K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2016

Được chia làm 4 phần và cũng là 4 luận cứ trong văn bản 

Luận cứ 1 : nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. ​

​Luan cứ 2 : cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng con người sống tốt đẹp hơn.

​Luan cứ 3 : tác hại của chiến trah hạt nhân (chiến trah đi ngược lại lí trí con người , phản lại sự tiến hóa của tự nhiên ) 

​Luan cứ 4 : nhiệm vụ củac chúq ta

11 tháng 9 2016

theo mình là chia ra lam 4 phan

23 tháng 2 2016

* Kết cục:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của ba nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại đó thuộc về các quốc gia - dân tộc đã kiên cường chống phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại thật vô cùng nặng nề. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.  Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá, công trình văn hoá bị thiêu huỷ.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại.

* Bài học: Giải quyết mọi  bất đồng, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình, chống chiến tranh... ành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động.

2 tháng 12 2019

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu… mất khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống toàn nhân loại.

- Phần 2 ( tiếp… trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội

- Phần 3 (còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

17 tháng 9 2021

em chụi thua

em ko tài nào ghi nổi

bài em dài quá

17 tháng 9 2021

bạn chụp rồi gửi sang 

6 tháng 8 2019

1- Mở bài:

- Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc.

- G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

2- Thân bài:

a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :

- Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :

   + Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.

   + Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.

   + Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.

b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân:

- Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:

- Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.

- Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên lửa vượt đại châu.

- Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm…

- Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng trong 4 năm …

- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…

c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá trình tiến hóa của tự nhiên :

- Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.

- Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.

- Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát đầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.

d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :

- Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.

3- Kết bài:

- Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.

- Mác -két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.

5 tháng 9 2018

- Ở cuối văn bản, Mác-két đưa ra một đề nghị: “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân”.

- Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình và bảo vệ sự sống trên trái đất, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn bộ thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh của nhân loại, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà có thể đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.

28 tháng 8 2017

Thái độ của tác giả:

- Quan tâm, lo lắng đến nền hòa bình của thế giới.

- Lên án mạnh mẽ đối với cuộc chạy đua vũ trang chiến tranh hạt nhân, nhất là các cuộc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân.

- Là một người yêu chuộng hòa bình.

- Ra sức kêu gọi con người chung tay đẩy lùi mối nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

5 tháng 5 2016

+ Cần có 1 tổ chức duy trì hb của thế giới 
+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán 
+ Hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xd 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh 
+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn , khuyết tật, những người cần giúp đỡ 
+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có 
+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước 
..........

5 tháng 5 2016

Nguyễn Tâm Như ths bạn nhiều nha