trả lời các câu hỏi trong bài: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân(cả 2 bài)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo soạn =) Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân | Soạn văn 11 hay nhất (vietjack.com)
Tham khảo soạn =) Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân | Soạn văn 11 hay nhất (vietjack.com)
Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:
- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung
- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa
- Các quy tắc kết hợp từ ngữ
- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối
b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:
- Lựa chọn từ ngữ
- Sắp xếp từ ngữ
Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định...)
- Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức cho mọi cá nhân
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng
Lời nói là tài sản riêng của cá nhân:
- Khi giao tiếp, người nói chỉ sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói
- Trong lời nói cá nhân có cái riêng biệt: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Cá nhân có thể tạo ra yếu tố mới theo các quy tắc, phương thức chung
Câu 2: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.
NX: Dế Mèn có thân hình cường tráng của tuổi trẻ , nhưng tính cách thì kiêu căng , kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, ngộ nhận về sức mạnh của mình.
Câu 3:
- Dế Mèn là kẻ tinh ranh. Lúc đầu thì hyênh hoang : "Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Giương mắt ra xem tao trêu mụ Cốc đây này !".- Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình.- Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì.- Khi chị Cốc bay đi rồi, Dế Mèn mới "mon men bò lên". Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn mới thấy hối hận vâ nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Dế Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn :"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy !".Câu 4:Không nên kiêu căng , xốc nổi khi thấy những người bé nhỏ hay xung quanh mình.
- Xuất xứ: Trích trong bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm thời đại.
- Hoàn cảnh ra đời: năm 1970, nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh và một năm ngày mất của Hồ Chủ Tịch.
- Hoàn cảnh ra đời ấy khiến cho văn bản mang ý nghĩa của một bản tổng kết, nhìn lại cả cuộc đời của Bác: sống, chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì cuộc sống ấm no cho nhân dân. Hoàn cảnh ấy cũng khiến tác giả bài viết có cơ hội bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác Hồ.
- Trạng ngữ có trong đoạn văn:
+ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
+ Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Câu nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là câu đặc biệt vì không có chủ ngữ, vị ngữ
- Tác dụng: Thể hiện cách nói và viết trong sáng, dễ hiểu đi vào bản chất của vấn đề. Đây là lời kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác là khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam, cũng là mục tiêu chiến đấu, nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.
Đoạn văn em có thể làm theo các ý sau:
- Tác phẩm thể hiện tình cảm gần gũi, quý trọng, khâm phục, ca ngợi, tôn sùng, ngưỡng mộ một cách chân thành, sâu sắc của tác giả đối với Hồ Chí Minh – một con người có nhân cách, phẩm chất cao đẹp, sáng ngời.
- Phạm Văn Đồng hiểu rõ bản chất cao quý, vĩ đại của Bác, nhưng không vì thế mà Người trở nên xa lạ mà ngược lại, sự giản dị khiến Bác trở nên gần gũi, thân thương hơn với tất cả mọi người.
Ví dụ trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng khác nhau về kích thức, màu sắc, khối lượng. Như các loài cá đều đẻ trứng chỉ có cá heo, cá ngựa.. đẻ con..
Bạn Tham khảo nha!
I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI:
1/ Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)
2/ Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
1/ Giọng nói cá nhân: Khi nói chúng ta vẫn dùng các âm, các thanh chung của ngôn ngữ cộng đồng, nhưng mỗi người có một nét riêng, không ai giống ai.
2/ Vốn từ ngữ cá nhân:
- Từ vựng là tài sản chung của toàn dân.
- Vốn từ ngữ cá nhân: là sự ưa chuộng và quen dùng một số từ ngữ nhất định. Vốn từ cá nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: lứa tuổi, giới tính, cá tính nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống...
VD: “Bác nói, giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời. Sợ bác nói là hãi...” (Ma Văn Kháng)
3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:
- Từ ngữ là vốn từ chung của toàn xã hội.
- Lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ kết hợp từ, tách từ, chuyển loại từ hoặc mang sắc thái phong cách... tạo nên những biểu hiện mới.
VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.
4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và các phương thức chung.
VD: SGK (Tr.12)
5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm như từ mới, câu ngữ, đoạn, bài... có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung.
VD: SGK (Tr.12+13)
=> Ở VD Tr1.12, tác giả NT đã đảo trật tự cú pháp.
=> Tr.13, tác giả Tô Hoài lại sử dụng phương thức tính lược thành phần CN và VN của câu.
KẾT LUẬN:
Biểu hiện của nét riêng trong lời nói cá nhân là PHONG CÁCH CÁ NHÂN.
PHẦN LUYỆN TẬP:
: Trong hai câu thơ dưới đây, từ “thôi” in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khê)
=> Từ “thôi” vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó nhưng trong bài thơ này, NK đã sáng tạo, “thôi” có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. “Thôi” là hư từ được NK dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nỗi.
2. Bài tập 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong 2 câu thơ sau. Cách sắp đặt ấy tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
(Hồ Xuân Hương - “Tự tình” II)
- Hai câu thơ của HXH được sắp xếp theo lối đối : “xiên ngang - đâm toạc; mặt đất - chân mây; rêu từng đám - đá mấy hòn. Kết hợp với hình thức đảo ngữ.
- Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu nhưng không khuất phục mà phải “xiên ngang mặt đất”. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ đây lại nhọn hoắt hơn để “đâm toạc chân mây”.
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nổi bật sự phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với các bổ ngữ “ngang”, “toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ.
=> Cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như : đối lập, đảo ngữ, cách dùng từ ngữ tạo hình đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của HXH. Cách miêu tả thiên nhiên của bà bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi đát nhất.
(Tiết 2)
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
- Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1:
- Nghĩa từ nách trong câu thơ: Phần giao nhau giữa hai bức tường tạo thành một góc.
- Nhận xét: Nguyễn du tạo nên nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
2/ Bài tập 2: Ý nghĩa từ xuân trong lời thơ mỗi tác giả
- Xuân trong lời thơ Hồ Xuân Hương: vừa là mùa xuân; vừa là sức sống tuổi trẻ
- Xuân trong lời thơ Nguyễn Du: người con gái trẻ đẹp
- Xuân trong lời thơ Nguyễn Khuyến: vừa là rượu ngon; vừa là tình cảm bạn bè dạt dào
- Xuân trong lời thơ Hồ Chí Minh: vừa là mùa đầu tiên trong năm; vừa là sức sống mới, tươi đẹp
3/ Bài tập 3: Ý nghĩa từ mặt trời trong lời thơ mỗi tác giả
- Huy Cận mặt trời được dùng với nghĩa gốc
- Tố Hữu mặt trời là lý tưởng cộng sản (nghĩa ẩn dụ)
- Nguyễn Khoa Điềm mặt trời được dùng với nghĩa gốc; và mặt trời là đứa con (nghĩa ẩn dụ)
4/ Bài tập 4: Những từ mới và quy tắc cấu tạo:
a. - mọn mằn: nhỏ bé, tầm thường, không đáng kể.
- Được tạo ra từ tiếng mọn; theo phương thức láy phụ âm đầu.
b. - giỏi giắn: rất giỏi (mang sắc thái thiện cảm, ngợi khen)
- Được tạo ra từ giỏi; theo phương thức láy phụ âm đầu.
c. - nội soi: ở bên trong
- Được tạo ra hai từ nội, soi; theo phương thức từ ghép chính phụ.