Kể lại một buổi sinh hoạt lớp
Giúp mk nhé! Mk đng cần gấp! Ai trả lời mk k cho! Thanks!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nói đến ngày đầu tiên đi học, không ai trong chúng ta quên được. Năm nay em đã học lớp 8, chẳng lạ gì ngày khai trường, nhưng em chẳng thể nào quên được buổi khai trường, khi em bắt đầu vào lớp 1. Cảm giác bỡ ngỡ, rụt rè khi thoát khỏi vòng tay của mẹ và bước qua cổng trường thật lạ kì.
Đêm hôm trước ngày khai trường, cảm xúc trong em thật lẫn lộn: bồn chồn, vui mừng, hồi hộp và lo lắng nữa. Chẳng hiểu sao khi ăn cơm em cứ nghĩ đến buổi khai trường, rồi sau đó em đi đi lại lại, nôn nao trong người là ngày mai sẽ có mặt trong 1 sự kiện quan trọng, thật là thích biết bao. Mẹ đã chuẩn bị tất cả mọi thứ cho em, cái gì cũng thật lạ lẫm: bút chì, thước kẻ,… mà em bây giờ không nhớ rõ, nhưng mọi thứ đều đủ cả. Em thích thú ngắm từng thứ 1, rồi xếp gọn gàng chúng vào cặp sách, lòng đứng hứng khởi. Rồi mẹ cho em mặc đồng phục của trường tiểu học: áo trắng và váy màu đỏ, em mặc vừa i. Nhớ lại tối hôm đó, em đeo cặp sách chạy xung quanh nhà cho mọi người xem mình đã bắt đầu chững chạc đến nhường nào. Căn nhà hôm đó như nhộn nhịp hẳn lên, mọi người bàn tán, nói về em, về tương lai của em. Gia đình đã kể cho em nghe rất nhiều về trường lớp, làm em càng hứng thú hơn. Bà nội em khen: ''Cháu lớn nhanh quá, cố gắng học giỏi để mọi người vui nha" em cười ngượng nghịu. Hôm đấy, phải thức khuya lắm em mới ngủ được, nhưng tại sao em lại trằn trọc khó ngủ như vậy nhỉ? Em thao thức, suy nghĩ triền miên "Không biết ai sẽ dạy nhỉ? Bạn bè có nhiều không?….Và em chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay biết.
Sáng hôm sau, em dậy rất sớm, đánh răng, rửa mặt rồi ăn sáng, thật sự lúc đó em rất phấn khởi, sau khi mặc đồng phục xong mẹ đưa em đến trường bằng xe máy, trong lòng em xốn xang, hồi hộp và háo hức. Trên trời, những đám mây bồng bềnh trôi đi như muốn ngao đó đây, bầu trời trong xanh. Vẫn con đường ấy, vẫn cảnh vật ấy, sao hôm nay lại thấy lạ vậy … Hàng cây như xanh hơn, cao hơn, những ngôi nhà trông khang trang hơn mọi ngày. Con đường thân quen ngày nào sao hôm nay sạch sẽ gọn gàng ghê. Mặt trời đã dần dần nhô lên, tỏa ra những tia nắng đầu tiên, thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp không gian. Nhưng hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc, đang khẽ rùng mình. Trên những tán lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm, có những chú chim đã dậy từ rất lâu và đang cất khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca, những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên những con đường. Giờ đây, không gian không còn yên tĩnh nữa mà thay vào đó là tiếng nói cười của các anh chị học sinh đang rảo bước đến trường, và tiếng xe máy của các bác phụ huynh đưa con đến trường. Các bạn mặc quần áo rất chỉnh tề, gương mặt vui tươi nhưng không kém phần lo lắng. Chẳng mấy chốc mà em đã đứng trước cổng trường. Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài centimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.
bạn tham khảo bài này. nguồn : bài học mới
Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 8 rồi đó, đã là một cô học sinh chững trạc không như ngày này của 8 năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó.
Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng …. Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.
Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!”
Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp.
Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2010 – 2011. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.
Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp.
Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng.
Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ.
Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!
Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
Tham khảo nha !!!
Quê hương em là một miền quê thanh bình và hạnh phúc. Trong mắt em, dù là khi nào, quê hương cũng mang một vẻ đẹp khó mà dời mắt. Thế nhưng, quê hương em đẹp nhất, có lẽ vẫn là những buổi hoàng hôn.
Khi chiều dần về cuối, mặt trời lui về căn gác nhỏ dưới vách núi. Những chú nắng tinh nghịch vẫn cổ nhảy nhót những nốt cuối trên bụi cây thấp bé, rồi mới chịu về nhà. Ánh sáng trở nên dịu hơn, giống như buổi sáng sớm. Thế nhưng, trong cái ánh sáng ngày muộn ấy, có cái gì đó ấm áp, vàng cam, khiến người ta thư giãn nhiều hơn là sự năng động của sớm mai. Xa xa, từng đàn chim vỗ cánh bay về tổ. Có mấy chú chim nhỏ, còn luyến tiếc một quả mọng chín, cố nán lại thêm một chút rồi mới vội bay theo đàn.
Ngoài đồng, các cô, chú nông dân cũng thu cuốc, dắt trâu về làng. Những đứa trẻ ở trường cũng đang trở về nhà sau ngày học tập căng thẳng. Cái thú vị ở đây, chính là cái nhịp chậm rãi của mọi người. Khác với ở thành phố, giờ tan tầm luôn đông đúc và tiếng còi xe thúc dục nhau ồn ào. Thì ở nơi đây, ai cũng thảnh thơi, di chuyển chậm rãi, vừa đi vừa trò chuyện. Họ không vội vàng, hấp tấp, đó là cái nhàn trong lối sống của nhà nông. Thỉnh thoảng, những cơn gió lướt qua tán lá, gợi lên âm thanh xào xạc, mang theo hương thơm của đất, của lúa, của cỏ cây đã chín say dưới ánh nắng của một ngày dài. Đó đích thị là hương đồng cỏ nội mà ông cha ta vẫn thường hay bảo. Đợi đến khi mọi người trở về nhà thì mặt trời cũng đã đi ngủ, những ngọn đèn vàng sáng ấm áp dần thắp lên khắp nơi. Nếu nhìn từ trên cao, thì giống như có hàng trăm chú đom đóm khổng lồ đang thích chí nằm nghỉ vậy. Và rồi, tiếng nói chuyện, tiếng xô đẩy dọn dẹp, tiếng xoong nồi sau bếp rộn rã vang lên, gợi sự ấm áp, sung túc của gia đình. Những âm thanh ấy là âm thanh của sinh hoạt gia đình, của sự đoàn tụ cuối ngày. Ngoài kia, những ánh sáng cuối cùng cũng đã biến mất, để cho ánh trăng của màn đêm ngự trị khắp nơi. Thế là hoàng hôn đã tắt.
Mỗi ngày, vào thời khắc hoàng hôn buông xuống, em luôn cảm thấy thật thư thái và nhẹ nhàng. Được ngắm nhìn khung cảnh làng quê yên bình lúc ấy, như là một món quà dành cho em. Mong rằng, dù thời gian đi qua, làng quê ngày càng phát triển, thì quê hương em vẫn mãi bình yên như thế.
nguồn : vndoc
Quê hương em là một ngôi làng nhỏ phía dưới chân núi. Nơi đây cuộc sống bình dị, con người chất phác, thật thà. Dù đi xa đến đâu, em vẫn luôn nhớ mãi từng khung cảnh ở quê hương mình. Nhưng nhớ nhất, chính là những buổi hoàng hôn của những ngày mùa đông.
Vào những chiều đông giá rét, chỉ tầm năm giờ chiều là trời bắt đầu tối lại, hoàng hôn buông dần xuống. Từ trên cao, ông mặt trời từ từ lùi về ngôi nhà nhỏ ở phía cuối chân trời. Bác đi xuống đến đâu, đất trời tối lại đến đó. Thoạt đầu là một sắc đỏ rực bao trùm lên mọi vật, khiến đất trời trở nên nhá nhem. Cũng là màu đỏ như lúc bình minh. Nhưng tông đỏ của buổi hoàng hôn như trầm lặng và nặng nề hơn rất nhiều. Những cơn gió theo đó bỗng chốc thổi nhanh và mạnh hơn, quét từng cơn rét buốt. Trời về tối, nên càng thêm lạnh lẽo. Hàng tre đan thành bụi thành đàn, oằn mình chống lại gió rét. Trên bầu trời vắng tanh, bởi đàn chim đàn vội kéo nhau về tổ trước khi đêm đen sụp xuống. Tiếng dế, tiếng chim im phăng phắc. Cả không gian chỉ còn tiếng xào xạc của lá cây.
Trên những con đường xi măng trong làng, các bóng đèn đường vàng cam ấm áp dần bật sáng lên. Lúc này, trời đã gần tối hẳn, chỉ còn thấy những vùng sáng tờ mờ trên nền trời sậm sịt. Cây cối cũng chỉ còn là những hình khối đen nhẻm mà thôi. Và sương đêm cũng dần dần ướp xuống, rải đều lên mặt đường, lên mái nhà, lên ngọn cây. Những ngôi nhà gạch mái đỏ nhỏ bé, dần sáng đèn và đỏ lửa. Mọi người sung sướng ngồi cạnh nhau, sẻ chia cho nhau những ấm áp. Rủ rỉ cho nhau nghe những chuyện của ngày dài. Bên đống lửa, chú mèo mướp nằm ngủ gà ngủ gật. Góc cạnh đó, con chó mực cũng cuộn mình ngủ say. Ngoài đường, lác đác vài người đi làm về muộn, cúi gằm lao nhanh để mong sớm về nhà. Họ chạy vụt qua, để lại những vệt sáng trong đêm. Và rồi, trời tối hẳn, đất trời lạnh lẽo, yên ắng, chỉ còn tiếng lá rít gào, tiếng lá khô xào xạc. Tất cả mọi người đều đã yên vị trong mái ấm của mình. Thế là trời đã về đêm.
Khung cảnh hoàng hôn của làng quê vào những ngày đông, đem đến cho em những cảm giác thật đặc biệt. Là rét, là tối đấy. Nhưng chính nhờ đó, cảm giác hạnh phúc khi được ôm chú mèo nhỏ, tựa vào lưng cha xem mẹ nấu cơm trong bếp mới càng thêm ấm áp. Những sung sướng mộc mạc, giản dị ấy chỉ có những buổi hoàng hôn mới đem về được.
Tham khảo ạ !!
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Câu chuyện như sau.
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết. Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: “Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi”. Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: “Chúng ta chơi trò trêu gà đi”. Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: “Đứa nào không chơi thì cút”. Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: “Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm”. Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chứng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: “Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?”. Tôi im lặng coi như không biết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạn: “Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà”. Ông bà xoa đầu tôi, mỉm cười: “Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn”. Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Tham khảo!
Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.
Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được ba tuổi nên phải có người trông.
Trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất nhiệm vụ được giao và hí hửng nhận lời. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp sáu lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.
Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.
Nhớ đến bố, em mới nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3 giờ chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em liền lớn tiếng: “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao?”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.
Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà. Bố vẫn giữ gương mặt đó. Một lúc lâu sau, bố cũng lên tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng: “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao? Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.
Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.
Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.
Số hs trung bình chiếm số phan trăm là 1-25/100-55/100=20/100. Số hs của lớp là 5:20/100=25ban
Số học sinh trung bình so với cả lớp:
100% - 25% - 55% = 20%
Số học sinh của lớp:
5 : 20% = 25 (học sinh)
Số học sinh giỏi:
25 × 25% = 6,25 (vô lý vì số học sinh phải là nguyên dương)
Em xem lại số liệu đề bài nhé
Thế cảm giác bước vào ngưỡng cửa mới,lần đầu bước vào ngôi trường cấp 2 của bạn như thế? Lớp 6 đầy sự bỡ ngỡ,có người bạn mình chơi chung và có cả những người mình chưa tiếp xúc bao giờ lại học chung lớp với mình? Cũng như bạn nói,chuyển trường khác cũng y như vậy đấy. Không cần lo lắng chi cả,bạn là học sinh mới thì cứ bảo là học sinh mới. Thấy các bạn khác thân thiện thì mình cũng nên bắt chuyện chào hỏi các bạn đấy,đối với mình thì bạn cứ tự nhiên thân thiện vậy ấy. Dù sao các bạn cũng sẽ là bạn cùng lớp nên không lâu thì bạn sẽ hợp với môi trường học mới này thôi :)) đừng lo lắng quá
mk đã chuyển trường rồi nên mk cũng hiểu,khi các bạn nhìn chằm chằm vào bạn thì bạn đừng nhìn lại, bạn chờ đến lúc ra chơi ấy nếu có bạn hỏi thì bạn cứ nói như bình thường, tự tin lên. hoặc bạn có thể nở mội nụ cười duyên chẳng hạn. bạn nên nói chuyện với những bn khác để gần gũi hơn nhé. mình thì mình hỏi tên mấy bạn ấy , đại loại như vậy.
TỰ TIN LÊN !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
bạn tham khảo ạ
Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.
Tùng! Tùng! Tùng!
Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.
Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:
- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.
Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:
- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.
Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:
- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.
Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:
- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.
Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.
Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.
Tùng! Tùng! Tùng!
Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.
Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:
- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.
Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:
- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.
Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:
- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.
Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:
- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.
Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.