Hãy viết dàn ý và làm 1 bài văn hoàn chỉnh về chủ đề Loài cây em yêu
Giúp mình với!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Them khẻo(Tham khảo)
A/ Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về các loài cây.
- Giới thiệu về loài cây em yêu thích nhất.
II. Thân bài
- Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây:
+ Rễ
+ Thân
+ Cành
+ Lá
+ Hoa
+ Quả
- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây:
+ Đối với mọi người
+ Đối với trường học của em
+ Đối với gia đình em
+ Đối với bản thân em
- Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại.
- Sự gần gũi của em với loài cây mà em yêu thích nhất.
III. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây em yêu thích.
B/ Sơ đồ tư duy C/ Bài vănCảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất – mẫuThời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quý, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây “Hoa học trò.”
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi, chúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẻ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng, vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường thầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè. Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường, thầy cô, bạn bè. Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đoá phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
Tham khảo, dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.
(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)
2. Thân bài
a. Giải thích
Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.
Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
II. BÀI LÀM
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.
Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:
– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:
– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Sưng ở ngón chân cái sẽ không còn nữa nếu bạn đặt trên sưng.....Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:
– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
– Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:
– Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng nghịu trả lời:
Chị… ai… (Chị Mai)
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.
Mẹ nói;
– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Phần trên bạn tự giới thiệu nhé !
Tham khảo:
Là một học sinh cấp hai, hoạt động chủ đạo của em là học và chơi, không gian sinh hoạt chủ yếu cũng là trường học và ở nhà. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng mỗi ngày của em đều là những hứng khởi mới với bao nhiêu điều mới mẻ, kì thú chờ đợi em khám phá. Với em thì mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sau đây em sẽ kể về một ngày hoạt động của mình.
Sau kì nghỉ hè đầy lí thú, em chính thức bước vào lớp sáu, chính thức trở thành một cô học trò cấp hai. Bước sang một môi trường học tập hoàn toàn mới tuy có những ngỡ ngàng, bối rối nhưng cũng đầy ắp những niềm vui, những điều thú vị mới. Lên lớp mới, bên cạnh những bạn học thân quen đã gắp bó với em trong suốt năm năm học ở mái trường tiểu học thì em cũng đã phải chia tay với nhiều bạn theo học ở một ngôi trường khác, điều này khiến cho em và các bạn trong lớp vô cùng buồn bã. Nhưng đổi lại, lên lớp mới, chúng em cũng được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn học mới.
Mỗi ngày mới là một sự đổi thay, những sự kiện cũng mang tính mới mẻ, đầy lí thú nên mỗi ngày đối với em đều là những niềm vui, là tâm trạng háo hức đón chờ, trải nghiệm những sự mới mẻ, đổi thay đó. Theo thời khóa biểu thông thường của em thì cứ sáu giờ sáng em sẽ dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường học, đồng hồ sinh học đã thành thói quen nên em không còn cần bố mẹ đánh thức mà có thể tự mình thức dậy, tự mình chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ.
Vì ngôi trường cấp hai em đang theo học là một ngôi trường huyện, gần nhà nên em không cần mọi người đưa đón mà em tự đi xe đạp cùng chúng bạn lên trường, rồi lại từ trường trở về nhà. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h30 là chúng em sẽ tụ tập nhau lại tại nhà văn hóa của làng, sau khi đã đầy đủ thì chúng em bắt đầu xuất phát, trong số những người đi học cùng em, có người cùng lớp, có người khác lớp hay hơn một lớp nhưng chúng em cùng học một trường và chơi với nhau rất thân thiết. Vì đi đông nên con đường đến trường chưa bao giờ là tẻ nhạt, buồn chán, lúc nào cũng vang lên những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ.
Khi đi chung với nhau còn có một lợi thế, đó là chúng em có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố trên đường về, nếu xe của em hay một ai đó trong nhóm bị hỏng thì những người còn lại luôn cố gắng giúp đỡ bằng cách giúp em về nhà. Chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau chia sẻ những niềm vui bắt gặp trên đường hay kể những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua hay chứng kiến ở trên lớp.Khi đến trường thì chúng em chia nhau ra để vào lớp học của mình, hôm nào đến lượt trực nhật của mình thì em sẽ đến sớm hơn một chút để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dọn dẹp lớp học sạch sẽ để sẵn sàng cho một buổi học đầy lí thú. Thông thường, một buổi học của em thường có từ bốn đến năm tiết học, mỗi tiết kéo dài bốn mươi lăm phút, sau mỗi tiết học thì chúng em sẽ được giải lao năm phút ra chơi. Những giờ học đầy lí thú với những kiến thức bổ ích, mới lạ thu hút sự chú ý của em và các bạn trong lớp, sau mỗi tiết học chúng em đều có thêm cho mình những kiến thức mới đầy bổ ích.
Đối với những tiết học yêu thích của em như: tiết ngữ văn, tiết lịch sử thì em thường bị những lời giảng của cô giáo hấp dẫn, thời gian trôi qua cũng nhanh hơn, nhưng đối với những môn học căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn như: môn toán, môn hóa thì em lại cảm thấy mệt mỏi và thời gian cũng trôi chậm hơn những môn học khác. Dù có căng thẳng hay thích thú thì thời khắc mà em và các bạn yêu thích nhất là giờ ra chơi, đây là lúc chúng em được thỏa sức vui nghịch, giải lao sau những giờ học đầy căng thẳng.
Sau khi năm tiết học kết thúc, tiếng trống dồn cuối buổi báo hiệu kết thúc một buổi học thì chúng em lại ra về, như thường lệ, chúng em sẽ tập trung nhau lại ở cổng trường, sau đó lại cùng nhau ra về. Lúc về thời tiết thường nắng nóng, mặt khác thì ai cũng mệt mỏi, đói bụng nhưng không khí vẫn vô cùng huyên náo, mọi người vẫn cười nói rôm rả làm cho mọi người vui vẻ, cái đói, cái nóng vì thế mà cũng bị đầy lùi.
Sau khi về nhà, em được ăn những món ăn đầy thơm ngon của mẹ, ngồi trong mâm cơm gia đình, em kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện thú vị ở trường, mâm cơm vì thế mà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn cơm xong em giúp bố mẹ dọn dẹp mâm bát, sau đó nghỉ trưa. Đến chiều em giúp mẹ quét sân, dọn vườn và phụ giúp mẹ nấu bữa tối. Ăn tối xong thì em bắt đầu ngồi vào bàn học, làm hết những bài tập mà thầy cô giao, soạn sách cho ngày mới và bắt đầu đi ngủ.
Hoạt động trong ngày của em tuy không có gì đặc biệt, chỉ lặp lại hoạt động học và chơi nhưng đối với em, những hoạt động ấy không hề tẻ nhạt, nó luôn mới mẻ với những điều kì thú mới, mang đến cho em những trải nghiệm mới.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình.
- Học lớp..., trường...
2. Thân bài:
* Các hoạt động trong ngày:
+ Buổi sáng:
- Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?
- Đi học lúc nào? Trường xa hay gần?
+ Buổi trưa:
- Ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều:
- Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học...).
- Học và làm bài tập.
- Giải trí.
+ Buổi tối:
- Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi...
- Chuẩn bị bài cho ngày mai.
- Đi ngủ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em rất quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
- Cố gắng rèn luyện nề nếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.
Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.
Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.
Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.
Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.
Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.
Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:
- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..
Mở bài:
Mỗi loài hoa đều mang trên mình vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh , hoa hồng bạch ngây thơ hay hoa Lài của tình bạn ngát hương. Riêng tôi loài hoa mang trên mình vẻ đẹp tượng trưng cho đất trời không đâu khác đó là hoa sen lòng bộ lượng bác ái, từ bi.
Kết bài:
Sen thơm, hương lại ngan tỏa. Dù trong hoàn cảnh nào Sen cũng hàm chứa trong đó sự tinh túy, thuần khiết , cao đẹp. Nó là biểu tượng cho đất nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam
Chúc bạn học tốt!
Đề bài : Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Giới thiệu đối tượng : loài cây em yêu thích.
b. Loài cây em yêu thích : cây dừa, cây cau, cây tre, cây phượng,…
Lí do yêu thích : có thể từ một kỉ niệm nào đó, người trồng cây quan trọng với em, …
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Giới thiệu loài cây em yêu thích và lí do em yêu thích loài cây đó.
b. Thân bài:
- Nêu các đặc điểm tiêu biểu của cây: hình dáng, màu sắc, hoa trái, lợi ích,…
- Ý nghĩa, vai trò của cây trong đời sống con người và trong cuộc sống của em.
- Sự chăm sóc của em với loài cây đó.
c. Kết bài: Tình cảm của em với cây.
3. Viết đoạn văn
Tham khảo :
- Mở bài:
Những ngày hè oi bức, sân trường em được rợp mát bởi những hàng phượng, bàng rủ lá. Một màu xanh xanh khi ngẩng lên nền trời trong veo, màu xanh mây trời hòa lẫn xanh lá. Loài cây mà em yêu thích - cây phượng đã bắt đầu chấm chấm những cánh phượng đỏ giữa trời xanh.
- Kết bài:
Phượng gắn bó với chặng hành trình cắp sách đến trường của bao thế hệ học sinh. Bao kỉ niệm tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng của em đều đi bên cạnh cây phượng. Em mong sao phượng sẽ luôn đồng hành cùng các thế hệ đi sau, và đó luôn là kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ về.
còn viết bài bn tự nghĩ nha, hk tốt ^^
GỢI Ý DÀN BÀI
A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
B. Thân bài:
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).
C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi
Thân bài
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông
- Bạn có thể nêu thêm tình cảm của mình nha