Phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn trích
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
+) "Buồn trông của bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa": Cảnh - Kiều nhìn ra phía cửa sổ dưới trời hoàng hôn, thấy con thuyền đang đi xa dần <=> Tình - Kiều thấy rằng con đường trở về của mình ngày càng thu hẹp và xa dần.
+) "Buồn trông ngọn nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu": Cảnh - Kiều nhìn thấy những cánh hoa mỏng manh trôi theo ngọn nước mới sa <=> Tình - Kiều xót thương cho thân phận chìm nổi bất định của mình, không biết cuộc đời nàng sẽ đi về đâu.
+) "Buồn trông nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh": Cảnh - Kiều thấy xa kia là thảm cỏ rộng và xanh rầu, hoang vắng, cô đơn <=> Tình - Kiều cảm thấy cuộc đời mình âm u, sầu muộn, cô đơn, đồng thời dự cảm về một cuộc đời không mấy tốt đẹp và ảm đạm của nàng về sau này.
+) "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi": Cảnh - Là tâm cảnh của Kiều, Kiều tưởng tượng mình đang ngồi giữa biển khơi, sóng ầm ầm như muốn nhấn chìm nàng xuống <=> Tình - Kiều có dự cảm không mấy tốt đẹp về tương lai sau này của mình, sẽ bị người đời đày đọa và làm cho tủi nhục.
- BPTT lặp cấu trúc: sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + …" ở các dòng thơ
(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm
(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,
(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
- Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.
Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.
- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.
- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.
- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.
- Điệp ngữ tạo nỗi buồn trầm hùng, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp "bạc mệnh" của người con gái đầu lòng Vương viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi
lo âu và sợ hãi của Kiều. "Cánh buồm xa xa "thấp thoáng trên "cửa bể chiều hôm" như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Cánh "hoa trôi man mác" dồi lên dồi xuống giữa "ngọn nước mới sa" bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
"Nội cỏ rầu rầu" vàng úa hiện lên giữa màu xanh "chân mây mặt đất" nơi mờ mịt xa xăm hay là cuộc đời tàn úa của nàng:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Và biển trời dữ dội "ầm ầm tiếng sóng" đang vỗ, đang "kêu", đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiều:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.
Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm - tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ "buồn trông" bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thúy Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động
Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!