K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2016

Cây chìm trong nước vẫn có thể sống được như: cây sen,súng, các loài cây ngập mặn vì trên cơ thể của chúng không có lỗ khí, không khí hoà tan thấm qua bề mặt cơ thể, có một số bộ phận khoang chứa khí và thông qua trên mặt nước nhờ các lỗ khí nhỏ mà ta không nhìn thấy được.

1 tháng 10 2016

Cảm ơn bạn nhé!

 

1 tháng 10 2016

Rễ cây hút nước và chất khoáng trong đất, nhưng cần phải có đủ không khí nó mới phát triển bình thường. Nếu rễ bị ngâm lâu trong nước, thiếu không khí nó sẽ ngừng sinh trưởng, thậm chí chết ngạt. Khi rễ đã chết thì thân cây cũng đổ theo. Nhưng rễ của cây thuỷ sinh lại khác. Chúng đã thích nghi hoàn hảo với môi trường "khó thở" này. Đặc điểm rõ nhất là chúng đều có thể hấp thụ ôxy trong nước, vẫn thở bình thường trong điều kiện ít ôxy.

Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.

Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.

Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ.

Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.

Là do những cây này cần nước nhiều hơn và những chất hữu cơ có trong nước.

16 tháng 12 2020

Vùng ngập mặn là vùng mà nước biển ăn sâu vào đất liền. Nhiều loại cây hấp thu nước về muối khoáng có nồng độ cao và có bộ rễ dài , có thể đứng vững trong bùn lầy, vùng ngập nước. VD: cây đước

Ko biết có đúng ko nha

17 tháng 12 2020

Dạ mình cảm ơn ạ❤️❤️

- Nước: Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây.

=> Có thể bạn tưới nhiều nước quá

7 tháng 4 2016

Ngu, ai bảo ko biết trồng cũng sĩ

29 tháng 1 2017

 - Những cây mà rễ ngập trong nước như cây bèo tây, bèo cái, bèo tổ ong, …không có miến hút

   - Vì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ

23 tháng 3 2023

Các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có nồng độ dịch bảo trong các tế bào lông hút lớn hơn so với ngoài môi trường, và nhờ cơ chế vận chuyển thụ động nên các cây ở rừng ngập mặn vẫn có thể hấp thụ nước từ môi trường.

8 tháng 11 2021

 Ở nhà em thường trồng cây xoài. Gia đình em thường  bón phân cho xoài là loại phân NPK

9 tháng 11 2021

đag kt giữa học kì kkkk

4 tháng 12 2021

Tham khảo! 

Nội dung chính của đoạn văn trên là : Bài học cho chúng ta : Trong cuộc sống , dù cho có trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy vẫn phải nuôi ý chí quyết tâm , một sức sống mãnh liệt để vượt qua mọi khó khăn , gian khổ . Tác giả đã lấy dẫn chứng thực tế chính từ hình ảnh cây xương rồng , trong hoàn cảnh khó khăn nhất , xương rồng sống trên một mảnh đất khô cằn , nhưng nó vẫn sống tốt , vẫn ra hoa , vẫn vươn mình để sống tốt và con người ta cũng vậy , cũng phải biết cố gắng trong mọi hoàn cảnh

16 tháng 10 2016

1)Cây cối nói chung có vai trò rất lớn trong đời sống của con người, không chỉ có vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe, góp phần phòng chống thiên tai như lũ lụt, lũ quét, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính…mà cây cối còn có vai trò tạo dựng nên các khu sinh thái, phát triển du lịch của đất nước, làm phong phú tinh thần của con người.

2)Mình thích nhất là cây phượng vĩ vì nó là 1 loại cây gắn bó với tuổi học trò của mỗi con người.Hương phượng vĩ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn để bắc nhịp cầu liên lạc giữa người với người.

30 tháng 1 2016

vùng ngập mặn là vùng mà  nước biển ăn sâu vào đất liền. Cây đước là loại cây háp thu nước vè muồi khoáng có nồng đọ cao và có bộ rế dài nên =>

cây đước có thế sống ở vùng ngập mặn

P/s: người ta còn chồng cây đước để chống đất xói mòn

tick cho mình nha

 

28 tháng 1 2016

vì cây đước có bộ rễ chống để đứng vững trong đầm lầy