Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3, thu được 7,84 lít NO (đktc) và 800 ml dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl vào X đến khi không còn khí thoát ra, thì thu được thêm 1,12 lít NO (đktc).
1) Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong A.
2) Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
3) Tính CM của các chất trong X.
1) X + HCl \(\rightarrow\) NO
=> trong X còn muối Fe(NO3)2
\(n_{NO\left(1\right)}=\frac{7,84}{22,4}=0,35mol\); \(n_{NO\left(2\right)}=\frac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)
Sau khi cho HCl vào X thì thu được dung dịch trong đó chứa: Cu2+ và Fe3+
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Cu
Ta có:
\(\begin{cases}56x+64y=26,4\\3x+2y=3\left(0,35+0,05\right)\end{cases}\)\(\Leftrightarrow\begin{cases}x=0,3\\y=0,15\end{cases}\)
=> \(\%Fe=\frac{0,3.56}{26,4}.100\%=63,64\%\); %Cu = 100% - %Fe = 36,36%
2) Số mol HNO3 than gia phản ứng = 4nNO(1) = 0,35.4 = 1,4(mol)
3) Gọi a , b lần lượt là số mol Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong X
=> a + b = 0,3
2a + 3b + 2. 0,15 = 3.0,35
=> a = 0,15 (mol); b = 0,15 (mol)
=> trong X có : 0,15 mol Fe(NO3)2; 0,15 (mol) Fe(NO3)3 và 0,15 mol Cu(NO3)2
=> CM các chất đều bằng nhau và bằng: \(\frac{0,15}{0,8}=0,1875M\)