Tại sao phổi của chim bồ câu tiến hoá hơn phổi của thằn lằn ???
Trả lời giúp em nhanh dc k ạ em đang cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vì ở chim bồ câu, phổi là mạng ống khí có bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khi qua phổi nhờ có hệ thống túi khí phân nhánh và len lỏi vào giữa các hệ cơ quan và xoang rỗng giữa các xương. Hoạt động của túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí, đáp ứng nhu cầu oxi cao của chim khi bay. Khi đậu, chi hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích của lòng ngực. Túi khi còn làm giảm khối lượng riêng của chim, giảm ma sát nội quan khi bay.
than lan
Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí
+ Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích trong khoang thân
Chim bồ câu:
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống 9 túi khí
+ Sự thông khí ở phổi- hiện tượng hô hấp kép (qua phổi 2 lần)
* Thằn lằn:
Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hom, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. Sự thông khí ờ phổi (hít, thở) là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích cùa lồng ngực.Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vây phù hợp hơn với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt.
* Bồ câu:
Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc tạo nên một bề mặt trao đổi khi rất rộng. Phổi nằm trong hốc sườn 2 bên sống lưng nên sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rồng giữa các xương (hình 43.2). Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù họp với nhu cầu ôxi cao ờ chim, đặc biệt khi chim bay. Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.
Xem thêm tại đây nhé bn : Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến
So sánh phổi của thằn lằn,bồ câu,thỏ.
Thằn lằn | Bồ câu | Thỏ |
-Có nhiều vách ngăn | -Có mạng ống khí và túi khí | -Có nhiều túi phổi |
+Phổi của thằn lằn:
-Có nhiều vách ngăn.
+Phổi của bồ câu:
-Có mạng ống khí và túi khí.
+Phổi của thỏ:
-Có nhiều túi phổi.
Đáp án D
Phổi của chim có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với phổi của thú nhưng hiệu quả trao đổi khí lại rất cao vì: Phổi của chim gồm hệ thống các ống khí xếp song song. Ngoài ra còn có các túi khí trước và túi khí sau, có hệ thống các van chỉ cho khí lưu thông một chiều từ mũi -> túi khí sau -> phổi -> túi khí trước -> mũi -> môi trường ngoài. Chim hô hấp kép cả khi hít vào và thở ra đều có hoạt động trao đổi khí ở phổi. Trong phổi không có khí cặn nên hiệu quả trao đổi khí cao hơn thú
Đáp án D
Phổi của chim có kích thước nhỏ hơn rất
nhiều so với phổi của thú nhưng hiệu quả
trao đổi khí lại rất cao vì: Phổi của chim
gồm hệ thống các ống khí xếp song song.
Ngoài ra còn có các túi khí trước và túi
khí sau, có hệ thống các van chỉ cho khí
lưu thông một chiều từ mũi → túi khí sau
→ phổi → túi khí trước → mũi → môi
trường ngoài. Chim hô hấp kép cả khi hít
vào và thở ra đều có hoạt động trao đổi
khí ở phổi. Trong phổi không có khí cặn
nên hiệu quả trao đổi khí cao hơn thú.
Câu 1:
a) Đặc điểm hệ tuần hoàn thằn lằn tiến hóa hơn ếch:
- Tim thằn lằn có 3 ngăn và có vách hụt nhưng ếch tim cũng và ngăn và chưa có vách hụt.
- Máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn là máu pha ít, còn máu đi nuôi cơ thể của ếch là máu phá nhiều.
b)
Phổi thằn lằn | Phổi ếch |
- Phổi có nhiều ngăn. - Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp. |
- Cấu tạo phổi đơn giản, ít vách ngăn. - Máu ít pha trộn hơn. |
Câu 2:
a)
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
b)
c) Hệ tuần hoàn của chim bô câu và tuần hoàn của thằn lằn được so sánh như sau:
Tuần hoàn chim bồ câu | Tuần hoàn thằn lằn |
- Tim 4 ngăn. - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (giàu oxi). - Có hai vòng tuần hoàn. -> Là động vật hằng nhiệt : thích nghi được với mọi điều kiện môi trường. |
- Tim 3 ngăn, có vách hụt. - Máu đi nuôi cơ thể chứa ít khí Oxi (máu pha ít). - Có 2 vòng tuần hoàn. -> Là động vật biến nhiệt: Chỉ có khả năng thích nghi với một vài môi trường nhất định. |
Câu 3:
a)
Hệ thần kinh của chim | Hệ thần kinh của bò sát (thằn lằn) |
Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Trong bộ não thì não trước (đại não), não giữa (2 thuỳ thị giác) vả nào sau (tiểu não) phát triển hơn ở bò sát.
|
Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với của ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn. Tuy vậy vẫn còn tương đối đơn giản. -> Các bộ phận còn nhỏ, chưa có đặc điểm tiến hóa nhiều.
|
b)
Lưỡng cư diệt sâu bọ có hai về ban đêm có giá trị bổ sung rất lớn cho hoạt động của chim về ban ngày vì như chúng ta đã biết tất cả mọi sinh vật tồn tại được thì phải thích nghi với nhũng điều kiện của môi trường cũng như sự cạnh tranh của kẻ thù .Sâu bọ cũng không là trường hợp ngoại lệ những loài sâu bọ khi bị lưỡng cư tiêu diệt sẽ giảm về số lượng còn những loài có khả năng nhụy trang khéo léo sẽ ngày một phát triển và trở thành món ăn ưa thích của loài chim vì căn bán là chim thường kiếm ăn ban ngày trừ một số loài còn lưỡng cư chủ yếu kiếm ăn ban đêm nên có sự bổ sung cho nhau.
Spam: Sao,tag anh vậy @Nguyễn Anh Duy???
Câu 1 :
a) Tham khảo :
b) Tham khảo :
Câu 2 :
a)
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
b) Tham khảo :
c) Tham khảo :
Vì
-Ở thằn lằn:
+ Phổi có nhiều vách ngăn.
+ Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn.
- Ở chim bồ câu:
+Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí hình thành bề mặt trao đổi khí rất rộng.
+Sự thông khí do sự co giãn của túi khí (khi bay) tạo nên sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)
-St-