K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân phap

23 tháng 4 2021

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

23 tháng 4 2021

không bạn ơi ý là cảm nghĩ về chú bè lượm

 bucminh ó

Chúng ta tự hào vì đất nước có những vị anh hùng tuy trẻ tuổi nhưng lại dũng cảm gan dạ và có một tấm lòng yêu nước sâu sắc như: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám,… Trong đó, hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về một chú bé đi liên lạc nhỏ tuổi hồn nhiên, lạc quan nhưng cũng không kém phần dũng cảm yêu nước.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường. Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ.Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm. Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. . Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào. Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.
 
14 tháng 3 2020

Đọc thuộc bài thơ: 

Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,
Lượm ơi!

Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng...

Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

Viết đoạn văn: Chúng ta tự hào vì đất nước có những vị anh hùng tuy trẻ tuổi nhưng lại dũng cảm gan dạ và có một tấm lòng yêu nước sâu sắc như: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám,… Trong đó, hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về một chú bé đi liên lạc nhỏ tuổi hồn nhiên, lạc quan nhưng cũng không kém phần dũng cảm yêu nước.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường. Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ.Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm. Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. . Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào. Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.

7 tháng 12 2023

- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỉ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. 

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kẻ xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

- Cô bé bán diêm (An-đéc-xen): số phận của cô bé đáng thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.

- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với Bác.

- Lượm (Tố Hữu): hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

- Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): gấu con xấu hổ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo- Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

- Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí.

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà.

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật "tôi" không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ họ lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): cậu bé bắt được một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần - người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình.

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Theo Nguyệt Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? (Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22.

- Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" (Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên).

26 tháng 2 2022

Tham khảo: Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh một em bé thiếu niên hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,… góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc rất hồn nhiên, vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quân, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng ở những dòng thơ cuối, em nằm đó, máu chảy đỏ xuống cánh đồng lúa đang chín vàng. Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của chú bé liên lạc còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng người dân Việt Nam. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị thân thuộc, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên yêu nước nhỏ tuổi trong thời kì kháng chiến.

26 tháng 2 2022

Tham khảo

Đã là học sinh thì phải biết đến đến bài thơ Lượm do Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ nói về Lượm, một cậu bé liên lạc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn. Cậu đi thoăn thoắt, cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Ở những câu thơ cuối, vẫn là Lượm vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như một người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ. Dù "đạn bay vèo vèo", cái chết luôn rình rập nhưng cậu không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ phải truyền tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt qua tất cả, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. "Bỗng lòe chớp đỏ", Lượm đã hi sinh trên đất mẹ quê hương và hóa thân vào dáng hình xử sở. Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt học hỏi.

23 tháng 2 2022

refer

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại  cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

23 tháng 2 2022

Tham khảo:

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

19 tháng 10 2021

Cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu  bài 1

“Lượm” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm - một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bài thơ “Lượm” được sáng tác năm 1949 - thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm, gan góc đã gây xúc động mạnh mẽ đối với nhà thơ. Mở đầu tác phẩm, Tố Hữu đã giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ chú bé:

mấy cái này thì viết ra giữa nhen ==============>“Ngày Huế đổ máu,
                                                                                      Chú Hà Nội về,
                                                                                      Tình cờ chú cháu,
                                                                                      Gặp nhau Hàng Bè”

Đó là khi thực dân Pháp bắt đầu tấn công ra Huế, để lại những hậu quả nặng nề. Người chú ở Hà Nội để làm công tác kháng chiến, tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với chú bé liên lạc. Một hoàn cảnh hết sức hợp lý. Tiếp đến hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên với những nét miêu tả:

“Chú bé loắt choắt,  ========================>
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh”

Cậu bé liên lạc xuất hiện chỉ với vài nét khắc họa những để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là một cậu bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn thể hiện qua đôi chân lúc nào cũng thoăn thoắt. Vì tuổi còn nhỏ nên cậu vẫn còn rất hồn nhiên, chiếc mũ ca-lô đội lệch sang một bên thật nhí nhảnh. Cậu vừa chạy nhảy, vừa huýt sáo làm vang cả cánh đồng. Cách so sánh “như con chim chích” khiến cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn ngây thơ của cậu:

“Ca-lô đội lệch,                   ===================>
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…”

Sự hồn nhiên tiếp tục được bộc lộ qua cáữ tình. Công việc liên lạc nguy hiểm đối với cậu là một niềm yêu thích. Cậu không hề cảm thấy sợ hãi mà còn thích thú với công việc của mình. Ở cậu bé, ta như thấy được sự dũng cảm, gan dạ đằng sau vẻ ngoài hồn nhiên, ngây thơ:

“Cháu đi liên lạc, ==============================>
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cậu bé Lượm ở trong bài thơ cảm thấy say mê với công việc của mình. Cậu cũng thật hóm hỉnh khi cất tiếng chào:

“Cháu cười híp mí,   ==============================>
Má đỏ bồ quân:
- Thôi, chào đồng chí!
Cháu đi xa dần…”

Lời chào tiếp tục cho thấy sự hồn nhiên con trẻ của cậu. Nhưng đồng thời cũng thể hiện lòng tự hào của cậu bé. Cách chào “đồng chí” của Lượm như khẳng định cậu cũng giống như người chiến sĩ kia, đang làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Tuy chỉ mới nhỏ tuổi, nhưng cậu lại đầy ý thức trách nhiệm với đất nước.

Rồi giọng điệu của nhân vật trữ tình trong bài thơ bỗng thốt lên: “Ra thế/Lượm ơi!”. Đọc đến đây, ta cảm nhận được sự bất ngờ, xót xa của nhân vật trữ tình. Để rồi sau đó hiểu được lí do của cảm xúc đó:

Một hôm nào đó,  ============================>
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!

Sau lần chia tay đó, chú bé vẫn tiếp tục công việc liên lạc của mình. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, với lá thư đề “thượng khẩn” trong tay, Lượm đã không ngại nguy hiểm băng qua mặt trận đầy mưa bom bão đạn. Sự gan dạ của cậu khiến người đọc phải cảm thấy ngưỡng mộ. Nhưng cũng thật đau xót:

Bỗng lòe chớp đỏ,         =======================>
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!”

Lượm đã hy sinh, nhưng sự hy sinh đó đã để cho ta một lòng cảm phục sâu sắc về một người chiến sĩ nhỏ nhưng thật dũng cảm. Cậu chính là đại diện cho một thế hệ trẻ của Việt Nam: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Hình ảnh của Lượm ở cuối bài thơ như một lời tưởng niệm dành cho cậu bé:

“Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng”

Cho dù Lượm đã hy sinh, nhưng chắc chắn sẽ còn rất nhiều chú bé liên lạc khác giống như Lượm đang tiếp nối công việc của cậu.

Như vậy, bài thơ Lượm đã làm sáng lên hình ảnh của người anh hùng nhí tên Lượm, đó là một cậu bé liên lạc tuổi đời còn rất nhỏ nhưng tinh thần kiên cường, dũng cảm của em lại không thua kém một người lính cách mạng nào. Hình ảnh của em luôn hiện lên trong lòng bất cứ một bạn đọc nào với sự hồn nhiên, ngây thơ lạc quan yêu đời song cũng không kém phần xót xa, đau đớn.

Cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu  bài 2

Bài thơ Lượm sáng tác năm 1949, được in trong tập thơ “Việt Bắc”. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Khi đọc tác phẩm này, trước mắt tôi hiện lên hình ảnh về một cậu bé liên lạc vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Cậu xuất hiện trong bài thơ với dáng người bé nhỏ bé. Cùng với đó là chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

Tố Hữu đã sử dụng vô cùng khéo léo các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” “'thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” để gợi tả cho người độc về ngoại hình của cậu bé. Một chú bé nhanh nhẹn, tinh nghịch và cũng thật hồn nhiên, ngây thơ.

Tiếp tục đọc đến những câu thơ tiếp theo, tôi còn thấy được sự hồn nhiên đó còn được qua niềm vui của Lượm được làm liên lạc. Lời đối thoại của cậu với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần”

Những từ ngữ miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười” cho thấy sự thích thú của cậu khi được làm nhiệm vụ liên lạc. Một cậu bé nhỏ tuổi như lượm đáng lẽ trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt chỉ mong muốn được ở nhà bên cha mẹ. Nhưng ở đây cậu lại thích đi làm liên lạc, ở đồn Mang Cá hơn là ở nhà. Đọc đến đây, tôi càng ngưỡng mộ hơn về sự dũng cảm, gan dạ của Lượm.

Lượm còn là một cậu bé có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao. Sự dũng cảm đó được thể hiện qua việc không sợ nguy hiểm:

“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo”

Với lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Trong lòng cậu không hề sợ hãi nguy hiểm xung quanh mình mà chỉ nghĩ đến nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành lúc này. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

“Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng”

Một mình giữa cánh đồng quê vắng vẻ nhưng cậu bé vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Điều đó cho thấy sự dũng cảm phi thường của một Lượm. Nhưng rồi, thật xót xa khi đọc những câu thơ tiếp sau đó, chú bé liên lạc dũng cảm của chúng ta đã hy sinh:

“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng mẫu tươi”

Giọng thơ đến đây trở nên nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Đây có lẽ là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng... Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ. Tuy rằng Lượm đã ra đi, nhưng chắc chắn vẫn còn những cậu bé liên lạc như Lượm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cậu trên con đường giành lại độc lập cho đất nước.

Tóm lại, qua bài thơ “Lượm”, Tố Hữu đã khắc họa được hình ảnh chú bé liên lạc một cách vô cùng chân thực. Khi đọc xong bài thơ này, tôi như cảm phục thêm về một thế hệ Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, đặc biệt là những chú bé liên lạc như trong bài thơ.

Cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu  bài 3

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ nổi tiếng của ông đó chính là “Lượm” đã đem đến những giá trị tinh thần to lớn cho lớp thanh niên yêu nước, là bài ca hồn nhiên cổ vũ cho cách mạng Việt Nam.

Lượm mở đầu bằng hoàn cảnh Tố Hữu đã gặp được chú bé liên lạc Lượm. Đó là “ngày Huế đổ máu” - khi Huế bắt đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần hai, lúc này tác giả có dịp ra Hà Nội và tình cờ gặp Lượm một cậu bé liên lạc, dũng cảm.

Nhà thơ đã khắc họa trước mặt người đọc hình ảnh một cậu bé Lượm hiện lên với một vẻ tinh nghịch, đáng yêu:

“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…”

Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên sinh động gần gũi. Đọc những câu thơ 5 chữ ngắn gọn, cùng với sử dụng các từ láy làm cho giọng thơ trở nên nhịp nhàng, vui tươi, càng phù hợp với độ tuổi của nhân vật Lượm hơn. Câu luôn hồn nhiên, vô tư như những đứa trẻ khác, cái miệng nhỏ xinh “huýt sáo vang” tạo nên những khúc nhạc nhí nhảnh, đôi chân nhỏ nhắn nhảy chân sáo trên con đường làng thân thuộc, khiến Tố Hữu liên tưởng đến loài chim chích nhỏ nhắn và đáng yêu.

Nhưng điều khiến chúng ta cảm thấy ấn tượng hơn chính là lòng dũng cảm của Lượm:

“Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…”

Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, chính tỏ ý thức giác ngộ cách mạng trong Lượm đã xuất hiện từ rất sớm, đánh dấu một tài năng, một tâm hồn lớn đáng ngưỡng mộ và tự hào. Với bản thân Lượm, công việc này không chỉ là nhiệm vụ mà nó còn là một niềm vui, niềm đam mê. Câu không thích ở nhà mà muốn tham gia góp sức vào công việc chung của đất nước.

Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Thử đặt mình vào trong hoàn cảnh như vậy, đến một người trưởng thành đôi khi còn cảm thấy sợ hãi. Vậy mà ở đây chú bé liên lạc này lại chẳng chút sợ hãi. Thế mới cảm nhận được sự dũng cảm của một chiến sĩ nhỏ tuổi.

Nhưng rồi bỗng Tố Hữu bật thốt lên trong sửng sốt và đau đớn “Thôi rồi/Lượm ơi”. Lượm đã anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ, hình ảnh “một dòng máu tươi” như đánh thẳng vào trái tim người đọc, khiến dòng nước mắt chỉ trực trào ra, thương tiếc cho người chiến sĩ nhỏ tuổi anh hùng. Em đã hy sinh khi tuổi đời còn xanh đến thế, thân em nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt lấy bông đầy lưu luyến, em chưa muốn đi, em vẫn chưa làm được gì nhiều cho cách mạng cho quê hương mà, thật tàn nhẫn và đau thương quá. Xung quanh phảng phất hương thơm của sữa lúa, hồn em “bay giữa đồng”.

Những dòng thơ cuối tuy lặp lại những câu thơ đầu bài, nhưng lại mang một sắc thái khác, đau thương khôn tả. Đó giống như là những hoài niệm về một cậu bé hồn nhiên, vui tươi thuở ban đầu, nay đã về với đất mẹ thân yêu. Tuy đau thương nhưng cái chết của Lượm là cái chết anh hùng và đầy tự hào, không hề bi lụy, vật vã, Lượm hi sinh đã để lại cho những người ở lại một bài học to lớn, một tấm gương sáng mãi muôn đời về lòng dũng cảm cùng tinh thần cách mạng sâu sắc, mãi mãi vì một nền độc lập hoàn toàn cho dân tộc.

Bài thơ Lượm đã để lại cho bạn đọc yêu thơ Tố Hữu một ấn tượng sâu sắc. Những cảm xúc đơn giản được khơi gợi nhưng có sức lắng đọng. Đồng thời người đọc càng thêm tự hào về một thế hệ trẻ của đất nước Việt Nam anh hùng.

19 tháng 10 2021

Bài thơ Lượm sáng tác năm 1949, được in trong tập thơ “Việt Bắc”. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Khi đọc tác phẩm này, trước mắt tôi hiện lên hình ảnh về một cậu bé liên lạc vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Cậu xuất hiện trong bài thơ với dáng người bé nhỏ bé. Cùng với đó là chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

Tố Hữu đã sử dụng vô cùng khéo léo các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” “'thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” để gợi tả cho người độc về ngoại hình của cậu bé. Một chú bé nhanh nhẹn, tinh nghịch và cũng thật hồn nhiên, ngây thơ.

Tiếp tục đọc đến những câu thơ tiếp theo, tôi còn thấy được sự hồn nhiên đó còn được qua niềm vui của Lượm được làm liên lạc. Lời đối thoại của cậu với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần”

Những từ ngữ miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười” cho thấy sự thích thú của cậu khi được làm nhiệm vụ liên lạc. Một cậu bé nhỏ tuổi như lượm đáng lẽ trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt chỉ mong muốn được ở nhà bên cha mẹ. Nhưng ở đây cậu lại thích đi làm liên lạc, ở đồn Mang Cá hơn là ở nhà. Đọc đến đây, tôi càng ngưỡng mộ hơn về sự dũng cảm, gan dạ của Lượm.

Lượm còn là một cậu bé có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao. Sự dũng cảm đó được thể hiện qua việc không sợ nguy hiểm:

“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo”

Với lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Trong lòng cậu không hề sợ hãi nguy hiểm xung quanh mình mà chỉ nghĩ đến nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành lúc này. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

“Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng”

Một mình giữa cánh đồng quê vắng vẻ nhưng cậu bé vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Điều đó cho thấy sự dũng cảm phi thường của một Lượm. Nhưng rồi, thật xót xa khi đọc những câu thơ tiếp sau đó, chú bé liên lạc dũng cảm của chúng ta đã hy sinh:

“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng mẫu tươi”

Giọng thơ đến đây trở nên nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Đây có lẽ là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng... Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ. Tuy rằng Lượm đã ra đi, nhưng chắc chắn vẫn còn những cậu bé liên lạc như Lượm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cậu trên con đường giành lại độc lập cho đất nước.

Tóm lại, qua bài thơ “Lượm”, Tố Hữu đã khắc họa được hình ảnh chú bé liên lạc một cách vô cùng chân thực. Khi đọc xong bài thơ này, tôi như cảm phục thêm về một thế hệ Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, đặc biệt là những chú bé liên lạc như trong bài thơ.

bài viết tham khảo nhé