K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2016

a/ Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do:

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 (2006), nhưng phân bố không đều.

- Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:

+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 4,8 lần cả nước.

+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN.

- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị: + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.

+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng alo động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b/ Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :

- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.

- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.

- Quy hoạch, có c.sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Mở rộng t.trường x.khẩu lao động, đẩy mạnh đ.tạo người lao động có t.nghề cao, có t.phong công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước

26 tháng 1 2016

a. Phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý vì:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

            - Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

            - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

            - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

            - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

31 tháng 3 2017

a) Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí là do:

-Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2,006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.

Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1%.

-Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b) Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua:

-Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

-Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

-Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

-Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn.



31 tháng 3 2017

a) Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí là do:

-Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2,006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.

Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.

+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1%.

-Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b) Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua:

-Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

-Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

-Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

-Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn.

13 tháng 10 2018

- Phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí, vì: sự phân bố dân cư nước ta hiện nay chưa hợp lí. Nơi giàu tài nguyên thì thiếu lao động, nơi đất hẹp thì người đông.

- Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua:

   + Tiếp tục thục hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

   + Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

   + Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

   + Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước.

20 tháng 4 2017

- Sự phân bố dân cư và nguồn lao động của nước ta không đều giữa vùng đồng bằng và vùng núi.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.

- Sự phân bố dân cư không đều dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động.

- Ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Câu 1. Để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta cần thực hiện mục tiêu nào? Câu 2. Muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý thì phải Câu 3. Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là? Câu 4. Nhà nước thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo là thực hiện phương hướng nào của giáo dục và đào tạo? Câu 5. Nhiệm vụ của giáo dục và đào...
Đọc tiếp

Câu 1. Để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta cần thực hiện mục tiêu nào? Câu 2. Muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý thì phải Câu 3. Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là? Câu 4. Nhà nước thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo là thực hiện phương hướng nào của giáo dục và đào tạo? Câu 5. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là Câu 6. Gia đình bạn A có hai chị em gái nên bố mẹ muốn sinh thêm để có con trai mới thôi. Theo em, bạn A nên chọn cách ứng xử nào để thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số? Câu 7. Hoạt động nào góp phần bảo vệ môi trường? Câu 8. Là học sinh lớp 11 nhưng K thường xuyên nghỉ học, bỏ tiết đi chơi điện tử. Nếu là bạn của K, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với chính sách giáo dục và đào tạo? A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của K. B. Gặp nói chuyện và khuyên K nên tập trung học tập. C. Nói xấu, phê bình K trên facebook. D. Không kết bạn, không chơi với K. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta? A. Nâng cao chất lượng dân số, để phát triển nguồn nhân lực. B. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. C. Sớm ổn định quy mô và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên. D. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí. Câu 10. Nơi em ở có một số người hoạt động mê tín dị đoan như: bói toán, lên đồng, cúng ma. Những việc làm đó vi phạm chính sách nào dưới đây? A. Giáo dục. B. Văn hóa. C. Dân số. D. Quốc phòng và an ninh. Câu 11. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Câu 12. Một trong những phương hướng của chính sách văn hóa ở nước ta là cần phải tiếp thu A. di sản văn hóa nhân loại. B. giá trị văn hóa nhân loại. C. tinh hoa văn hóa nhân loại. D. truyền thống văn hóa nhân loại. Câu 13. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta là tăng cường công tác A. tổ chức - tuyên truyền. B. vận động - giáo dục. C. thông tin và quản lí. D. lãnh đạo và quản lí. Câu 14. Thấy bạn B và G thường xuyên đổ rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. B bực tức và nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường? A. G, T và B. B. B, G và H. C. G, T và H. D. B và G. Câu 15. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của? Câu 16: Một đoàn học sinh đi tham quan bán đảo Sơn Trà và được thấy, nghe giới thiệu loài Vooc chà vá chân nâu tại đây. Sau khi ra về, các bạn đã viết bài thu hoạch và đồng thời tuyên truyền ý thức bảo vệ loài linh trưởng quý giá cũng như khu bảo tồn thiên nhiên của Đà Nẵng với gia đình. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức trách nhiệm nào của công dân với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Câu 17: Sau mỗi buổi học, E lại vào rừng quốc gia săn bắn động vật để bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H rất thương bạn nên đã giới thiệu cho E bán số động vật bắn được cho U (kinh doanh động vật quý hiếm) với giá cao hơn các chỗ khác. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? Câu 18: Hệ thống những tri thức về các sự vật, hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy là đề cập đến khái niệm nào sau đây? Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa? Câu 20: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào? Câu 21: Tháng 10/2017, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phê duyệt đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh, giao thông, trật tự trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của khoa học và công nghệ? Câu 22: Thành phố Đà Nẵng đầu tư xây dựng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là thể hiện đang thực hiện nhiệm vụ nào sau đây của giáo dục? Câu 23: Nội dung nào sau đây không phải nói về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo? Câu 24: Việc các nhà khoa học tìm ra các nguồn năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió,... để thay thế cho một số các nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiện hiện nay như: dầu mỏ, than đá,... là đang thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của khoa học và công nghệ? Câu 25: Cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật được tổ chức hàng năm nhằm thực hiện phương hướng phát triển nào của chính sách khoa học và công nghệ? Câu 26: Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân thể hiện việc thực hiện phương hướng nào dưới đây? Câu 27: Việc Việt Nam đã thành công bước đầu trong phòng chống đại dịch Covid 19 nhờ các chính sách đúng đắn của Nhà nước đồng thời là ý thức đồng lòng, đoàn kết cao của người dân và chính phủ. Điều này thể hiện đặc điểm nào của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của nước ta? Câu 28: Để học tốt môn Giáo dục công dân, bạn A đã chuyển từ cách học thuộc lòng nội dung sách giáo khoa sang cách nào dưới đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong chính sách giáo dục và đào tạo? Câu 29: Các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tham gia tích cực cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp thành phố. Việc làm đó thể hiện trách nhiệm nào của công dân đối với chính sách khoa học và công nghệ? Câu 30: Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tổ chức ngày 11/7 tại Hà Nội cho biết: toàn quốc có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Tỉ lệ này của nữ cao hơn so với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Trong vòng 20 năm qua, tỉ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019. Thông tin trên cho biết nhân dân ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ nào của chính sách giáo dục và đào tạo? Câu 37. Sau khi đi pic-nic tại rừng, nhóm bạn gồm H, K, N, V trước khi ra về không dập lửa đã đốt, dẫn đến cháy 2ha rừng. Cũng có mặt tại buổi pic-nic, nhưng T và R đã ra về trước đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ tài nguyên và môi trường? Câu 31. H luôn tỏ ra mình là người sành điệu, nên thường mặc những bộ đồ hàng hiệu không phù hợp với tác phong học sinh khi đến trường. Nếu là bạn của H em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chính sách văn hóa, giáo dục? Câu 32. Sau mỗi buổi học E vào rừng khai thác gỗ trái phép để bán lấy tiền. H giới thiệu E bán số gỗ trái phép cho K với giá cao hơn. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? Câu 33. Anh B tham gia lớp học nghề để đi lao động ở nước ngoài. Anh B đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm? Câu 34. Cách xử lí rác nào sau đây có thể ít gây ô nhiễm môi trường nhất?

1

Như ma trận đề thi hsg ý bạn :)

Chia nhỏ câu hỏi ra để nhận được câu trả lời sớm nhất có thể nhé!

27 tháng 1 2016

* Dân số nước ta tăng nhanh:
- Trước công nguyên dân số nước ta chỉ có 1,8 tr người, cuối TK 18 có 4 tr người, cuối TK 19 có 7 tr người. Như vậy suốt
19 TK dân số chỉ tăng được 5 tr người ® chứng tỏ thời kì này dân số nước ta tăng lên rất chậm.
- Từ 1901 đến nay dân số nước ta tăng lên không ngừng và thể hiện qua các số liệu sau:
1901 : 13 tr người
1921 : 15,5 tr người
1930 : 18 tr người
1956 : 27,5 tr người
1960 : 30 tr người
1980 : 54 tr người
1989 : 64,4 tr người
1990 : 66 tr người
1993 : 71 tr người
1995 : 74 tr người
1999 : 76,3 tr người
- Qua các số liệu ta thấy:
          + Từ 1901 ® 1956 dân số nước ta tăng gấp đôi từ 13 ® 27,5 tr người nhưng mất 55 năm. Nhưng từ 1956 ® 1980 dân số lại
tăng gấp đôi 27,5 ® 54 tr người nhưng chỉ mất 24 năm. Điều đó chứng tỏ thời gian để dân số tăng gấp đôi thì rút ngắn dần lại từ 55
năm xuống 24 năm và ta có thể khẳng định từ 1956 ® 1980 dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh và từ đó đã có hiện tượng bùng nổ
dân số.

          + Từ 1980 ® nay thì trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1,3 ® 1,5 tr người (tương đương với dân số của cả 1
tỉnh). Trong thập kỉ 1979 - 1989 dân số cả nước tăng thêm được 11,7 tr người và thập kỉ 1989 - 1999 tăng thêm 12 tr người (tương
đương với dân số của cả 1 nước có số dân trung bình của 1 nước trên thế giới). Dự tính đến 2000 và 2010 dân số nước ta có thể lên
tới 100 tr dân mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu thế giảm dần nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm, trung bình mỗi
năm chỉ giảm 0,06%. Sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh.

* Nguyên nhân dân số tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì
đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 –
1943 đạt 3,06%/năm; 1954 - 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở
thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức
trung bình trên thế giới.
- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống
ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.
- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:
            + Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con
trai…
            + Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.
            + Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình
độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.
            + Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có
kế hoạch như ngày nay.
Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng
nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.


* Hậu quả dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:
           + ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
           + ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người
thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:
           + Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh ® mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước
ta hiện nay).
           + Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá.
           + Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức
khoẻ cho mình ® tuổi thọ thấp.
3 chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.
- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng TNTN thì có
hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn TNTN rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy
thoái, ô nhiễm.
* Biện pháp giải quyết:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm.
Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:
           + Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
           + Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.
           + Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực
hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.
- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá,
KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

27 tháng 1 2016

* Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh:
+ Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng).
+ Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
* Khó khăn:
+ Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng…
+ Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống…

13 tháng 2 2016

a) Sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố.

- Tính chất và trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Những nơi kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc và ngược lại

- Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ. ( ví dụ : Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với nền nông nghiệp lúa nước, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đông nhất cả nước)

b) Phương hướng

- Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng

- Trong nhưng năm tới sẽ tiếp tục di dân, hướng nhiều hơn tới việc phát triền công nghiệp

- Tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế

7 tháng 1 2019

* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao

Phương hướng giải quyết

Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì :

- Hiện nay dân cư nước ta có sự phân bố còn chưa hợp lí và đồng đều giữa vùng đồng bằng với trung dù và miền núi, giữa thành thị và nông thôn :

+ Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước trong khi diện tích bằng ¼ cả nước. Trung du miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhưng mật độ dân số lại thấp, thiếu lao động cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

+ Sự phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị mặc dù đang tăng lên nhưng vẫn còn thấp (26,9% năm 2005), tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%.

- Sự phân bố này chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

⟹ Cần thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí

* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.

- Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí nhằm thúc đẩy phân công lao động và phân bố dân cư giữa các vùng.

- Xây dựng chính sách quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động



9 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư nước ta

- Nhận xét:

+ Mật độ dân số chung cả nước: 280 người/km2 (2016).

+ Không đều giữa miền núi, trung du và đồng bằng, ven biển.

+ Không đều trong một vùng: giữa miền núi và trung du, giữa đồng bằng và ven biển, giữa các khu vực trong miền núi, trong trung du và trong mỗi đồng bằng.

+ Không đều trong mỗi tỉnh.

+ Không đều giữa thành thị và nông thôn: dân số ở thành thị chiếm 27,10%, ở nông thôn là 72,90% (2016).

+ Không đều giữa các đô thị với nhau và giữa các vùng nông thôn với nhau (nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng khác với nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung).

+ Phân hóa giữa phía đông và phía tây, giữa Bắc, Trung và Nam Bộ, giữa Tây Bắc và Đông Nam.

- Giải thích: Do tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và các tài nguyên khoáng sản, hải sản, lâm sản, thủy năng...

+ Kinh tế - xã hội: Trình độ phát triền kinh tế, tính chất sản xuất, tâm lí xã hội, phong tục, tập quán, lịch sử quần cư...

b) Giải thích tại sao hiện nay dân số nước ta đang có xu hướng già hoá

- Tỉ suất sinh có xu hướng giảm, do tác động của trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số...

- Tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng, do chất lượng cuộc sống nâng cao, tiến bộ y học...

11 tháng 12 2021

tk

Biểu hiện của tính tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

12 tháng 12 2021

Biểu hiện của tính tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.