K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2021

Tham khảo

- Cấu tạo: có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 chữ.

- Gieo vần: ở cuối các câu 1, 2, 4 (cư – thư – hư)

- Bố cục: 

+ Khai: mở ra vấn đề (câu 1).

+ Thừa: tiếp tục vấn đề (câu 2).

+ Chuyển: chuyển ý (câu 3).

+ Hợp: khép lại bài thơ (câu 4).

- Vần: 

NamquốcsơnNamđế
BTBBBTB
Tiệtnhiênđịnh ‘phậntạithiênthư
TBTTTBB
Nhưnghịchlỗlaixâmphạm
BBTTBBT
Nhữđẳnghànhkhanthủbại
TTBBTTB

 Không rõ ở chỗ vần này là phân tích cái gì nữa (Làm đại về thanh dấu luật Bằng - trắc)

13 tháng 3 2023

- Cách gieo vần: linh hoạt (Mẹ lẫn trên cánh đồng lúa lẫn vào đêm,... Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà,... lung linh trắng vườn hoa mận trắng)

- Cách ngắt nhịp: độc đáo (dòng 2, 8 và dòng 3, 11)

=> Nhận xét: Cách gieo vần và ngắt nhịp độc đáo của bải thơ làm cho thay đổi, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của bé.

8 tháng 1

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.

- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, dễ nhớ giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị, tự nhiên nhưng vẫn đầy sự sâu lắng.

17 tháng 10 2018

- Cách gieo vần “eo” – tử vận, oái oăm, khó làm, được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình.

- Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Tiêu chí so sánh

Bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài thơ Gặp lá com nếp

số tiếng

4 tiếng

5 tiếng

vần

vần cách

Vần liền

nhịp

1/3, 2/2

1/4, 2/3, 3/2

Chia khổ thơ

mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng

mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ.

23 tháng 12 2023

Tiêu chí so sánh

Bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài thơ Gặp lá com nếp

số tiếng

4 tiếng

5 tiếng

vần

vần cách

Vần liền

nhịp

1/3, 2/2

1/4, 2/3, 3/2

Chia khổ thơ

mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng

mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ.

7 tháng 5 2023
 

     Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần “ay”': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần “anh”: tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của  khổ thơ. Từ đó, ta có thể dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài thơ.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Cách gieo vần .

+ Khổ 1, vần được gieo là vần “ay”': bay, gày, hay.

+ Khổ 2, vần được gieo ở đây là vần “anh”: tranh, lành, cành.

⇒ Tác dụng

+ Tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ
+ Dễ dàng nắm bắt được nhịp điệu âm tiết của bài thơ

+ Làm cho bài thơ có âm điệu rõ ràng.

5 tháng 11 2021

Viên xúc xắc mùa thu – Hoàng Nhuận Cầm

Gió đầu ô – Chu Hoạch

Cây bàng cuối thu – Nguyễn Bính

Thu rừng – Huy Cận

Cảm thu tiễn thu – Tản Đà

Cuối thu – Hàn Mặc Tử

Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

em chỉ biết từng đó thôi

5 tháng 11 2021

Thu rừng – Huy Cận

Bỗng dưng buồn bã không gian 
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u.

Nai cao gót lẫn trong mù 
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.

Sắc trời trôi nhạt dưới khe; 
Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.

Sầu thu lên vút song song. 
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu.

Non xanh ngây cả buồn chiều, 
– Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.

 Tiếng thu – Lưu Trọng Lư

Em không nghe mùa thu 
Dưới trăng mờ thổn thức? 
Em không nghe rạo rực 
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô?

Cảm thu tiễn thu – Tản Đà

Từ vào thu đến nay 
Gió thu hiu hắt 
Sương thu lạnh 
Giăng thu bạch 
Khói thu xây thành

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh 
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly 
Nhạn về én lại bay đi 
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm

Lá sen tàn tạ trong đầm 
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa 
Sắc đâu nhuộm ố quan hà 
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương

Nào người cố lý tha hương 
Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai? 
Nào những ai 
Bảy thước thân nam tử 
Bốn bể chí tang bồng 
Đường mây chưa bổng cánh hồng 
Tiêu ma tuế nguyệt, ngại ngùng tu my

Nào những ai 
Sinh trưởng nơi khuê các 
Khuya sớm phận nữ nhi 
Song the ngày tháng thoi đi 
Vương tơ ngắm rện nhỡ thì thương hoa

Nào những ai 
Tha phương khách thổ 
Hải giác thiên nha 
Ruột tầm héo, tóc sương pha 
Gốc phần chạnh tưởng quê nhà đòi cơn

Nào những ai 
Cù lao báo đức 
Sinh dưỡng đền ơn 
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn 
Giầu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn!

Nào những ai 
Tóc xanh mây cuốn 
Má đỏ huê ghen 
Làng chơi duyên đã hết duyên 
Khúc sông giăng rãi con thuyền chơi vơi

Nào những ai 
Dọc ngang giời rộng 
Vùng vẫy bể khơi 
Đội giời đạp đất ở đời 
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân

Nào những ai 
Kê vàng tỉnh mộng 
Tóc bạc thương thân 
Vèo trông lá rụng đầy sân 
Công danh phù thế có ngần ấy thôi

Thôi nghĩ cho 
Thu tự giời 
Cảm tự người 
Người đời ai cảm ta không biết 
Ta cảm thay ai, viết mấy lời

Thôi thời 
Cùng thu tạm biệt 
Thu hãy tạm lui 
Chi để khách đa tình đa cảm 
Một mình thay cảm những ai ai!

 Cuối thu – Hàn Mặc Tử

Lụa trời ai dệt với ai căng, 
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn, 
Và ai gánh máu đi trên tuyết, 
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Mây vẽ hằng hà sa số lệ, 
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn. 
Sao không tô điểm nên sương khói, 
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ, 
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ. 
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập, 
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

Thu héo nấc thành những tiếng khô. 
Một vì sao lạ mọc phương mô? 
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ? 
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, 
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; 
Đây mùa thu tới – mùa thu tới 
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành 
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; 
Những luồng run rẩy rung rinh lá… 
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ… 
Non xa khởi sự nhạt sương mờ… 
Đã nghe rét mướt luồn trong gió… 
Đã vắng người sang những chuyến đò…

Mây vẩn từng không, chim bay đi, 
Khí trời u uất hận chia ly. 
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói 
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:

“Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”

“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

- Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ. 

- So sánh với một bài thơ trung đại:

 

Thu hứng – Đỗ Phủ

Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử

 

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột sọt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. 

Ngắt nhịp

4/3 

4/3

Gieo vần

Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4

Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4)