lập dàn ý chu tiết phân tích nhân vật chị dậu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở Bài
Giới thiệu về tác giả và truyện ngắn Tôi đi học
2. Thân Bài
- Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường được gợi lại qua hình ảnh về thiên nhiên và con người
- Tâm trạng nhân vật: Nhớ và trào dâng cảm xúc về những kỉ niệm thuở đầu cắp sách đến trường
- Những kỉ niệm của nhân vật tôi:
+ Tác giả nhớ rất rõ khung cảnh trên con đường đến trường, mọi thứ trở nên khác lạ bởi chính tâm trạng của mình đang thay đổi
+ Những suy nghĩ, hành động, cảm xúc được diễn tả theo trình tự thời gian
- Tâm trạng nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường: Tâm trạng trở nên rối bời
- Tâm trạng nhân vật khi vào lớp và học bài học đầu tiên
3. Kết Bài
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm
"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.
2.Thân bài
a, Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương
Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
(*) Trong hoàn cảnh đó ta vẫn thấy vẻ đẹp toả sáng từ tâm hồn của chị Dậu
b, chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.
(*) Và có lẽ chính sự giàu tình yêu thương ấy của chị của chị mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lện sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.
c, Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng
Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"
3. Kết bài
(*)Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.
Tham khảo
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú
- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.
II. Thân bài
1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.
- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.
- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.
- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.
- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.
2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.
- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.
- Tâm trạng của khách:
+ Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng
+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống
+ Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.
→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng
→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc
3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.
- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.
- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.
4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.
- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình
- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử
- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ
- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc
→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.
- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ
- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc
- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.
tham khảo:
Dàn ý Phân tích nhân vật khách trong bài thơ Phú sông Bạch Đằng
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú
- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.
II. Thân bài
1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.
- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.
- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.
- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.
- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.
2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.
- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.
- Tâm trạng của khách:
+ Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng
+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống
+ Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.
→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng
→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc
3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.
- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.
- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.
4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.
- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình
- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử
- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ
- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc
→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.
- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ
- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc
- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nam Cao và khái quát đặc điểm sáng tác của ông: Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút hiện thực xuất sắc cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã có những trang viết thật cảm động và thấm thía về cuộc sống của người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ.
– Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo: Là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao khi viết về người nông dân. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc số phận khốn cùng bi thảm của người nông dân trong xã hội cũng và tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với họ
– Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên.
2. Thân bài
a. Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo qua tiếng chửi
– Sử dụng nhiều kiểu câu, câu văn trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo
– Tiếng chửi của một người say nhưng đọc kĩ ta sẽ thấy sự hợp lí của nó khi thay đổi đối tượng chửi theo một trật tự rất phù hợp: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa ***** nào đã đẻ ra hắn.
– Qua tiếng chửi ấy, người đọc đã phần nào đó hình dung về nhân vật – một kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi, một kẻ sống bị mọi người xa lánh, không ai coi hắn là con người, không ai quan tâm đến hắn.
b. Chí Phèo – một người nông dân lương thiện
– Chí sinh ra “không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích”, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về và lớn lên trong tình yêu thương của xóm làng
– Lớn lên Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến và cũng từng có những ước ao, khao khát bình dị
=> Người nông dân hiền lành lương thiện, một người lao động nghèo khổ, đáng thương, kiếm sống bằng sức lao động chính đáng của mình.
– Chí cũng luôn ý thức được nhân phẩm và có lòng tự trọng của mình: Chí bóp chân cho bà Ba mà trong lòng cảm thấy “thấy nhục chứ yêu thương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng”
c. Chí Phèo sau khi ra tù: sự thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính
– Sự thay đổi nhân hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.
– Sự thay đổi nhân tính:
+ “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục mà chửi”.
+ Chí trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, đâm thuê, chém mướn
=> Chí là nạn nhân của nhà tù thực dân, chính nhà tù thực dân đã đẩy Chí đến bên ngoài rìa của xã hội loài người, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.
d. Sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
– Chí cảm nhận thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thường:“Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…”
– Chí có những sự thay đổi về tâm lí “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc (…) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. bừng lên cái ước ao, khao khát có một gia đình nhỏ, bình dị và khao khát được làm người:
+ “ao ước có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vải,…”
+ “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn thèm làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.
e. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
– Sự từ chối, cự tuyệt của Thị Nở đã khiến Chí hiểu ra tất cả “hắn nghĩ ngợi một tí rồi như hắn hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”.
– Nỗi đau trong Chí như quặn thắt lại, Chí “ôm mặt khóc rưng rức” Chí lại tìm đến rượu như một sự giải tỏa nhưng càng uống lại càng tỉnh.
– Chí tìm đến nhà Bá Kiến đòi quyền lương thiện và nhận ra đó là điều không thể, Chí cầm dao giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí chết đi bên ngưỡng cửa được làm người lương thiện.
3. Kết bài
– Khái quát về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa trong xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945
– Qua nhân vật giúp chúng ta thấy;
+ Nam Cao muốn phê phán xã hội thực dân đã đẩy người nông dân vào con đường tha hóa và qua đó ông cũng thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của mình với những người nông dân trong xã hội cũ.
+ Tài phân tích tâm lí bậc thầy của Nam Cao.
I. Mở bài:
II. Thân Bài:
* Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
- Chí phèo là người nông dân lương thiện:
+ Sinh ra bị vứt bỏ ở lò gạch cũ.
+ Nhờ sự cưu mang của nhiều người.
+ 20 tuổi trở thành anh canh điền khỏe mạnh, làm thuê cho Bá Kiến.
+ Ao ướt có một gia đình: Chồng cầy thuê cuốc mướn, vợ dệt vải.
→ Người nông dân chăm chỉ, trong sáng, có ước mơ giản dị.
- Chí phèo là thằng lưu manh:
+ Bá kiến ghen tuông đẩy vào tù.
+ Trờ thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Biến đổi nhân hình:
. Cái đầu trọc lóc.
. Cái răng cạo trắng hớn.
. Cái mặt đen mà cơng cơng.
. Hai mắt gườm gườm trông gớm chết.
. Cái ngực phanh đầy nét trạm trỗ rồng phượng.
→ Chí phèo mất hết hình người.
+ Biến đổi nhân tính:
. Trở thành du côn du đãng.
. Say triền miên, cướp giật, rạch mặt ăn vạ.
. Tay say cho Bà Kiến.
→ Chí phèo đánh mất nhân tính.
=> Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành tên lưu manh.
- Chí phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
. Tình yêu của thị nỡ đánh thức bản bất lương thiện của Chí Phèo.
. Chí phèo đã thức tỉnh, quay trờ lại tính hiền lành.
. Nhận biết mọi âm thanh trong cuộc sống.
. Nhận ra bi kịch của cuộc đời mình.
. Muốn làm người lương thiện.
+ Bát cháo hành: Biểu tượng tình yêu, đánh thức bản tính hiền lành của Chí.
→ Tác giả trân trọng người nông dân ngay cả khi học biến chất.
+ Diến biến bi kịch bị cự tuyệt
. Nguyên nhân: Bà cô thị nở không cho Thị lấy Chí.
. Tâm trạng Chí Phèo:
. Lúc đầu Chí ngạc nhiên, đau đơn thất vọng.
. Sau đó. Chỉ hiểu mọi việc.
. Đâm chết kẻ thù và tự sát.
→ Niềm khao khát được sông lương thiện và tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến.
* Giá trị tác phẩm:
- Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.
- Mâu thuẫn giữa nông dân và đại chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
- Cảm thương trước cảnh người nông dân bị lăng nhục.
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến chất.
- Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mời mẻ, tưởng như tự do nhưng rất chặt chẽ.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa gần gũi tự nhiên.
- Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
III. Kết bài. Mở bài và kết bài thì bạn tự nghĩ để bài viết của bạn hay hơn nhé ! Gia Bảo
DÀN BÀI
A. MỞ BÀI
- Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm ‘Tắt đèn’ in đậm nét trong lòng người đọc.
- Chị là người phụ nữ hiền lành nhịn nhục nhưng bị đẩy vào con đường cùng nên đã vùng lên đấu tranh quyết liệt. Đoạn trích thể hiện rõ tính cách chị Dậu.
B. THÂN BÀI
a) Hết lòng thương yêu chăm sóc chồng.
- Anh Dậu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả cho chị Dậu, được hàng xóm cứu giúp, anh Dậu tỉnh lại.
- Chị nấu cháo dỗ dành chồng ăn cho lại sức, cử chỉ lời nói âu yếm, thiết tha.
b) Nhẫn nhục chịu đựng van xin tha cho chồng:
- Anh Dậu vừa kề bát cháo vào miệng, bọn cai lệ người nhà Lí trưởng đến bắt, sợ quá anh lăn đùng ra.
- Chị xin khất tiền SƯU với thái độ van xin tha thiết, lời lẽ khẩn thiết, nhịn nhục.
c) Chị Dậu vùng lên chống trả:
- BỊ cai lệ đánh, chồng sắp bị trói bắt đi, chị cự lại bằng lí lẽ và thách thức, cách xưng hô thay đổi: ông - cháu, ông - tôi và cuối cùng: mày - bà.
- Đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù.
c. KẾT LUẬN
- Đây là đoạn văn mà ngòi bút của Ngô Tất Tố tỏ ra hả hê sảng khoái nhất.
- Trong cuộc đời nhiều lần chị phải chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần đấu tranh quyết hệt ngoan cường nhất của chị.
Chúc bạn học tốt!