K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                                             Cảm thụ văn học                                                                                            Anh hùng thực sự   Một người cha đã già yếu gọi ba người con trai của mình ra và bảo:    - Nay ta đã già yếu, gia tài chẳng có gì để lại cho các con ngoài một viên kim cương. Giờ các con hãy đi làm một việc anh hùng rồi về đây...
Đọc tiếp

                                                                                             Cảm thụ văn học

                                                                                            Anh hùng thực sự

   Một người cha đã già yếu gọi ba người con trai của mình ra và bảo:

    - Nay ta đã già yếu, gia tài chẳng có gì để lại cho các con ngoài một viên kim cương. Giờ các con hãy đi làm một việc anh hùng rồi về đây kể lại cho cha.

    Ba người con ra đi đến ngày cuối cùng trong tuần. Họ về và kể cho cha nghe những việc mình làm được. Người anh cả nói:

    - Thưa cha, con đã gom hết một nửa tài sản của mình chia cho những đứa trẻ mồ côi ạ!

    Người con thứ hai nói:

    - Thưa cha, con đã cứu được một đứa trẻ sắp bị chết đuối ạ!

    Người cha nói với người con út:

     - Còn con đã làm được việc gì hãy kể cho cha nghe!

     Người con út liền nói một cách cứng rắn:

     - Thưa cha, hôm trước con đã gặp Sancho-kẻ thù truyền kiếp của gia đình mình. Lúc đó, hắn đang say rượu và nằm trên vách đá, chỉ cần một cử động nhỏ là hắn có thể rơi xuống vách đá. 

     Người cha hỏi tiếp:

     - Vậy con đã làm thế nào?

      Người con út đáp:

      - Con đã khoác tay hắn và đưa hắn về nhà một cách an toàn ạ!

      Người cha rưng rưng nước mắt nói:

      - Con mới chính là anh hùng thực sự!

a, Vì sao người con thứ ba được coi là người anh hùng thực sự ?

b,Qua việc làm của ngời con thứ ba, em rút ra bài học gì ?

c, Viết đoạn văn 6-7 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

 

1
5 tháng 8 2016

a,Bởi vì người con t3 đã làm 1 việc rất đặc biệt. Vì 1 lí do nào đó, Sancho đã trở thành kẻ thù truyền kiếp của dòng tộc. Nhưng ko vì thế mà người còn thứ 3 ghét bỏ. Nếu để Sancho rơi xuống vách núi, thì mối thù giữa 2 bên càng chồng chất. Cứu kẻ thù,cứu bằng lòng nhân ái  là một việc ko tiền bạc hay hình thức nào có thể đánh đổi đc.

b,Qua việc làm của người con thứ 3, em đã rút ra đc bài học đạo đức rất sâu sắc: Tình yêu bao giờ cũng hơn sự thù hận,lòng nhân ái bao giờ cũng chính nghĩa nhất,và  lòng nhân ái bao giờ cũng sẽ chiến thắng lòng thù hận.

c,Việc làm của người còn t3 trong truyện trên đã gây ấn tượng rất sâu sắc cho tôi. Qua đó, nó đã giúp tôi nhận ra rằng : Hóa thù thành bạn là hành động rất cao cả. Các bạn biết đấy, Sancho là kẻ thù, đời đời kiếp kiếp ko ai trong dòng tộc muốn làm lành với hắn. Thế mà nay ,hđ của người con t3 đã chấm dứt tình cảnh ấy. Cậu đã là anh hùng thực sự.Và mình nghĩ,người con t3  chắc chắn sẽ đc người cha tặng cho viên kim cương.

Cảm ơn bạn đã đăng câu chuyện này!hihi

Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

8 tháng 11 2018

Văn học là khoa học nghiên cứu văn chương. Hiểu một cách hạn chế hơn, văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường.

 Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

học tốt nhé

8 tháng 5 2021

Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ).

8 tháng 5 2021

Cảm thụ văn học chính  sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)

18 tháng 8 2019

Phân tích văn học:Là phải xem xét tác phẩm 1 cách toàn diện,khách quan từ hình thức đến nội dung.Điều quan trọng là khi gặp dạng đề này thì cần phân tích dẫn chứng trước,rút ra nhạn xét rồi đánh giá sau.

Cảm thụ văn học:Là trình bày những suy nghĩ,cảm xúc,nhận xét,đánh giá cuả mình về cái hay,cái đẹp của tác phẩm.Cảm nhận thường xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng nghệ thuật trong văn chương.Vì vậy ,người viết cần lắng nghe,chắt lọc những cảm xúc,những rung động của mình để xem yếu tố nào gây ấn tượng sâu đậm nhất

20 tháng 8 2019

- Phân tích văn học : là tìm hiểu, nhận xét, đánh giá tác phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của nó.

  - Cảm thụ văn học : là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong văn học ( trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,.... ) hay một bộ phận của tác phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ,... ) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

18 tháng 11 2017

bước 1: Đọc kĩ đề

bwóc 2: Hiểu nội dung đề

bước 3: Biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài

bước 4: Nêu suy nghĩ, cảm xúc

bước 5: Sắp xếp thành 1 đoạn văn ngắn

18 tháng 11 2017

       Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ…thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)

       Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ… ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc…

       Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sư say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.

a.    Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật  được ý gì?…)

b.    Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).

c.    Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cầnnêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ)

       Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiẻu học, kiên trì tập luyện từng bước (từ dễ đến khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.. Để giúp các em biết cách cảm thụ một đoạn thơ, đoạn văn và viết được đoạn văn cảm thụ vừa đúng vừa hay, các em làm theo các gợi ý (lập dàn ý) dưới đây:

 + Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ cần tìm hiểu

 + Bước 2: Nội dung đoạn văn, đoạn thơ nói lên điều gì?

 + Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật có trong bài ( cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,...)

 + Bước 4: Những suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học (nếu có) khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó.

 + Bước 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn, có câu mở đầu, câu kết đoạn.

7 tháng 3 2018

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.

Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.

Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại co điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.

Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.

Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.

Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.

Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.

7 tháng 3 2018

Bài tham khảo 1

Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.

Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.

Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.

Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.

Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.

Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của tập “Nhật kí trong tù”. Không chỉ ở nội dung sâu sắc, ý nghĩ mà nghệ thuật cũng hết sức tinh tế, điêu luyện. Ngắm trăng vừa mang nét cổ điển, phảng phất Đường thi vừa hết sức hiện đại bởi ý tình phóng khoáng, mới mẻ.

“Nhật kí trong tù” là một tập nhật kí bằng thơ gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Bác viết Nhật kí trong tù chỉ nhằm mục đích “ngâm ngợi cho khuây”; nhưng tập thơ đã trở thành bức chân dung tinh thần tự hoạ của Bác, một vị tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí, nghị lực phi thường và tài năng nghệ thuật xuất sắc. Bởi những giá trị ấy, Nhật kí trong tù được xem là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

 

Mở đầu bài thơ, Bác giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng vừa độc đáo, vừa có chút xót xa.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”
(Trong tù, không rượu, cũng không hoa)

Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao đẹp.Người xưa thường ngắm trăng, nhận ra vẻ đẹp của trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ những thú vui khác:

“Khi chén rượu, khi cuộc cờ.
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”

(Truyện Kiều)

Còn ở đây, Bác đang ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù. Người ngắm trăng đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ: hai tay bị xiềng, hai chân bị xích, răng rụng, tóc bạc, “ghẻ lở mọc đầy thân”, tiều tụy như “quỷ đói”… Ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do, không bạn hiền…

Đến câu thơ thứ hai, tư thế lưỡng lự, ngập ngừng của người tù trước vầng trăng sáng, ta mới hình dung rõ ràng bức tranh nhà tù trong đêm trăng và hình ảnh của Bác. Câu thơ giản dị đã thể hiện cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng chốn lao tù:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trước vầng trăng hiền hòa, biết làm thế nào?

Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang bối rối, trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Câu thơ dịch đã không thể chuyển tải hết trạng thái cảm xúc của con người trước vẻ đẹp của đêm trăng. “Nại nhược hà?” Là câu tự vấn, thể hiện nỗi bâng khuâng, sự xốn xang, rối bời, có chút hối hả của người tù. Còn “khó hững hờ” là một lời khẳng định, thể hiện tâm thế đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần bình thản hơn.

Ở trên, Bác chỉ ra những cái không có. Đến đây, tuy Bác chưa nói rõ chuyển biến thầm lặng trong tâm hồn nhưng người đọc cũng nhận ra điều đó. Cái tâm trạng “khoa hững hờ” kia khác nào là một sự chuẩn bị để sẵn sàng ngắm trăng. Bác tuy không có đủ vật chất cho một cuộc hội ngộ chuẩn mực với vầng trăng tri kỉ nhưng luôn có sẵn một tấm lòng nồng nhiệt, luôn sẵn tình yêu mến thiết tha:

 

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.

Như vậy, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã “theo vời vợi mảnh trăng thu”.

Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời.

Trong nguyên âm chữ Hán, câu thơ 3 và 4 có kết cấu đăng đối, nhịp nhàng:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

Cả hai câu thơ đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt”. Sự đối từ, đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi bật sự giao hòa sóng đôi khăng khít giữa trăng và nhà nghệ sĩ. Rất tiếc, hai câu thơ dịch đã làm mất cấu trúc đăng đối và vì vậy, làm giảm đi phần nào sức truyền cảm.

Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù cách mạng, nhà nghệ sĩ vĩ đại. Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.

Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, đầy đầy vị , thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực khốc liệt của nhà tù và chất lãng mạn trong tình yêu cái đẹp của Bác. Bài thơ khẳng định sau sắc tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan, yêu đời Bác Hồ ngay cả trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.

28 tháng 3 2022

REFER

Mở đầu tập nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có viết như một lời tâm sự:

Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Càng ngâm càng đợi đến ngày tự do

Thơ đối với Người, thành nỗi giải khuây nhưng với người đọc, bắt gặp bất cứ một bài thơ nào cũng thấy hiện lên trong đó tâm hồn của một thi sĩ, một chiến sĩ, người luôn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng” là một bài thơ như thế.

Nhan đề bài thơ là “Vọng nguyệt”, đó là đề tài phổ biến trong thi ca, cũng trở thành thi hứng cho biết bao tác giả, trăng là bạn tri ân để dốc bầu tâm sự. Gặp ánh trăng, thơ Bác cũng tự nhiên như thiên nhiên vậy:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rượu cũng không hoa)

Lẽ thường, nhà thơ gặp trăng đẹp thường đem rượu uống, đem hoa ra ngắm. Bởi có rượu, có hoa thì trăng trở nên thi vị và con người cũng trở nên không cô đơn dưới đêm trăng ấy. Nhưng câu mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh như kể tự nhiên chứ không hề kêu ca về hoàn cảnh.

Một con người đang bị giam cầm, mất tự do “ngục trung” nên “vô tửu, vô hoa” là điều tất yếu. từ “diệc” làm cho sự thiếu thốn tăng lên. Nhưng chúng ta vẫn thấy giọng thơ của Bác không hề bực bội vì thiếu thốn mà hết sức bình thản đón nhận nó. Đến câu thơ thứ hai, vẫn giữ nét tự nhiên, vần thơ trở thành câu hỏi:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Câu thơ nhịp nhàng bởi sự hòa trộn của các vần bằng- trắc đều đặn, có cái bối rồi, xốn xang rất nghệ sĩ. Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn nghệ sĩ yêu say đắm thiên nhiên, ắt hẳn cũng muốn thưởng trăng đầy đủ, nhưng trong tù thì không thể có, nên người tiếc nhưng không để cảnh đẹp ấy trôi qua vô ích, vì thế có cái bối rối: Làm thế nào có thể hững hờ trước cảnh đẹp?

 

Nhưng cũng có thể đó là lời khẳng định nhẹ nhàng: Không thể hững hờ trước cảnh đẹp dù có thiếu thốn. Chính thực tế thiếu thốn gặp một tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước thiên nhiên đã tạo ra cách hỏi hóm hỉnh như một cái cười rất tinh tế của Hồ Chí Minh. Tình yêu thiên nhiên đã giúp Bác chiến thắng hoàn cảnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Rượu, hoa đã thiếu nhưng dường như chính tâm hồn nhà thơ đã đủ cho một bữa tiệc thưởng trăng. Nhân - nguyệt, Nguyệt - Thi gia có “song” chắn ở giữa nhưng có lẽ ngục tù không thể thắng nổi mối tương giao giữa người ngắm trăng và trăng tìm đến người. Song sắt hiện lên thô bạo, vô tình nhưng bất lực bởi trăng và Người vẫn gặp nhau vô cùng tự do, tinh tế.

Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, tìm được trăng nhưng cuối cuộc trăng, người tù ấy trở thành “thi gia”- nhà thơ. Có người nhận xét: đây là một cuộc vượt ngục tinh thần, quả không sai. Bị giam cầm trong tù ngục nhưng tâm hồn Bác lại luôn hướng đến ánh sáng, hướng đến thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng của Bác diễn ra qua bốn dòng thơ ngắn gọn mà thấy được cái hồn hòa nhập vào thiên nhiên, quyến luyến, gắn bó với thiên nhiên của một vị lãnh tụ. Với Bác, bất cứ ai ngắm trăng thì cũng được trăng ngắm lại, vẻ đẹp của con người cũng đủ sức làm say đắm vầng trăng. Điều đó không chỉ khẳng định cái hay, mới lạ trong bút pháp mà còn thấy được sự nét tinh tế hiện đại của Người khi tìm đến một thi liệu đã quen thuộc trong cổ điển.

Dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn dành cho thiên nhiên một chỗ đứng vững trãi. Có khi thiên nhiên để khỏa lấp sự cô đơn, có thiên nhiên báo hiệu niềm vui chiến thắng, có khi thiên nhiên để dốc bầu tâm sự nhưng cũng có khi thiên nhiên chở nặng khao khát được tự do, chở nặng một tâm hồn muốn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng" là bài thơ khẳng định tâm hồn, cốt cách của một thi sĩ, sự thanh cao của vị lãnh tụ trong hoàn cảnh tăm tối, ngục tù.

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. “ Thầy bói xem voi” là một trong những câu chuyện ngụ ngôn hài hước, phản ánh một cách chân thực mà thực tế trong xã hội hiện nay đang diễn ra thông qua những đánh giá khách quan của những ông thầy bói.

Đây là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục cao về sự nhìn nhận của con người trong cuộc sống, là một bài học luân lí vô cùng quý báu.

Chuyện được kể về 5 ông thầy bói, mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi. Người sờ đầu, người sờ ngà, người sờ tai, người sờ chân, người sờ đuôi. Chỉ như vậy thôi mà những ông thầy bói này đã đưa ra những kết luận dựa trên suy nghĩ của mình, không có một căn cứ nào nhưng họ luôn khẳng định ý kiến cá nhân của mình là đúng và cuối cùng đã gây ra tranh cãi dẫn đến việc đánh nhau.

Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Rõ ràng những ý kiến như vậy là hoàn toàn sai lầm, chỉ nhìn vào bộ phận mà đánh giá một cái toàn thể. Những hình thức bề ngoài không thể đánh giá được những thứ bên trong, một bộ phận không thể nói lên được tất cả. Sự bảo thủ của những ông thầy bói như là một trò cười trong mắt người đọc, làm cho con người ta có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

 

Thực tế cho thấy, những ông thầy bói chỉ sờ bằng tay thôi mà có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và đầy tự tin, ai cũng nghĩ là mình đúng, không ai nhường ai. Những con người này đã lấy những khuyết điểm trên cơ thể mình để áp đặt vào con voi, một con vật không có nhận thức, bản thân nó chỉ là một loài vât. Chắc hẳn, những ông thầy bói muốn khẳng định bản thân mình đối với những người còn lại chăng?

Không có một sự ràng buộc nào trong suy nghĩ của con người, học có quyền nghĩ rằng là mình đúng và muốn khẳng định ý kiến đó, nhưng những con người đấy không hiểu hết vấn đề, chỉ nông nổi đưa ra ý nghĩ chủ quan của bản thân mà thực tế trong câu chuyện là những ông thầy bói bị mù, chỉ cảm nhận thông qua bàn tay của mình rồi đưa ra kết luận một cách mù quáng.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn một phần nào những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, và có thể nhìn nhận một cách khách quan hơn, chính xác hơn. Đừng bao giờ đặt suy nghĩ chủ quan của mình vào người khác, không thể kết luận một sự việc nào đấy theo cảm nhận của mình. Hơn thế, chúng ta không được lấy cái bộ phận để đánh giá cái toàn thể khi nhìn nhận một vấn đề trong xã hội của chúng ta.

Đừng như những ông thầy bói trong câu chuyện để rồi phải gây ra ẩu đả, đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Tác giả dân gian không những chỉ ra những khuyến khuyết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thường xuyên gặp phải mà còn là một bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá.

 

26 tháng 12 2020

Thanks bạn!!!🤗🤗🤗

7 tháng 2 2023

Trong bài văn này, tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao, Lào Cai.
 
Thảo quả khi đã vào mùa, thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi...”. Lúc ấy, những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nồng nàn hương thảo quả: "Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được điệp lại nhiều lần.
 
Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng nên cây thảo quả: “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”.
 
Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy !
 
Thảo quả là một loài cây có một sức sống rất mãnh liệt, sự sinh sôi mạnh mẽ. Chỉ sau một năm gieo trồng, cây thảo quả đã “lớn cao tới bụng người”. Chỉ một năm sau nữa, khi cây thảo quả “lên hai tuổi” thì từ một thân lẻ “thảo quả đâm thêm hai nhánh mới”. Mùa xuân đến, thảo quả ngày một thêm tươi tốt, “thoáng cái, dưới bóng râm lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian”. Ma Văn Kháng sử dụng rất đắt một số từ ngữ để đặc tả sự sinh sôi nhanh chóng, mạnh mẽ của thảo quả: “thoáng cái, sầm uất, lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm”. Người đọc cảm thấy mình như được ngắm nhìn rừng cây thảo quả trong mùa xuân.
 
Hoa trái thảo quả được kết tinh một cách “âm thầm”, “kín đáo’' và “lặng lẽ”. Hoa thảo quả không nảy trên cành cây, ngọn cây như các loài hoa cây trái khác mà lại “nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ”. Trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa “khép miệng bắt đầu kết trái”.
 
Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót,  như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:
 
“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.
 
Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.

4 tháng 5 2023

Cách viết một đoạn bài cảm thụ văn học:

a.    Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật  được ý gì?…)

b.    Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).

c.    Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cầnnêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ)

       Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiẻu học, kiên trì tập luyện từng bước (từ dễ đến khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và cuộc sống của chúng ta

. Các bước làm một đoạn bài cảm thụ văn học:

Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.. Để giúp các em biết cách cảm thụ một đoạn thơ, đoạn văn và viết được đoạn văn cảm thụ vừa đúng vừa hay, các em làm theo các gợi ý (lập dàn ý) dưới đây:

 + Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ cần tìm hiểu

 + Bước 2: Nội dung đoạn văn, đoạn thơ nói lên điều gì?

 + Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật có trong bài ( cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,...)

 + Bước 4: Những suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học (nếu có) khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó.

 + Bước 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn, có câu mở đầu, câu kết đoạn.