết đánh giá đúng giá trị của nó! Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, những hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp. 
21 tháng 9 2016

bạn tự cắt ngắn đi nhé!

8 tháng 10 2021

Cái cò lặn lội bờ ao, 

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? 

Chú tôi hay tửu hay tăm, 

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. 

Ngày thì ước những ngày mưa, 

Đêm thì ước những đên thừa trống canh. 

Hình ảnh người cháu: được ẩn dụ bởi hình ảnh "cái cò" - đang phải lặn lội, vất vả làm việc.Hình ảnh người được cầu hôn: "cô yếm đào" - hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái xinh đẹp, đang độ tuổi xuân thì, gia đình có điều kiện khá giả.Hình ảnh người chú được giới thiệu:Hay tửu hay tămHay nước chè đặcHay nằm ngủ trưaƯớc ngày mưaĐêm thừa trống canh

=> Phép liệt kê, từ ngữ mỉa mai, nói ngược, giọng điệu nhẹ nhàng, bỡn cợt.

=> Giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi

=> Chế giễu hạng người lười biếng, nghiện ngập.

Cre: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-nhung-cau-hat-cham-biem.html

2 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

- Đặc điểm nghệ thuật:

    + Lời thơ thường ngắn gọn.

  + Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

    + Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

    + Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.