K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2016

Những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực : 

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

10 tháng 5 2022

REFER

 - Châu Nam Cực được khám phá và nghiên cứu muộn nhất.

 - Chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.

- Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Kì, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản... xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học ở đây.

Tham khảo:

- Phát hiện ra vào cuối thế kỉ XIX, nhưng đến đầu thế kỉ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân đến 

- Từ năm 1975, việc nghiên cứu được phát triển mạnh mẽ các nước Nga, Hoa Ki, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản... xây dựng các trạm nghiên cứu 

- Ngày 1-12-1959, đã có 12 quốc gia kí "Hiệp ước Nam Cực" vì mục đích hòa bình và không phân chia lãnh thổ 

TL:

Ví dụ về quan hệ từ

– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.

=> Biểu thị quan hệ sở hữu.

– Vì xe hỏng nên tôi không thể đi chơi.

=> mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

– Nếu trời nắng tôi sẽ đi chơi bóng chuyền vào chiều mai.

=> mối quan hệ điều kiện – kết quả.

– Hoa xinh đẹp như tiên giáng trần.

=> Biểu thị quan hệ so sánh giữa người và tiên.

Ví dụ về từ ghép

– Điện thoại Iphone mà anh vừa mới mua.

=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi  (không bắt buộc dùng quan hệ từ).

– Em gái tôi giỏi về Văn.

=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi  (không bắt buộc dùng quan hệ từ).

– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nghĩa của câu không rõ ràng.

– Hôm nay, tôi làm việc ở nhà

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nếu bỏ quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi (“làm việc ở nhà” bị đổi nghĩa sang “làm việc nhà”).

HT

@Kawasumi Rin

17 tháng 2 2019

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Đểghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Uống nước nhớnguồn

Tuylà hau câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dàv công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn con đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Đểcó được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi làthờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ởmỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.

Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thểnhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ đểtỏ lòng biết ơntới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”,, “nhà tình nghĩa”... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưuđãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.

Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thểthiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy.

17 tháng 2 2019

đừng chép mạng nha,mí bạn chép mạng thì mk hỏi làm j nx

31 tháng 5 2018

Sự biến đổi lí học là sự biến đổi mà trong đó các chất của nó không thay đổi.

+Xé giấy thành những mảnh vụn: Giấy bị xé vụn vẫn giữ nguyên được tính chất của nó , không bị biến thành chất khác.

+Xi măng trộn cát : Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát , tính chất của xi măng và cát vẫn giữ nguyên không thay đổi.

+Thủy tinh ở thể lỏng sau khi thổi thành các chai , lọ thành thủy tinh ở thể rắn vẫn giữ nguyên các tính chất của thủy tinh.

Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

+ Cho vôi sống vào nước: Vôi sống khi thả vào nước sẽ không giữ được tính chất của nó nữa, nó sẽ biến thành vôi  tôi dẻo  quánh kèm theo sự tỏa nhiệt.

​+Xi măng trộn cát và nước : Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới gọi là vữa xi măng.Tính chất của vữa xi măng khác hoàn toàn với 3 tính chất tạo thành nó là xi măng , cát và nước.

+ Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ: Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí ,chiếc đinh bị gỉ.Tính chất của đinh  gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới.

26 tháng 2 2023

Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, việc giữ gìn văn hóa cổ truyền hay văn hóa dân gian của dân tộc là một điều vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng với đời sống lao động của quần chúng nhân dân như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống. Nét đẹp văn hóa cổ truyền được thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan, cách tư duy lối sống và thẩm mỹ cùng với phong tục, tập quán, ngôn ngữ. Nó là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời. Nó đã tồn tại với chúng ta từ nhiều năm và sẽ mãi trường tồn. Vì vậy, đây là một tài sản tinh thần giá trị cần được lưu giữ cẩn thận. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.Nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên Việt Nam không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Việt Nam gồm 54 dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất. Suốt 4000 năm lịch sử, văn hóa cổ truyền Việt Nam đã đi cùng năm tháng, theo dõi tiến trình phát triển của dân tộc ta. Do đó, việc bảo vệ văn hóa cổ truyền là cần thiết. Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia chịu sự tác động lớn của quá trình này. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “được rất nhiều” là những mặt trái, “mất không ít”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh và “bộ lọc”, nhằm phát huy tốt nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực. Hiện nay, hội nhập quốc tế là quy luật khách quan nhưng trong tương quan lại nghiêng về các nước phát triển, các nước lớn. Cho nên Việt Nam cần tỉnh táo, thông minh trong quá trình hội nhập để không bị hòa tan. Vậy nên, người trẻ như chúng ta cần chung tay để có thể giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền, để lưu giữ giá trị của dân tộc

2 tháng 10 2016

Tục ăn trầu

Hút thuốc lào

Tết Nguyên đán

Giao thừa

 Lễ trừ tịch

Sửa lễ giao thừa

......................

 

2 tháng 10 2016

tiễn ông công , tóa về trời vào gần tết

đi chợ tết xin chữ về thờ

gói bánh trưng bánh tét

xông đất mồng 1

tết thanh minh

lễ cúng thổ công

lễ đầu xuân

giao thiệp