K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

* ĐNB cần phải đặt vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển là vì những lý do sau:

-ĐNB có tài nguyên biển đa dạng, phong phú giàu tiểm năng bởi vùng biển ĐNB rất giàu về trữ lượng hải sản chiếm tới
54% trữ lượng hải sản cả nước trong đó rất phong phú với các loài hải sản quý như tôm hùm, cá thu , cá chim, đồi mồi .

+Trong vùng tập trung nhiều bãi cá, bãi tôm lớn với 3 ngư trường lớn bao quanh.
Vùng biển ĐNB rất giàu về khoáng sản ở thềm lục địa với 3 bể trầm tích lớn thứ nhất cả nước - là Nam Côn đảo, vùng
trũng Cửu Long và thổ chu Mã Lai; trong đó bể nam Côn đảo có nhiều mỏ dầu khí nổi tiếng thế giới như bạch Hổ, đại hùng, Mỏ
rồng là cơ sở tạo ra nguồn khoáng sản có giá trị kinh tế cao.

+vùng biển ĐNB cótài nguyên phong cảnh rất hấp dần, có nhiều bãi tắm nổi tiếng như bãi trước, bãi Sau và bán đảo vũng
Tàu đặc biệt có tiềm năng nhiệt độ cao ánh nắng nhiệt đới ôn hoà rất hấp dẫn với du khách phương Tây. Cùng với phong cảnh đẹp,
hấp dẫn lại có côn đảo cách bờ biển hơn trăm km là di tích lịch sử nổi tiếng rất hấp dẫn với du khách và cũng là nơi nghỉ mát rất có
giá trị làm nâng cao sức khoẻ con người.

+Vùng biển ĐNB cũng có khả năng rất lớn để phát triển giao thông đườngbiển vì có những vũng, vịnh , cửa sông lớn cho
phép xây dựng nhiều cảng lớn như cảng Vũng tàu, Cảng Sài Gòn...

Qua đó ta thấy vùng biển ĐNB đa dạng, giàu tiểm năng , nhiều giá trị khác nhau với phát triển kinh tế biển, mà các nguồn
tài nguyên biển này hiện nay đang dồng thời được đầu tư khai thác , sử dụng cho phát triển nhiều ngành kinhtế biển , nhưng việc
phát triển kinhtế biển ở ĐNB phải đạt được mục đích vừa cho hiệu quả cao vừa không gây hiệu quả xấu đến nhau,không loại trừ
nhau để phát triển . Nghĩa là các ngành kinh tế biển phải đạt được hiệu quả cao không gây ra ô nhiễm môI trường , gây ra suy thoái,
cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển... Vì vậy, muốn đạt được mục đích này cần phải thựchiện khai thác phát triển tổnghợp kinh tế
biển.

*Những nội dung chính trong khai thác phát triển tổng hộp trong kinh tế biển là:

- Trước hết càn phải đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên sinhvật biển theo những hướng chính sau đây:

+ưu tiên dánh bắt hải sản ở vùng xa bờ

+Không được dánh bắt vựơt quá khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên sinhvật biển.

+Nghiêm cấm mọi hình thức dánh bắt cá bằng các biẹn pháp thôbạo như dùng mìn, dùng điện

+Đánh bắt hải sản phải kết hợp với nuôi trồng hải sản cùng với bảo vệ rừng ngập mặn ven biển để tạo điềukiện nuôi thuỷ
sản nước mặn, nước lợ ven bờ.

+đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản phải kết hợp với công nghiệp chế biến (các xí nghiệp công nghiệp chế biến có thể xây
dựng ở ven biển hoặc trên đảo vừa tạo ra thị trường kích thích công nghiệp dánh bắt nuôi trồng thuỷ sản phát triển vừa nâng cao
chất lượng sản phẩm vừa tạo ra việc làm cho người lao động.

-Khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản biển điển hình là khai thác dầu khí theo các hướng chính sau đây:

+Việc khai thác dầu khí dưới thềm lục địa vì rất khó khăn do các mỏ dầu khí nằm sâu dưới lòng đất từ 3- 4 nghìn mét cho
nên cần phải ứng dụng công nghệ kỹ thuật tinh xảo để vừa cho hiệu quả caovừa đảm bảo hạn chế sự ô nhiễm môi trường.

+Phải mở rộng hợp tác liên doanh đầu tư quốc tế đẻ tiếp thu côngnghệ hiện đại và đối tác đầu tư có hiệu quả nhất

+Phải dầu tư xây dựng khu công nghiệp lọc dầu tại chỗ để làm cho cơ cấu ngành công nghiệp da dạng hơn và tận dụng hết
chức năng của công nghiệp dầu khí.

+Cần khai thác triệt để nguồn tài nguyên khí đốt ở mỏ Bạch Hổ , tạo ra nguyên liệu chạy nhiều máy Tuốc bin khí Phú Mỹ
và cũng là nguyên liệu đẻ sản xuất phân đạm với công suất 800 000 tấn/năm trong phát triển công nghiệp dầu khí nói chung phải
đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trưoừng biển.

-Phát triển giao thông biển cần theo những hướng chính sau:

+Đầu tư xây dựng cảng biển hiện đại nâng công suất vận chuyển điển hình là 2 cảng lớn, cảng VũngTàu, cảng Sài Gòn ,
đầu tư xây dựng những cảng này thành cảng biển quốc tế hiện đại ngang tầm 1 số cảng ĐNA

+đầu tư xâydựng các cầu cảng ở ngoài đảo và quần đảo để cho cá tàu thuyền dễ cập bến, tạo điều kiện lưu thông phân phói
hàng hoá giữa đất liền; đảo và quần dảo.

+Nghiên cứu vạch ra những tuyến giao thống biển hợp lý giữa đất liền với đảo và quần đảo để thuận lợi cho việc khai thác
quản lý tài nguyên và an ninh quốc phòng.

- Du lịch biển cần phải được phát triển theo những hướng sau:

+Cần phải nghiên cứu tổ chức quy hoạch các bãi tắm thật hợp lý, chất lượng cao.

+Phải đầu tư nghiên cứu phát triển những điểm du lịch trên đảo và quần đảo để tạo thành những tuyến du lịch , kết hợp được
nhiều chức năng, nhiều mục đích như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, bơi lội, thể thao... phải đầu tư xây dựng hiện đại cơ sở vật
chất hạ tầng cùng với các ngành kinh tế du lịch dịch vụ như làm nhà nghỉ, khách sạn, các ngân hàng, cửa hàng... để làm thoả mãn
cho nhu cầu của du khách trong và ngoài nước .

+Trong phát triển du lịch nói chung cũng cần thiết phải liên quan vấn đề trong sạch môi trường để có thể phát triển 1 nền
kinh tế nói chung và cho ngành du lịch nói riêng bền vững .

26 tháng 10 2023

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư của Đông Nam Bộ (ĐNB) đã có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?

   - Khí hậu ấm áp và mùa mưa rõ rệt: ĐNB có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa rõ rệt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng quan trọng như lúa, cây cao su, và cây điều.
  - Vị trí địa lý gần biển: ĐNB nằm bên bờ biển Đông và biển Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và vận tải biển. Các cảng biển như Vũng Tàu, Cần Thơ, và Hồ Chí Minh City đã phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng.
 - Dân cư đông đúc và lao động giá thấp: ĐNB có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, và du lịch.
   
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế của vùng?

   - Thuận lợi từ địa lý và biển: ĐNB có lợi thế địa lý gần biển, điều này hỗ trợ trong việc phát triển các ngành như du lịch biển và vận tải biển. Tài nguyên thủy sản từ biển cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế vùng.

   - Khó khăn trong nông nghiệp và nước: Mặc dù ĐNB có khí hậu ấm áp, nhưng cũng có mùa khô kéo dài và khó khăn về nước, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Sự cạnh tranh với các khu vực khác trong sản xuất nông sản cũng là một thách thức.

   - Tài nguyên thiên nhiên bị ô nhiễm: Sự công nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng đã gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các khu vực công nghiệp lớn như TP.HCM và Vũng Tàu. Điều này đe dọa tài nguyên thiên nhiên và sức kháng của môi trường.

   - Cơ sở hạ tầng và giao thông: Mặc dù có sự phát triển của cơ sở hạ tầng và giao thông, nhưng ĐNB vẫn cần đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống này để đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng tăng của vùng.

29 tháng 1 2016

*Giống nhau về vai trò quy mô kinh tế biển.
- Về vai trò quy mô kinh tế biển ĐNB và DHMT đều coi phát triển kinh tế biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

- Kinh tế biển của 2 vùng còn nhiều triển vọng lớn trong xu thế khai thác tổng hợp tài nguyên biển.

- Giống nhau về nguồn lực kinh tế biển

+Cả 2 vùng dều có vùng biển rộng nhất nhì cả nước với tàI nguyên sinh vật biển phong phú đa dạng giàu tiềm năng điển                                                 hình là các nguồn khoáng sản trữ lượng lớn nhất nhì cả nước đó là cơ sở phát triển ngành đánh bắt chế biến.

+Cả 2 vùng đèu có bờ biển dài, đều có đầm phá cửa sông lớn nổi tiếng như phá Tam Giang và Đầm Dơi... chính là cơ sở
nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn nhất cả nước.

+Cả 2 vùng đều có khoáng sản dầu khí dưới thềm lục địa phong phú nhất nhì cả nước, đang có nhiều triển vọng lớn cho
phát triển khai thác dầu khí.

+Cả 2 vùng đều bờ biển dài rất khúc khuỷu với nhiều vùng vịnh kín gió, độ sâu lớn, cho phép xây dựng được nhiều cảng
biển kín như Đà nẵng, Cam ranh, Vũng tàu.

+Cả 2 vùng đều có tài nguyên phong cảnh biển rất hấp dẫn, nổi tiếng thế giới với nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang, Vũng
tàu là cơ sở phát triển ngành công nghiệp du lịch qui mô lớn.

+Cả 2 vùng đèu có nguồn lao động là ngư dân dồi dào, nhiều kinh nghiệm đi biển và đánh bắt chế biến thuỷ hải sản, lại có
nghề làm nước mắm, như nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc.

+Cả hai vùng đều xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cho kinh tế biển khá hiện đại và hoàn chỉnh như hệ
thống cảng biển, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và hệ thống giao thông dọc ven biển...

+Cả 2 vùng này đều được nhà nước quan tâm hàng đầu, ưu tiên cho đầu tư cho phát triển kinh tế biển.

- Giống nhau về khả năng phát triển kinh tế biển:

+Cả 2 vùng đều có khả năng lớn nhất nhì cả nước về đánh bắt nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản.

+Cả 2 vùng đều có khả năng từng bước hiện đại hoá trong công trình khai thác khoáng s sản biển như dầu khí, cát, thuỷ
tinh.

+ Cả 2 vùng đều có khả năng phát triển ngành du lịch biển đa dạng .

+ Cả 2 vùng đều phát triển ngành mạnh các ngành giao thông biển dịch vụ biển.

+Cả 2 vùng đều có khả năng phát triển mạnh khai thác phát triển kinh tế biển.

*Khác nhau:
-Khác nhau về vị trí, vai trò quy mô kinh tế biển.

+Mặc dù kinh tế biển của 2 vùng đều được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nhất nhì cả nước, nhưng có thể nói quy mô kinh
tế biển ĐNB lớn , hiện hiện đại gấp nhiều lần so với duyên hải miền Trung.

+Vai trò: kinh tế biển của ĐNB chiếm vị trí quan trọng trong hơn và lớn hơn và không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế vùng.
Nhưng vai trò của kinh tế biển duyên hải miền trung hiện nay chưa xứng đáng với vai trò, với tiềm năng thực của nó.

-Khác nhau về nguồn lực phát triển kinh tế biển.

+Trước hết về các nguồn tài nguyên sinh vật của biển thì trữ lượng hải sản của ĐNB lớn hơn nhiều so với DHMT, những
khả năng có thể đánh bắt dược thì thuận lợi hơn nhiều so với ĐNB vì điều kiện đánh bắt thuỷ hải sản ở DHMT thuận lợi hơn, lâu
đời hơn vì có nhiều cảng cá nổi tiếng như Phan Thiết, Phan Rang,...

+Tài nguyên Sinh vật biển ngoài THS thì DHMT còn có chim Yến là nguồn đặc sản rất có giá trị mà ĐNB không có được;
về khả năng nuôi trồng dọc ven biển thì ĐNB mạnh hơn vì có ĐBSCL với 35 vạn ha mặt nước mặn, lợ còn ở miền TRung có
160000 ha.

+ĐNB phong phú gấp nhiều lần DHMT về tài nguyên khoáng sản biển nhưng cát thuỷ tinh và ôxit Ti tan thì ĐNB kém hơn
Duyên hải miền Trung .

+Tài nguyên du lịch biển thì phải nói ngay Duyên hải miền Trung phong phú, đa dạng hơn nhiều tiềm năng hơn so với
ĐNB, nếu như ĐNB nổi tiếng thế giới chỉ có bãi tắm Vũng tàu, Long Hải, Sơn Hải thì ở miền Trung nổi tiếng nhiều bãi tắm đẹp
như Sầm Sơn, Cửa Lò, Dung Quất, Linh Trữ, Lăng Cô...

Về tàI nguyên phát triển giao thông biển: có thể nói hiện nay ĐNB mạnh hơn, vì nó có 2 cảng lớn là cảng SG, Vũng Tàu,
nhưng trong tương lai Duyên hải miền Trung có thế mạnh hơn vì có nhiều vũng vịnh, cửa sông, cảng lớn như Cam Ranh, Nha
Trang, Quy nhơn, Văn Phong, Dung Quất.... Đồng thời, nó là cửa thông ra biển và nhiều cảng biển trở thành cảng biển quốc tế như
cảng Đà nẵng,Vinh...

-Khác nhau về nguồn lao dộng kinh tế biển: ở DHMT dồi dào hơn nhưng chất lượng và trình độ thấp hơn vì kinh tế biển với
quy mô chưa lớn.

Hiện nay, ĐNB mạnh gấp nhiều lần Duyên hải miền Trung về cơ sở hạ tầng, vì ở đó có 2 cảng lớn là SG và Vũng Tàu.

-Khác nhau về khả năng phát triển kinh tế biển.

+Đánh bắt thuỷ hải sản thì hiện nay Duyên hải miền Trung lớn gấp nhiều lần ĐNB về sản lượng biển: cả nước có sản lượng
900.000 tấn thì Duyên hải miền Trung chiếm 400.000 tấn .

+Khả năng về nuôi trồng TS thì ĐNB lại mạnh hơn Duyên hải miền Trung vì thiên tai Duyên hải miền Trung nhiều lũ lụt,
hạn hán (riêng ĐNB, ĐBSCL cho XK 10 vạn tấn tôm cá/năm)

+Về khả năng phát triển khai khoáng chế biến khoảng sản biển thì ĐNB mạnh hơn, qui mô lớn hơn, hấp dẫn hơn điển hình
là công nghiệp dầu khí.

+Du lịch , giao thông biển thì ĐNB mạnh hơn so với Duyên hải miền Trung.

+về dịch vụ biển và phát triển tổng hợp kinh tế biển cũng mạnh hơn nhiều lần so với Duyên hải miền Trung .

3 tháng 11 2017

Đáp án B

Hướng chính trong phát triển kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp khai thác mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.

22 tháng 3 2019

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia là Kon Tum.

24 tháng 8 2019

- Trước đây, Đông Nam Bộ đã phát triển mạnh khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và việc khai thác dầu khí (từ năm 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tuởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, nay còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

- Một số phương hướng:

   + Đẩy mạnh việc khai thác tài ngyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.

   + Xây dựng các tổ hợp sản xuất khí - điện - đạm, phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí.

   + Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm mối trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

9 tháng 7 2017

Chọn C

21 tháng 11 2018

Chọn B