K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2016
 Chiến thắng Điện Biên Phủ vang động cả thế giới khiến cho các dân tộc đang tiến hành cuộc cách mạng giải phóng khỏi ách áp bức của chế độ thực dân và những người tiến bộ khắp năm châu đều cảm phục và kính yêu nhân dân Việt Nam. Năm 1956, một số nghệ sĩ điện ảnh Ba Lan dựng một cuốn phim về nước ta lấy tên là Cây tre Việt Nam, coi cây tre tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, nhất là tinh thần chiến đấu bất khuất, bền bỉ, kiên cường. Nhà văn Thép Mới viết lời thuyết minh cho bộ phim ấy. (Thuyết minh bắt buộc đi kèm hình ảnh trên phim, làm phận sự đưa ra đôi lời ngắn gọn, có ý nghĩa, để giới thiệu và làm tăng khả năng diễn đạt của hình ảnh). Bài văn này giàu chất thơ và giàu nhạc tính, hình ảnh đẹp có sức biểu cảm cao, chắp cánh cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng. Có thể coi đây là một thiên tùy bút xuất sắc, kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa nghệ thuật miêu tả với trữ tình và bình luận. Sau 1954, khí thế của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn đang còn hừng hực nóng hổi như mới xảy ra hôm qua. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng vẫn cử bài Giải phóng Điện Biên làm nhạc hiệu. Nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các nước bạn giúp đỡ nước ta rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần. Bộ phim Cây tre Việt Nam được hoàn thành và bài văn này được viết trong hoàn cảnh sôi động ấy. Phim lấy cây tre làm biểu tượng, lời thuyết minh cũng phải theo ý đó. Các nhà làm phim miêu tả một đôi nét tiêu biểu, coi tre là thứ cây gắn bó, chở che cho một nền văn hóa, là người bạn thân thiết, gần gũi với người nông dân suốt cả một đời từ thuở nằm nôi cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre là người bạn kề vai sát cánh trong cuộc sống lao động hằng ngày, đồng thời cũng là người bạn son sắt, thủy chung trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp gian khổ, oanh liệt và chiến thắng lẫy lừng. Người dựng phim cũng như người viết thuyết minh nhằm ca ngợi cuộc sống giản dị, nên thơ, ca ngợi cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam với những đức tính tốt đẹp thể hiện nơi cây tre giản dị mà cao quý. Bài văn chia làm bốn đoạn. Đoạn một là phần mở bài, nêu ý bao quát toàn bài và phác họa hình ảnh cây tre với những phẩm chất nổi bật của nó. Đoạn hai và ba là phần thân bài, phát triển và minh họa cho ý chính. Đoạn bốn là phần kết bài. Nội dung ấy được mở rộng và minh họa bằng những chi tiết, hình ảnh sắp xếp theo trình tự hợp lí như sau: Tre (và những cây cùng họ) có mặt khắp nơi trên đất nước ta. Tre có vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người, đặc biệt là người nông dân trong cuộc sống lao động sản xuất. Tre gắn bó với con người trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, mà cụ thể nhất là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 

Tre vẫn mãi là bạn đồng hành thân thiết của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Câu mở đầu khẳng định: Cây tre là bạn thân của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam.. Tre là một loại cây dễ trồng, dễ sống, có vẻ đẹp bình dị và mang nhiều phẩm chất quý báu. Đề tài về cây tre không mới, nhưng ở bài văn này sự liên tưởng giữa tre với người đã được mở rộng đến tầm dân tộc. Đây là nét độc đáo, có tính sáng tạo. Nhà văn không chỉ nhìn cây tre ở khía cạnh đạo đức mà nhìn toàn diện, bắt đầu từ khía cạnh tình cảm: tre là bạn thân của con người, chứ không bó hẹp trong phạm vi biểu tượng.

  Chúng ta hãy tưởng tượng có một màn ảnh đang hiện lên trước mắt. Đất nước Việt Nam xanh mướt bốn mùa đủ loại cây lá khác nhau, nhưng nhiều nhất vẫn là tre nứa. Những cánh rừng tre miền Nam, miền Bắc, miền xuôi, miền ngược… nối tiếp nhau. Tác giả nhấn mạnh: trong muôn loài cây nhuộm xanh đất nước, nổi lên một loài thân thuộc nhất, đó là tre. Thân thuộc, chứ không phải là quen thuộc. Nghĩa là tre đã có quan hệ ruột thịt với người. Lời thuyết minh đang hào hứng giới thiệu tre Đồng Nai của miền Nam, nứa Việt Bắc – cái nôi cách mạng và kháng chiến, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, nơi vừa mới ghi chiến thắng oanh liệt của dân tộc… bỗng dưng hạ một câu bất ngờ với giọng điệu ân tình, thủ thỉ: lũy tre thân mật làng tôi. Tại sao lại xuất hiện làng tôi ở đây? Làm gì có lũy tre nào của làng quê tác giả trên màn ảnh? Vậy mà sao ta nghe vẫn thấy tự nhiên, hợp lí, thậm chí êm tai nữa? Ấy là vì nó phù hợp với ý thân thuộc trên kia. Đối với ai tre lại không thân mật? Cho nên, lũy tre trên màn ảnh kia, dù là của làng nào đi nữa thì cũng là lũy tre thân mật làng tôi. Bởi con người Việt Nam chúng ta đi đến đâu mà chẳng có nứa tre làm bạn. Đất nước vừa trải qua chín năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cực kỳ gian khổ. Nhưng cũng chính trong những tháng ngày gian khổ ấy, chúng ta đã phát hiện ra rằng: dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khôi phục lại đầy đủ và đậm đà hơn cái truyền thống Nhiễu điều phủ lấy giá gương của tổ tiên tự nghìn xưa và cái truyền thông quý báu bầu bí chung giàn vừa cảm động vừa có ý nghĩa sâu xa. Bất kì ở đâu, trên đường chiến đấu, ta đều có những người mẹ, người chị, người em thân thương và những cây tre quấn quýt, ân tình. Câu văn không hề nói đến những điều đó nhưng trong âm hưởng của nó chứa đựng nội dung như vậy. Nói chuyện tre mà là nói chuyện tâm tình đất nước, tâm tình con người Việt Nam ta đó. Sau khi giới thiệu chung, bây giờ ống kính lia cận cảnh, miêu tả một sô đặc điểm, đồng thời là đức tính của tre. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài văn này là phép nhân hóa được tác giả sử dụng rất có hiệu quả để thể hiện những phẩm chất của cây tre. Một mầm măng nhú lên. Lời thuyết minh khái quát: tre có nhiều loại nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Nói về tre nhưng thấp thoáng đã gợi chuyện người. Cái mầm non ấy sau này sẽ trở thành biểu tượng trong phù hiệu của tuổi thơ Việt Nam, đương còn là măng nhưng đã hiên ngang, thẳng tắp. Tiếp theo là những đức tính đáng quý của tre. Tre không đòi hỏi gì nhiều: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Kham khổ, thiếu thốn, vậy mà tre vẫn cứng cáp, dẻo dai, vững chắc… Đó là đức tính của tre và phần nào cũng là đức tính của nông dân ta. Đến lời bình luận: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người… thì đích thực phẩm chất của tre đã là phẩm chất của người. Tre và người đã hòa với nhau làm một. Bây giờ nói đến vai trò của tre trong nền văn hóa lâu đời của đất nước Việt Nam. Ông kính chiếu vào những vòm tre rợp bóng vươn cao, nghiêng mình ôm ấp những xóm làng, như ôm ấp cuộc đời của cả một dân tộc. Câu Bóng tre trùm mát rượi đẹp như một câu thơ và cả đoạn văn này lấy chữ trùm làm nốt nhạc chủ đạo: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời… Trên màn ảnh hiện ra nào làng, bản, xóm thôn, nào mái chùa cổ kính, nào mái đình rêu phong… tiêu biểu cho một nền văn hóa lâu đời và bên cạnh đó là cảnh sống của người dân cày với hình ảnh cây tre luôn ở bên cạnh, trở thành người nhà, cùng chung sống, giúp đỡ nhau đời đời, kiếp kiếp… Tre như cánh tay của người nông dân lao động vất vả quanh năm không hề ngơi nghỉ. Hai câu thơ sánh đôi như hai người bạn chí cốt: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ, Tre với người vất vả quanh năm, góp phần khẳng định thêm quan hệ khăng khít đó. ở trên còn là nói chung chung, đến đây tác giả nêu cụ thể sự gắn bó giữa tre với người từ lúc còn thơ cho tới lúc tuổi già. Tre tỏa bóng mát chở che cho buổi ban đầu hò hẹn nỉ non: Tre làm lạt gói bánh chưng xanh, thắt chặt mối lương duyên cho trai gái thành vợ thành chồng. Tre là nguồn vui duy nhất của trẻ em thôn quê qua những que chuyền đánh chắt. Tre đem lại giây phút khoan khoái cho tuổi già khi thong thả rít điếu thuốc lào từ chiếc điếu cày tre. Như vậy, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre cho đến lúc nằm xuống xuôi tay trên chiếc giường tre, suốt một đời, tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. Đoạn văn đầy chất trữ tình, êm dịu. Có thể coi lời thuyết minh ở đoạn này như thiên trường ca về lịch sử của một nền văn hóa được cô đọng lại trong hình ảnh cây tre và hình ảnh người nông dân Việt Nam trải mấy ngàn năm. Bóng mát của tre ôm trùm, che chở. Tre là cánh tay, là bạn tâm tình, là nguồn vui, là niềm khoan khoái. Tre đong đưa trẻ thơ, tre nâng đỡ thân già. Tre là người nhà, người thân, đời đời, kiếp kiếp. Nhà văn miêu tả cây tre rất chân thực nhưng cũng hết sức trữ tình, bay bổng. Không chỉ có hình tượng trên màn ảnh và trong lời văn làm nên vẻ đẹp của tre mà còn có nhạc điệu du dương trong từng chữ, từng câu. Tiết tấu trong câu, trong đoạn, trong cả bài văn đều có sự cân đối, bằng trắc xen nhau, kết hợp. hài hòa, tạo nên một âm hưởng ngân nga, sâu lắng. Tre gắn bó không rời với con người trong cuộc sống đời thường và tre càng không rời con người trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
Từ nghìn xưa, tre đã lập kỳ tích với người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Trong buổi đầu chống Pháp, tre đương đầu với giặc bằng chiếc gậy tầm vông. Tre trở thành đồng đội, đồng chí của người và cùng người lập nên nhiều chiến công vang dội. Buổi đầu tuy chưa có sắt thép trong tay nhưng quyết tâm đánh giặc của cả dân tộc ta là vô cùng lớn lao. Cho nền tầm vông vạt nhọn đã trở thành vũ khí sắc bén chống quân xâm lược Pháp với đầy đủ vũ khí do đế quốc Mĩ, thực dân Anh giúp sức. Gậy tre, chông tre đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc ở miền Nam ngay sau buổi đầu kháng chiến. Từ ngàn xưa, tre đã cùng người nông dân đi vào bao cuộc trường chinh của dân tộc. Tre cùng anh bộ đội, người nông dân mặc áo lính, chiến đấu dũng cảm, kiên cường. Bộ đội khiêng pháo lên trận địa thì tre làm đòn, đạp rào xông vào đồn địch thì tre làm liếp đè lên dây thép gai. Bộ đội leo lên đồn giặc bằng chiếc thang tre, vượt qua bờ hào của giặc bằng chiếc cầu tre. Bộ đội cần được tiếp cơm, tiếp nước thì tre làm đòn gánh kĩu kịt trên vai chị dân công. Bộ đội qua sông thì tre sẵn sàng làm bè nứa, thuyền nan. Đến trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã có thêm sắt thép nhưng vẫn khiêng pháo lên trận địa bằng chạc nứa, đòn tre… Nhớ lại buổi đầu kháng chiến, bao nhiêu là gian lao, vất vả, cơm thiếu gạo khan, tre lại hiến dâng cả máu thịt của mình: măng dang, măng nứa thay cơm, tro nứa thay muối nuôi anh bộ đội. Bộ đội ta anh hùng, tre cũng xứng đáng là anh hùng. Suốt chín năm trường kháng chiến chống Pháp, tre đã đứng lên, thật sự chiến đấu như người. Không còn là nghệ thuật nhân hóa thông thường mà đã là một sự hóa thân kì diệu. Tre biến thành người trong cuộc chiến đấu và chiên thắng thần kì: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người… Yêu anh bộ đội, tre đi vào cuộc trường chinh… Tre phá đồn giặc, tre đi xung kích… Tre đã dự trận Điện Biên Phủ… Tre vui với anh bộ đội. Tre hòa tiếng hát khải hoàn… Đoạn văn hừng hực lửa chiến đấu, cao vút khí thế anh hùng ca, giống như bài sử thi ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Tác giả không chỉ ca ngợi cây tre trong chiến đấu ở mặt anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên trinh… mà còn ca ngợi cây tre ở mặt tình cảm, tâm hồn. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác… là vì tre có tấm lòng thương yêu vô hạn con người, làng xóm, mái tranh, đồng lúa… Tre muốn che chở, giữ gìn tất cả những gì thân thuộc nhất trên đất nước này. Anh bộ đội cùng tre đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, vinh quang tột đỉnh. Giặc tan, non sông thái bình, trong tiếng hát khải hoàn của con người còn có tiếng nói của tre qua tiếng sáo trúc réo rắt vang ngân. Mừng hòa bình, tre trỗi dậy điệu nhạc của đồng quê mênh mông, bát ngát. Đó là tiếng nhạc véo von của cây sáo trúc. Tiếng sáo cùng chiếc diều vút bay theo gió. Gió càng mạnh, diều càng cao, tiếng sáo lại càng du dương, trầm bổng. Mấy câu cuối bài văn đẹp như một bài thơ trữ tình chứa chan, dạt dào cảm xúc: Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre… Đó là tiếng hát của tương lai. Tương lai thuộc về các em thiếu nhi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các em lớn lên như măng mọc thẳng và cũng sẽ mang chất tre cứng cáp, dẻo dai, bất khuất như thế hệ cha anh. Ngày mai, trong cuộc sống sẽ có nhiều sắt thép nhưng tre vẫn còn rủ bóng trên đường các em đi học và tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình trong điệu sáo trúc, vẫn tươi vui noi cổng chào thắng lợi, trên chiếc đu tre bay bổng ngày xuân. Tre sẽ còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi sáng, còn mãi với chúng ta vui hạnh phúc, hòa bình. Kết thúc cuốn phim, kết thúc lời giới thiệu Cây tre Việt Nam là như vậy. Với bề ngoài nhũn nhặn, hiền lành nhưng bên trong chứa chan tình cảm và vững bền bao đức tính tuyệt vời, cây tre xứng đáng tiêu biểu cho phẩm chất của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Bài văn nói chuyện cây tre, kì thực là ca ngợi người nông dân Việt Nam đời đời gắn bó với cây tre. Bên ngoài cũng nhũn nhặn, mộc mạc như cây tre, ở đâu cũng sống khỏe, cũng xanh tốt như tre. Khi có giặc ngoại xâm, đi vào cuộc chiến đấu, người nông dân cũng như cây tre, thẳng ngay, can đảm, bất khuất, dù hi sinh vẫn giữ vững tinh thần: Trúc dẫu cháy, tiết ngay vẫn để. Đó là phẩm giá tốt đẹp, cao quý của con người Việt Nam đã có tự thuở xưa mà ông cha ta đã gửi gắm qua hình ảnh của cây tre bình dị mà thân thuộc. 
31 tháng 8 2017

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình cây đa,cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam .

Bài văn cảm nghĩ về cây tre

Bài văn cảm nghĩ về cây tre - Ảnh minh họa

“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.

       Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.        Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.        Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…        Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.        Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

 

8 tháng 10 2017

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre

13 tháng 10 2016

các bạn viết 1 bài văn về cây tre nhà mình cần gấphehe

13 tháng 10 2016

me too

9 tháng 10 2016

biểu cảm của cây đa thì mình có 1 bài. Bạn có muốn tham khảo không?

12 tháng 10 2016
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam . 

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

 Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .Bạn tham khảo nhes!
6 tháng 8 2016

dàn bài nhé

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

bạn làm bài văn ra giùm mình đi

 

13 tháng 10 2016
Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.‘’Tre xanhXanh tự bao giờTruyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.‘’…Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù cát sỏi đá vôi bạc màuCó gì đâu, có gì đâuMỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:’’Rễ siêng không ngại đất nghèoTre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam 
13 tháng 10 2016

       Bạn tham khảo bài này viết này nhé! Chúc bạn học tốt!   

        Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê? Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu. Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !  Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng. Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

 

6 tháng 1 2022

vậy bn tự lm nha chúc bn lm bài tốt:))

6 tháng 1 2022

Khùng