tại sao nguyễn trung thành nói : 'Rừng xà nu là truyện của 1 đời và được keerr trong 1 đêm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngay từ tác phẩm đầu tay “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc đã cho thấy ông luôn có khuynh hướng vươn đến những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc. Ở truyện “Rừng xà nu” cũng vậy. Tác giả đã nghiền ngẫm, lý giải, cắt nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật về con đường mà dân tộc ta phải đi trong hoàn cảnh giặc đã cầm vũ khí uy hiếp, hủy hoại gia đình, quê hương. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu trong truyện được xây dựng vô cùng đặc sắc, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong cả tác phẩm nói riêng và các tác phẩm viết về Tây Nguyên thời chống Mỹ nói chung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chọn cây xà nu, rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Trước hết, vì đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa,...”. Bằng việc mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, tác giả đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên hoang dại, nguyên sơ, giàu sức sống. Mặc khác, trong tác phẩm, nhà văn còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… điều này cho thấy hình tượng cây xà nu chính là mạch nguồn xuyên suốt cả tác phẩm.
“Ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút tài hoa giỏi về dựng cảnh, vẽ hình. Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị riêng biệt của Tây Nguyên mà còn có khả năng lôi cuốn người đọc vào bức tranh thiên nhiên chân thực, hùng vĩ của núi rừng giống như được tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, thấm vào nếp nghĩ, cảm xúc và trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo quân thù.
“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Cánh rừng xà nu trong đoạn văn được miêu tả là một cánh rừng “trong tầm đại bác”, ngày nào cũng bị bắn hai lần. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyên Ngọc đã dựng nên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong. Cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những mất mát, đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh.
Tuy nhiên, cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu ấy vẫn không phải là cảm hứng thương đau. Tác giả muốn cái cuối cùng còn lại trong tâm trí người đọc về rừng xà nu là ấn tượng về một rừng cây mà dù đại bác có không ngừng bắn phá vẫn kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Cây xà nu trong truyện ngắn có vẻ đẹp và sức sống vô cùng mãnh liệt. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.”
Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến. Họ có thể hi sinh như anh Xút, bà Nhan, như Mai, có thể chịu nhiều tổn thương như Tnú nhưng cuối cùng, họ vẫn nối nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù, hướng về mục tiêu bảo về buôn làng, đất nước, quê hương. Xà nu có cây già, cây trẻ, cây non thì người làng Xô Man cũng có ba thế hệ: thế hệ cụ Mết, thế hệ Tnú, Mai và thế hệ của bé Heng. Ba thế hệ với ba vẻ đẹp khác nhau nhưng đều mang một nét chung: vẻ đẹp của khát vọng tự do và ý chí kiên cường, bất khuất.
Có thể nói, hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nó nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng cây xà nu cho thấy tác phẩm của Nguyên Ngọc thiết tha hướng về sự sống. Miêu tả về những tổn thương mà cây xà nu nói riêng, cộng đồng người Tây Nguyên nói chung phải chịu đựng chẳng qua chỉ để bày tỏ lòng khẩm phục và ca ngợi sức sống nồng nàn, bất khuất, bất diệt. Đấy là điều làm nên chất nhân văn sâu đậm trong thiên truyện ngắn.
Tham khảo ạ:
Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.
Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.
Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.
Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lấy dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.
Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng Tây Nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.
Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, cháy rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.
Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này. Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.
Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai.
Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.
Bằng tình yêu Tây Nguyên, sự quan sát tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
a) Mở bài
- Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.
+ Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.
- Giới thiệu hình tượng cây xà nu: Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.
b) Thân bài: Phân tích hình tượng cây xà nu
* Vị trí của cây xà nu
- Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm
+ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”
+ “bát ngát đến tận chân trời”
+ “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”...
- Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện
+ “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt thiên truyện.
+ Truyện khép lại bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.
=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.
* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man
- Đặc điểm của cây xà nu:
+ Là cây họ thông
+ Gỗ quý, nhựa rất thơm
+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời
- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.
- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.
- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.
=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.
- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.
+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.
+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).
+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.
=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.
- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:
+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả, Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt).
- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên: là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.
+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.
+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.
+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.
- “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô man.
c) Kết bài
- Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu.
- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng,...
- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
c, Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải chống lại mọi kể thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, hi sinh tính mạng
b, Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con”- cụ Mết nhắc tới bốn lần nhấn mạnh
+ Khi chưa cầm vũ khí chiến đấu, thì ngay cả những người thân Tnú không giữ được
+ Cụ Mết khẳng định, đấu tranh cần có vũ khí, đó là con đường duy nhất bảo vệ được những điều thân yêu, thiêng liêng
- Chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí phải ghi nhớ, truyền dạy cho thế hệ sau
Tính sử thi của truyện thể hiện ở các mặt sau:
1. Hình tượng nhân vật Tnú được xây dựng đậm chất sử thi, mang những đặc điểm của nhân vật sử thi gợi ta nhớ đến Đăm san, Xing nhã trong sử thi Tây Nguyên. Vì:
- Tnú có sức mạnh hơn người: vượt thác băng băng như một con cá kình,..
-Tnú mang những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng người Xô man: thật thà, giàu tình nghĩa với quê hương, gan góc dũng cảm...
- Tnú suốt đời phụng sự lý tưởng cộng đồng. Đó là việc Tnú dấn thân một đời cho cách mạng, đấu tranh bảo vệ làng, bản.
=> Tnú là người con, người anh hùng của đất rừng Tây Nguyên, là niềm tự hào của dân làng Xô man.
2. Câu chuyện về người anh hùng trong sử thi luôn được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng ( kể khan ). Câu chuyện về Tnú cũng vậy, được cụ Mết kể lại cho dân làng bao nhiêu lần.
3. Không gian nghệ thuật của tác phẩm có chất hoành tráng đậm chất sử thi. Không gian ấy được tạo dựng bởi những đồi, những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
4. Sự kiện được đề cấp trong tác phẩm có chất sử thi (sự kiện có ảnh hưởng đến đời sông, sinh mạng của cả cộng đồng). Đó là sự kiện chống Mỹ cứu nước.
5. Âm hưởng của tác phẩm: Tự hào và ngợi ca. Đó là âm hưởng của các tác phẩm sử thi. Cuộc đời người anh hùng Tnú có những bi thương nhưng nhìn chung chất hùng tráng lấn át cái bi thương
* Vì tác phẩm có những yếu tố nghệ thuật tương tự tác phẩm sử thi nên có thể nói “Rừng xà nu” là một tác phẩm có chất sử thi hoành tráng.
1. Mở bài:
- Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.
- Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.
2. Thân bài:
a. Cây xà nu - một hình tượng nghệ thuật độc đáo:
- Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.
- Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết
“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.
- Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.
- Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.
b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.
- Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.
- Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.
- Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.
- Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.
c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện
- Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.
- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.
* Đánh giá:
Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.
3. Kết luận:
- Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.
- Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.
1. Mở bài:
– Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.
– Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.
2. Thân bài:
a. Cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo:
– Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.
– Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết
“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.
– Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.
– Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.
b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.
– Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.
– Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không
nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ – ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.
– Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví nhưmột cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.
– Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.
c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện
– Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.
– Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.
* Đánh giá:
Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.
III. Kết luận:
– Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.
– Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.
d, Vai trò của nhân vật
- Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung
- Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước, vẻ đẹp sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh
- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh, để đưa cuộc chiến thắng lợi cuối cùng
- Cuộc chiến khốc liệt cần đòi hỏi mỗi người Việt có sức sống mạnh mẽ, trỗi dậy
https://www.facebook.com/LuyenThiDaiHoc.ChuKienThuc/posts/431123687056669
Tham khảo nhé!