Hãy cho biết sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản (1952 - 1973) ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sự phát triển :
+ Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.
+ Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.
+ Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)
+ Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :
+ Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
+ Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
+ Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
+ Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
+ Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.
+ Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.
Đáp án A
Những nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển của các nước tư bản (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) từ năm 1960 đến năm 1973 gồm:
- Dựa vào thành tựu Khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.
- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.
- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
Đáp án A
Những nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển của các nước tư bản (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) từ năm 1960 đến năm 1973 gồm:
- Dựa vào thành tựu Khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành.
- Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao nên có sức sản xuất và cạnh tranh lớn.
- Vai trò điều tiết của nhà nước có hiệu quả
Đáp án C
Một trong những nguyên nhân khách quan quan trọng của Nhật Bản đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản giai đoạn 1952 – 1973 là biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975)….
Đáp án B :
Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:
Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.
Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.
Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn
Đáp án B.
Giải thích: Giai đoạn 1952 - 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:
- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.
- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.
=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.
Đáp án A
Nhân tố quyết định nhất đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường về kinh tế là nguồn nhân lực có chất lượng, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, kỉ luật. Con người Nhật đã đưa đất nước này từ một quốc gia thua trận, mất hết thuộc địa lại chịu sự giải giáp của quân đồng minh trở thành một nước phát triển “thần kì” về kinh tế, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Đáp án A
Nhân tố quyết định nhất đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường về kinh tế là nguồn nhân lực có chất lượng, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, kỉ luật. Con người Nhật đã đưa đất nước này từ một quốc gia thua trận, mất hết thuộc địa lại chịu sự giải giáp của quân đồng minh trở thành một nước phát triển “thần kì” về kinh tế, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
* Sự phát triển “thần kì” của kinh tế.
- Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới II, Nhật đã tập trung phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá là “thần kì” .
+Từ 1952 – 1973, kinh tế Nhật có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (10,8%)
+ Từ những năm 70, Nhật vươn lên là cường quốc kinh tế, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Nhật rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật với việc tập trung sản xuất dân dụng hàng tiêu dùng (ti vi, tủ lạnh, ô tô), tàu chở dầu, cầu, đường
Sau khi phục hồi, từ năm 1952-1960 kinh tế Nhật có sự phát triển nhanh nhất là từ năm 1960 đến năm 1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.Tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/năm. Năm 1968, Nhật đã vượt các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
Về khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng việc mua các bằng phát minh sáng chế, tập trung vào sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt nhiều thành tựu to lớn, với những sản phẩm nổi tiếng như ti vi, tủ lạnh, tàu biển, ô tô, tàu hoả, xây dựng chiếc cầu đường bộ nối liền đảo Hônsu với Sicôcư, đường ngầm nối đảo Hônsu và Hốccaiđô …
Nguyên nhân của sự phát triển đó là do các yếu tố sau:
Con người Nhật Bản có tự lực tự cường, được đào có trình độ học vấn cao là yếu tố hàng đầu.
Vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước có hiệu quả.
Các công ty Nhật Bản năng động có tầm nhìn xa, quản lý tốt có tiềm lực và cạnh tranh cao.
Nhật Bản biết ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng…
Chi phí hành chính và quốc phòng thấp, tập trung vốn vào kinh tế.
Nhật Bản biết lợi dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ Mĩ, hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương, được ví như những ngọn gió thần đối với nền kinh tế Nhật.