K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2016

Bài 4. Quan sát 5 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 41 SGK, hãy chọn biểu đồ thuộc đới nóng và giải thích.
Trả lời:
Biểu đồ B là biểu đồ thuộc đới nóng vì:
+ Biểu đồ A : có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 15°C vào mùa hạ nhưng lại là mùa mưa nên không phải của đới nóng.
+ Biểu đồ B : nóng quanh năm, nhiệt độ trên 200 c và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ. có một mùa khô vào mùa mưa, đây là biểu đồ của đới nóng.
+ Biểu đồ C : nhiệt độ cao nhất vẫn dưới 20°C, mùa đông ấm trên 5°C, mưa quanh năm nên không phải của đới nóng.
+ Biểu đồ D : có mùa đông lạnh dưới -5°C nên không phải của đới nóng.
+ Biểu đồ E : mùa hạ nóng trên 25°C, mùa đông mát, mưa rất ít và tập trung vào thu đông nên không thuộc đới nóng.

 

14 tháng 10 2016

Từ sau đánh hẳn ra nha pn hihi

28 tháng 11 2018

Do vùng có điền kiện để phát triển các ngành sản xuất trên:

- Nhóm ngành trồng trọt: Đất phù sa màu mỡ, đất pha cát; khí hậu nóng ẩm thích hợp cho các cây trồng sinh trưởng và phát triển.

- Nhóm ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:

+ có vùng biển, sông, đầm phá nhiều thủy hải sản.

+ người dân có kinh nghiệp trong nuôi trông, đánh bắt và chế biến thủy hải sản.

- Nghề khác như làm muối:

+ nước biển mặn

+ khí hậu nóng khô vào mua hè, nhiều nắng.

2 tháng 4 2018

Ta có: 

\(AC+BC\ge AB\) ( vì \(C\)là điểm chưa xác định )

Do đó: 

\(AC+BC\)ngắn nhất khi:

\(AC+BC=AB\)

\(\Rightarrow C\)nằm giữa \(AB\)

Vậy vị trí đặt một cột mắc dây điện từ trạm về cho khu dân cư sao cho độ dài đường dây ngắn nhất là \(C\)nằm giữa \(AB\)

2 tháng 4 2018

Ta có: AC + BC  ≥ AB ( vì C là điểm chưa xác định)

Do đó : AC + BC ngắn nhất khi:

AC + BC = AB

=> C nằm giữa A và B

Vậy vị trí đặt một cột mắc dây điện từ trạm về cho khu dân cư sao cho độ dài đường dây dẫn ngắn nhất là C nằm giữa  A và B

10 tháng 9 2018

vào những ngày tết đến hết. Vì nó thể hiện đc truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam chúng ta.

Lang Liêu đc lên ngôi vì Lang Liêu là một người nông dân nên sẽ hiểu đc nỗi cực khổ của nhân dân và chàng có tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đi trước nên đc vua cha tin tưởng giao lại ngôi báu cho.

Học tốt nhé !

10 tháng 9 2018

- Đọc truyện bánh chưng, bánh giầy, em thích nhất chi tiết là Lang Liêu được thần báo mộng:
Vì Lang Liêu rất nhanh trí hiểu được ý của thần, đồng thời chàng cũng sáng tạo lấy đậu xanh cho bánh miếng bánh có màu đẹp, lạ mắt, rồi chàng lấy thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông (gọi là bánh chưng), cùng một loại gạo nếp ấy, chàng đồ lên giã nhuyễn tạo thành hình tròn (gọi là bánh giầy).

Lang Liêu được nối ngôi là vì chàng gắn bó với cuộc sống của người dân, một cuộc sống dân dã và thanh bình, tuy nghèo khó nhưng luôn giữ nếp thanh bần. Trái ngược với các anh của chàng, nghe cha nói muốn truyền ngôi là lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ, duy chỉ có Lang Liêu cố gắng suy nghĩ xem, vua cha thật sự muốn gì để làm cha vui lòng. Đó là tấm lòng của một người con hiểu thảo. Và Lang Liêu cũng rất thông minh khi chỉ từ gợi ý của vị thần đã làm ra hai loại bánh vô cùng dân dã mà lại mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Vua Hùng chắc hẳn cũng đã thấy được những phẩm chất quý báu ấy của Lang Liêu nên đã truyền ngôi cho chàng.

16 tháng 9 2023

Phrăng là nhân vật mà em rất yêu thích trong truyện Buổi học cuối cùng. Cậu hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà cậu đãhiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.

8 tháng 4 2022

Tham khảo:

Với tầm nhìn xa rộng, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt hơn nghìn năm trước, ông đã chọn Đại La làm kinh đô để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Bằng lí lẽ thuyết phuc, nhà vua đã cho thấy Đại La là mảnh đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu kinh tế và điều kiện sống của dân cư. Về vị trí địa lí, đây là mảnh đất ở vị trí trung tâm của đất nước, có thế rồng cuộn hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp và sẽ phát triển thịnh vượng. Địa hình đa dạng có núi có sông, đất đai vừa bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, vừa có địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây. Thé đất đó rộng rãi, khoáng đạt, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia và cũng tránh được cho dân ta khỏi cảnh lũ lụt tàn phá hàng năm. Bởi vậy, nhà vua đã khẳng định: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng viết: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai đắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng trắng, ngôi báu vũng bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”. Với những lí lẽ thuyết phục về việc lựa chọn nơi đóng đô mới,  Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ đã nhân được sự ủng hộ của cả dân tộc, để giờ đây chúng ta có mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến và phát triển phồn vinh.

22 tháng 4 2016

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

Ở cùng một vĩ độ mà các điểm lại có nhiệt độ khác nhau vì do vị trí gần biển hay xa biển, do độ cao khác nhau, do dòng biển ven biển tác động (dòng biển lạnh thì gây khô hạn còn dòng biển óng gây mưa nhiều), do hướng núi (ví dụ dãy trường sơn tạo ra hai kiểu khí hậu khác nhau "Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây / Bên nắng gắt, bên mưa quay" và cuối cùng do tác động của hướng gió. 

Mình chỉ biết có bằng đó thôi. Chúc bạn học tốt!

22 tháng 4 2016

bạn ơi cho mình hỏi ..."Trường Sơn đông, Trường Sơn tây / Bên nắng gắt, bên mưa quay" chữ quay hình như hơi sai, phải là mưa quây chứ ?