K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2016

So sánh phổi của thằn lằn,bồ câu,thỏ.

Thằn lằnBồ câuThỏ
-Có nhiều vách ngăn-Có mạng ống khí và túi khí-Có nhiều túi phổi

 

20 tháng 5 2016

+Phổi của thằn lằn:

-Có nhiều vách ngăn.

+Phổi của bồ câu:

-Có mạng ống khí và túi khí.

+Phổi của thỏ:

-Có nhiều túi phổi.

6 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

* Thằn lằn:

Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hom, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. Sự thông khí ờ phổi (hít, thở) là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích cùa lồng ngực.Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vây phù hợp hơn với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt.

* Bồ câu:

Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc tạo nên một bề mặt trao đổi khi rất rộng. Phổi nằm trong hốc sườn 2 bên sống lưng nên sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rồng giữa các xương (hình 43.2). Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù họp với nhu cầu ôxi cao ờ chim, đặc biệt khi chim bay. Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

* Thỏ:

Hệ hô hấp gồm khí quàn, phế quản và phổi. Phổi lớn gồm nhiều túi phối (phê nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng. Sự thông khí ờ phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.

12 tháng 5 2019

than lan

Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí 
+ Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích trong khoang thân 

Chim bồ câu: 
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống 9 túi khí 
+ Sự thông khí ở phổi- hiện tượng hô hấp kép (qua phổi 2 lần) 

12 tháng 5 2019

* Thằn lằn:

Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hom, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. Sự thông khí ờ phổi (hít, thở) là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích cùa lồng ngực.Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vây phù hợp hơn với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt.

* Bồ câu:

Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc tạo nên một bề mặt trao đổi khi rất rộng. Phổi nằm trong hốc sườn 2 bên sống lưng nên sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rồng giữa các xương (hình 43.2). Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù họp với nhu cầu ôxi cao ờ chim, đặc biệt khi chim bay. Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

Xem thêm tại đây nhé bn : Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

19 tháng 5 2016
Đặc điểmẾchThằn lằnBồ câuThỏ
Tim

2 ngăn:

-1 tâm nhĩ

-1 tâm thất

3 ngăn:

-2 tâm nhĩ

-1 tâm thất

3 ngăn:

-2 tâm nhĩ

-1 tâm thất

-Có vách hụt

4 ngăn:

-2 tâm nhĩ

-2 tâm thất

4 ngăn:

-2 tâm nhĩ

-2 tâm thất

Vòng tuần hoàn1 vòng2 vòng tuần hoàn2 vòng tuần hoàn2 vòng tuần hoàn2 vòng tuần hoàn
Máu đi nuôi cơ thểMàu đỏ tươiMàu đỏ phaÍt phađỏ tươiđỏ tươi

 

19 tháng 5 2016

Hệ tuần hoàn của cá: Tim 2 ngăn, nối với các mao mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín. 
Hệ tuần hoàn của ếch: Xuất hiện vòng tuần hoàn fổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim ba ngăn ==> máu đi nuôi cơ thể là máu pha. 
Hệ tuần hoàn của thằn lằn thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa => máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn 
Hệ tuần hoàn của chim thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn. 
Hệ tuần hoàn của thỏ giống như của chim, gồm tim 4 ngăn với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 

10 tháng 5 2016

Các nội quan
Thằn lằn
Ếch

Hô hấp 
Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp
Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.

Tuần hoàn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt(máu ít pha trộn hơn)
Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn)

Bài tiết
- Thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước(nước tiểu đặc)
- Thận giữa.
- bóng đái lớn.

12 tháng 3 2017

@Pham Thi Linh

18 tháng 2 2016

-Cấu tạo ngoài:


+Chim bồ câu :Có thân hình thoi , Chi trước là cánh , chi sau  3 ngón, trước 1 ngón  .Có lông vũ bao phủ . Có mỏ , cổ dài .
+Thằn lằn:Có vảy sừng bao bọc , cổ dài , thân và đuôi dài . chi có 5 ngón co vuốt .
-Cấu tạo trong :

 

Giống đều có xương đầu , các đốt sống cổ ,đốt sống lưng ,xương sườn ,xương đai chi trước, sau , xương chi trước , sau .


-Chim bồ câu :Các đốt sông cùng và cụt .Xương mỏ ác

Hệ tiêu hoá phát triển, tốc độ tiêu hoá nhanh hơn thằn lằn
Hô hấp: bằng phổi và bằng các túi khí khi bay (giảm ma sát khi bay)
Tuần hoàn: tim 4 ngăn (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ); 2 vòng tuần hoàn; máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Bài tiết: thận sau
+ Thằn lằn: 
Hệ tiêu hoá khá phát triển (bạn nên nêu rõ hơn nữa, tốt nhất là nghiên cứu trong sách GK)
Hô hấp bằng phổi
Tuần hoàn: tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt; 2 vòng tuần hoàn; máu nuôi cơ thể đỡ pha hơn

5 tháng 2 2022

tham khảo 

image

thack pạn :) 

5 tháng 3 2022

TK

Ếch:

-Sinh sản vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, sau những trận mưa rào.

-Ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở các bờ nước.

-Thụ tinh ngoài, trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước.

======================================================

Thằn lằn:

-Thụ tinh trong.

-Đẻ từ 5->10 trứng vào các hốc đất khô ráo.

-Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

-Thằn lằn mới nở ra biết đi tìm mồi (sự phát triển trực tiếp)

=========================================================

Chim bồ câu:

-Thụ tinh trong

-Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối 

-Mỗi lứa đẻ 2 trứng

-Trứng có vỏ đá vôi bao bọc.

-Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

-Chim bố mẹ mớm nuôi con bằng sữa diều.

  Điểm khác nhau về sinh sản 
 Ếch đồng 

 - Thụ tinh ngoài.

- Ếch phát triển qua biến thái

 Thà lằn

 - Thụ tinh trong.

 - Thà lằn con tự biết đi tìm mồi. 

 Chim bồ câu 

 - Thụ tinh trong.

 - Chim bồ câu trống Không có cơ quan giao phối. 

- Có hiện tượng ấp trứng nuôi con bằng sữa diều.

19 tháng 2 2016

* Tuần hoàn:
_ Thằn lằn:
+ Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt
+ Máu nuôi cơ thể: máu pha
_ Chim bồ câu:
+ Tim 4 ngăn hoàn toàn
+ Máu nuôi cơ thể: đỏ tươi
* Hô hấp:
_ Thằn lằn:
+ Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí
+ Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích trong khoang thân
_ Chim bồ câu:
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống 9 túi khí
+ Sự thông khí ở phổi- hiện tượng hô hấp kép (qua phổi 2 lần)
* Tiêu hóa:
_ Thằn lằn:
+ Đầy đủ các bộ phận nhưng tiêu hóa thấp
_ Chim bồ câu:
+ Mỏ sừng, không răng, có dạ dày cơ
+ Tốc độ tiêu hóa cao
* Bài tiết:
_ Thằn lằn:
+ Có thận sau
+ Số lượng cầu thận khá lớn
_ Chim bồ câu:
+ Có thận sau, không có bóng ***
+ Số lượng cầu thận rất lớn
* Sinh sản:
_ Thằn lằn:
+ Thụ tinh trong 
+ Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt đô môi trường
_ Chim bồ câu:
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng

19 tháng 4 2018

rối

18 tháng 3 2016

Hệ tuần hoàn của cá: Tim 2 ngăn, nối với các mao mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín. 
Hệ tuần hoàn của ếch: Xuất hiện vòng tuần hoàn fổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim ba ngăn ==> máu đi nuôi cơ thể là máu pha. 
Hệ tuần hoàn của thằn lằn thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa => máu đi nuôi cơ thể ít bị fa hơn 
Hệ tuần hoàn của bồ câu thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn. 

18 tháng 3 2016

thiếu rồi bn ơi