tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả 2 cây phong và quan cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa.Hãy chứng minh tính chất hội họa đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh hai cây phong gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của bọn trẻ, xuất hiện trong mạch kể với sự dẫn dắt của "chúng tôi"
- Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của "chúng tôi":
+ Đoạn 1: kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối
+ Đoạn 2: mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.
- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.
- Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:
+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…
+ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…
=> Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.
- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.
+ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
+ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.
- Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.
+ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…
- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.
+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.
=> Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.
-gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia.
-2 cây phong như 2 ngọn hải đăng trên núi
ko biết đưng hay sai thông cảm nha
a. Thế giới kì diệu :
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi’’, cái thu hút người kể chuyện và làm cho bọn trẻ ngây ngất đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt mọi trẻ khi từ ở những cành cao nhất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống :
- Tầm thấp : Đất rộng bao la khiến cho bọn trẻ phải nín trở ngồi lặng đi vì kinh ngạc, sửng sốt, chuồng ngựa nông trang vốn được coi là tòa nhà rộng nhất thế gian, thế mà giờ đây chỉ như một căn xép bình thường.
- Tầm xa : Nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa biết đến và thấy cả những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói. -
Tầm sâu : Chúng tôi nép mình suy nghĩ, chúng tôi nép mình lắng nghe đã phải là nơi tận cùng của thế giới chưa ? Lời thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn sau chân trời xa thẳm
= > mở ra chiều sâu của suy nghĩ, của trí tuệ, tâm hồn trẻ thơ.
= > Thế giới vừa mênh mông rộng lớn vừa huyền ảo bí ẩn, đánh thức khát vọng của con người.
b. Ngòi bút đậm chất hội họa :
Tính chất của hội họa được thể hiện trên hai phương diện màu sắc và đường nét :
- Đường nét :
+ Đất rộng bao la
+ Dải thảo nguyên hoang vu
+ Những dòng sông tận chân trời
+ Những đám mây, những đồng cỏ. Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
- Màu sắc :
+ Màu trắng của làn sương mờ đục
+ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
+ Màu bạc lấp lánh của những con sông.
= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).
Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn ?
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
+ Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.
+ Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.
Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi », cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn : + Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Chúc bn học tốt
2.
a. Thế giới kì diệu :
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi’’, cái thu hút người kể chuyện và làm cho bọn trẻ ngây ngất đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt mọi trẻ khi từ ở những cành cao nhất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống :
- Tầm thấp : Đất rộng bao la khiến cho bọn trẻ phải nín trở ngồi lặng đi vì kinh ngạc, sửng sốt, chuồng ngựa nông trang vốn được coi là tòa nhà rộng nhất thế gian, thế mà giờ đây chỉ như một căn xép bình thường.
- Tầm xa : Nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa biết đến và thấy cả những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói.
- Tầm sâu : Chúng tôi nép mình suy nghĩ, chúng tôi nép mình lắng nghe đã phải là nơi tận cùng của thế giới chưa ? Lời thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn sau chân trời xa thẳm
= > mở ra chiều sâu của suy nghĩ, của trí tuệ, tâm hồn trẻ thơ.
= > Thế giới vừa mênh mông rộng lớn vừa huyền ảo bí ẩn, đánh thức khát vọng của con người.
b. Ngòi bút đậm chất hội họa :
Tính chất của hội họa được thể hiện trên hai phương diện màu sắc và đường nét :
- Đường nét :
+ Đất rộng bao la
+ Dải thảo nguyên hoang vu
+ Những dòng sông tận chân trời
+ Những đám mây, những đồng cỏ. Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
- Màu sắc :
+ Màu trắng của làn sương mờ đục
+ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
+ Màu bạc lấp lánh của những con sông.
= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).
Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau:
- Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt: đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa tôi đều đưa mắt nhìn cây phong thân thuộc đầu tiên
- Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiêng đung đưa mời chào chúng tôi đến.
Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:
- Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.
- Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".
Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ.
- Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:
+ Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.
+ Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".
- Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ.
đề 1:
Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!
Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!
Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.
Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và cô đã khóc những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui nhưng bây giờ sẽ không còn cơ hội nữa!
Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc ‐ người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện chính là cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được!
Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy, chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi như Con có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không? Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn ‐ những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!
Nguyên ngày khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thì mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T‐ một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế!
Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa bao giờ ôm ‐ không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giọt nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và cô đã đi bóng của cô từ từ mờ dần và khuất xa tầm mắt!
Khi kể xong mẹ em khuyên: “Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồn thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!” Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi!
Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
-> Hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò.
-> Hai cây phong là nhân chứng câu chuyện hết sức xúc động về thầy giáo Đuy-sen và cô bé An-tư-nai: Chính thầy Đuy-sen trồng cây và ước mơ những đứa trẻ mồ côi được đi học
Chúng có tiếng nói riêng ...chan chứa những lời ca êm dịu...
-> Nhân hóa sinh động - Hai cây phong như những con người có tâm hồn với những tâm trạng , cung bậc tình cảm khác nhau.
-> Hai cây phong được tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn người nghệ sĩ
Ngòi bút đậm chất hội họa :
Tính chất của hội họa được thể hiện trên hai phương diện màu sắc và đường nét :
- Đường nét :
+ Đất rộng bao la
+ Dải thảo nguyên hoang vu
+ Những dòng sông tận chân trời
+ Những đám mây, những đồng cỏ. Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
- Màu sắc :
+ Màu trắng của làn sương mờ đục
+ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
+ Màu bạc lấp lánh của những con sông.
= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).