Hãy nêu những hướng giao thông quan trọng Bắc - Nam. Trình bày cơ sở khoa học và chức năng của những tuyến
giao thông này
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn:
Tự đánh giá bản thân xem đã hoàn thành chưa.
1. Hoàn thành.
2. Hoàn thành.
3. Hoàn thành.
4. Hoàn thành.
5. Hoàn thành.
tham khảo
1.Hoàn thành tốt
2.Hoàn thành tốt
3.Hoàn thành tốt
4.Hoàn thành tốt
5.Hoàn thành tốt
- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:
+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.
+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.
+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.
- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:
+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.
+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.
+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.
+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.
+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.
+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,
+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.
+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.
+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.
tham khảo
-Tích cực:tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
-Tiêu cực:ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nan lao động và tai nạn giao thông, các loại bệnh dịch mới.... và nhất là việc chế tạo nhựng loại vũ khi hiên đại có sức công phá hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt sự sống của loài người
- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.
+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
* Mạng lưới giao thông và các cảng chính (Cảng biển, cảng hàng không)
- Đường ôtô
+ Hơn 18 vạn km. Quốc lộ 1A là tuyến đường bộ quan trọng nhất, đang được nâng cấp. Ngoài ra còn có các tuyến đường quan trọng khác
+ Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước
- Đường sắt : 3.143 kg, trong đó quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất
- Đường sông : khoảng 11.000km đang được khai thác. Đường ống (dẫn dầu, khí)
- Đường biển : cả nước có 73 cảng biển lớn nhỏ. Quan trọng nhất là các cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Một số cảng nước sâu được đầu tư xây dựng.
- Đường hàng không : 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế đang được nâng cấp hiện đại
* Các đầu mối giao thông vận tải tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
* Các phương tiện vận tải được tăng cường và hiện đại hóa
Tham khảo
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo:
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
* Các ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay ở nước ta là:
- Công nghiệp cơ khí
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Điện tử; Hoá chất; Dầu khí; Điện năng
* Các cơ sở khoa học để (+) các ngành công nghiệp trên là trọng điểm như sau:
- Trước hết các ngành công nghiệp trọng điểm phải là những ngành thoả mãn các điều kiện sau đây:
+ Phải là những ngành có thế mạnh lâu dài nghĩa là các sản phẩm của nó tạo ra luôn luôn cần thiết đối với đời sống của con
người, ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
+ Phải là những ngành có nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có ở trong nước, mà rất hạn chế phải nhập nguyên liệu từ nước
ngoài.
+ Phải là những ngành có khả năng thu hút nhiều nguồn lao động dư thừa cùng với tạo ra là nhiều việc làm đa dạng.
+ Phải là những ngành luôn luôn cho hiệu quả kinh tế cao.
+ Phải là những ngành mà khi phát triển, nó sẽ kích thích những ngành khác phát triển theo.
- Đối với các ngành chế biến nông lâm thuỷ hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng thì cơ sở khoa học để (+) 2 ngành này là
trọng điểm như sau:
Trước hết 2 ngành công nghiệp trên đều có thế mạnh lâu dài vì các sản phẩm của chúng tạo ra luôn cần thiết với đời sống
của con người như LTTP, đồ gỗ, sản phẩm dệt may.
+ Nguyên liệu của 2 ngành công nghiệp này ở nước ta rất phong phú, rất đa dạng, mà 1 số liệu đang có xu hướng tăng dần
về năng suất sản lượng đó là sản lượng LTTP ngày càng cao (hiện nay đạt 30 tr tấn lương thực). Sản lượng hiện nay trên 50 tr
tấn/năm, sản lượng thịt 1,2 tr tấn/năm, sản lượng cá biển 700000 tấn/năm.
+ Khi phát triển ngành công nghiệp trên, sẽ tạo ra nhiều việc làm đa dạng cho nguồn lao động dư thừa, vì sản xuất nguyên
liệu và phân bố các nhà máy chế biến khắp ở nhiều nơi, cả miền núi lẫn đồng bằng, cho nên các cơ sở sản xuất này để tạo ra nhiều
việc làm đa dạng cho người lao động ở mọi miền đất nước.
+ Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, nhiều công nghệ hiện đại và tạo ra nhiều nguồn hàn xuất khẩu. Vì các nguồn Ng/l và sản phẩm chế biến của các ngành
này hầu hết là những sản phẩm nhiệt đới đặc sản như cà phê, cao su, tiêu, Điều… rất hấp dẫn với thị trường các nước ôn đới, và
chính là cơ sở để mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế thu hút ngoại tệ và xuất khẩu.
+ Phát triển các ngành công nghiệp trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công nghiệp rất cao vì nếu không có công nghệ chế
biến hiện đại thì các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất ít có giá trị kinh tế lớn, nhưng nếu có công nghệ chế biến hiện đại
thì những nguyên liệu đó sẽ trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ở thị trường ôn đới.
+ Khi phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản và hàng tiêu dùng, sẽ kích thích nhiều ngành khác cùng phát
triển điển hình là nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ khí, hoá chất...
* Tóm lại: Công nghiệp chế biến nông - Lâm - thuỷ hải sản là sản xuất hàng tiêu dùng phải là 2 ngành công nghiệp hàng đầu
của nước ta.
- Đối với công nghiệp cơ khí và điện tử cũng là công nghiệp trọng điểm vì 0cơ sở sau:
+ Trước hết công nghiệp cơ khí và điện tử cũng là những ngành thoả mãn 5 điều kiện như 2 ngành công nghiệp chế biến
nông lâm thuỷ hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Ngoài ra: công nghiệp cơ khí điện từ còn là những ngành cung cấp các công cụ lao động không thể thiếu được đối với nền
kinh tế cuả mỗi quốc gia, đồng thời sự phát triển cơ khí điện tử là thể hiện trình độ văn minh công nghiệp của mỗi quốc gia. Cho
nên, nước ta muốn hội nhập với thế giới, muốn đảm nhận được 1 dây chuyền công nghệ chung của thế giới và khu vực thì buộc
nước ta phải có công nghiệp cơ khí và điện tử phát triển.
- Đối với công nghiệp hóa chất cũng là ngành trọng điểm vì nguyên liệu hóa chất tạo ra những sản phẩm rất cần thiết đối với
phát triển mọi ngành công nghiệp và đời sống con người như các loại muối, a xít, kiềm... Mặt khác, những nguồn nguyên liệu của
công nghiệp hóa chất lại rất hạn chế được nhập từ nước ngoài, vì thế công nghiệp hóa chất cần phải được phát triển mạnh trong
nước để được đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao.
- Công nghiệp dầu khí cũng là ngành trọng điểm vì công nghiệp dầu khí tạo ra các sản phẩm tiêu dùng rất cần thiết với đời
sống con người và của sự phát triển công nghiệp, điển hình như xăng dầu. Trong khi đó nguồn tài nguyên dầu khí của thế giới đang
có xu thế cạn kiệt nhanh mà nguồn tài nguyên này ở nước ta khá phong phú lại mới bắt đầu khác. Chính vì thế, phát triển công
nghiệp dầu khí vừa là để đẩy mạnh công nghiệp hóa vừa là cơ sở để mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế và thu hút ngoại tệ...
- Đối với công nghiệp điện năng: trước hết điện năng được coi là động lực không thể thiếu được đối với sự nghiệp công
nghiệp hóa ở mỗi nước, cho nên muốn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh chóng thì phải ưu tiên phát triển công nghiệp
điện đi trước 1 bước.
* Phương hướng tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:
- Trước hết cần phải xây dựng 1 cơ cấu ngành công nghiệp thật linh hoạt nghĩa là sao cho công nghiệp nước ta luôn phát
triển mạnh đạt hiệu quả cao thích ứng với mọi hoàn cảnh diễn ra ở trong nước và thế giới..
- Cần phải ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm trong đó đặc biệt chú ý tới các ngành công nghiệp chế
biến điện tử, điện năng... để tạo ra động lực phát triển chính tạo ra việc làm, thu hút nhiều ngoại tệ.
- Trong phát triển công nghiệp phải coi công nghiệp điện năng được ưu tiên hàng đầu và phân bố công nghiệp phải chú ý
nhiều tới vấn đề thị trường và môi trường.
- Sự phát triển công nghiệp của nước ta ngày nay phải chú ý nhiều tới công nghiệp ở miền núi trung du là để tạo điều kiện
khai thác hợp lý tài nguyên, thu hút lao động dư thừa, góp phần từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Mặt khác phải
mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế để tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới.
* Những tuyến giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam là:
- Quốc lộ 1A (từ Lạng Sơn - Cà Mau) ngoài ra còn có quốc lộ 14, 15.
- Các tuyến đường sắt Bắc-Nam chủ yếu đường sắt Thống Nhất và có thể kể thêm 2 tuyến Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Thái
Nguyên.
- Các tuyến đường biển Bắc - Nam điển hình chỉ có các tuyến đường biển nội địa, là các tuyến xuất phát từ các cảng Hải
Phòng, Quảng Ninh đi các cảng phía Nam và ngược lại.
- Các tuyến đường hàng không hầu hết là đều là các tuyến Bắc-Nam vì đều xuất phát từ Nội Bài đi Đà Nẵng và Tân Sơn
Nhất.
* Những cơ sở hình thành và các chức năng của các tuyến này thể hiện như sau:
- Đối với tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất được coi là 2 tuyến giao thông Bắc - Nam quan trọng nhất vì những cơ
sở sau:
+ 2 tuyến giao thông này có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong đó quốc lộ 1A đã hình thành từ nhiều thế kỷ nay và trước
kia được coi là đường "thiên lý mã", trong thời kỳ Pháp thuộc, nó đã được coi là đường quốc lộ xuyên Việt, xuyên Đông Dương;
còn đường sắt Thống Nhất thì đã được xây dựng từ năm 35-36, mặc dù nó đã nhiều lần bị giặc phá hoại nhưng ngày nay nó đã trở
thành đường sắt xuyên Đông Dương và Đông Nam á.
+ 2 tuyến giao thông này chạy như gần song song với nhau, đồng thời được coi là những tuyến dài nhất và xuyên qua hầu
hết các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa và những vùng kinh tế cả nước. Vì vậy 2 tuyến giao thông này có tính liên vùng mạnh
mẽ vì thế mà nó có khả năng tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam.
+ 2 tuyến này được coi như là động mạch chủ, huyết mạch giao thông quan trọng nhất của hệ thần kinh các mối lưu thông
phân phối của cả nước. Vì thể mà 2 tuyến giao thông này đảm nhận 1 vai trò vô cùng quan trọng là luôn luôn phải đảm bảo sự thông
suốt.
+ 2 tuyến giao thông này không những là động mạch chủ của các mối lưu thông phân phối mà nó còn được coi là xương
sống của mạng lưới giao thông hình xương cá của cả nước. Chính vì thế mà trên tuyến này xuất hiện nhiều đầu mối, nhiều nút giao
thông quan trọng như Hà Nội, TPHCM.
+ Trên cơ sở hình thành nêu trên mà 2 tuyến giao thông này đảm nhận nhiều chức năng quan trọng.
. Chức năng kinh tế là vận chuyển, luân chuyển hàng hóa hành khách lưu thông giữa 3 vùng Bắc-Trung-Nam.
. Chức năng văn hóa, xã hội: nhờ 2 tuyến này mà các dân tộc Việt Nam có thể giao lưu thuận lợi với nhau tiếp thu được
những tinh hoa, văn minh của nhau. Đồng thời cũng nhờ 2 tuyến này mà nhân dân ta ở mọi miền đất nước có thể tiếp thu được
những tinh hoa, văn hóa của cả thế giới.
. Chức năng quốc phòng: nhờ 2 tuyến này mà Nhà nước ta có thể "điều binh, khiến tướng" thuận lợi cho cuộc kháng chiến,
bảo vệ đất nước.
- Quốc lộ 14 (Thừa Thiên Huế - KonTum -Plâycu - Buônmêthuột - ĐNB) cắt với đường 13, dài hơn 600km và được coi là
tuyến giao thông có tính chất hành lang biên giới phía Tây của Tổ quốc giữa ta với Lào, Campuchia. Vì thế nó có vai trò to lớn về
mặt kinh tế và quốc phòng.
+ Về kinh tế: quốc lộ 14 chạy xuyên qua các tỉnh Tây Nguyên nhưng lại được nối với các quốc lộ theo hướng đông tây như
19, 21 cho nên nó có vai trò tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa Tây Nguyên với Duyên Hải NTB. Vì thế hướng vận chuyển
hàng từ Tây Nguyên xuống NTB là cà phê, cso su, chè búp, gỗ lâm sản còn hướng đi lên Tây Nguyên là thực phẩm từ biển, thiết bị
máy móc và nguồn lao động.
+ Chức năng văn hóa - xã hội: quốc lộ 14 tạo cơ hội cho các dân tộc xích lại gần nhau, nhờ đó mà người Tây Nguyên tiếp
thu được những kinh nghiệm sản xuất quí báu của dân tộc Kinh, ngày nay họ đã cùng với người Kinh thi đua xây dựng Tây Nguyên
vững mạnh.
+ Chức năng quốc phòng: nhờ quốc lộ 14 là tuyến chạy // với đường biên giới Việt Lào CPC cho nên tuyến này có chức
năng bảo vệ an ninh vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc.
- Quốc lộ 15 (Tân Kỳ chạy dọc theo Trường sơn Đông vào đến Thừa Thiên Huế). Tuyến này được coi là trục chính của hệ
thống đường mòn HCM. Tuyến này được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cho nên nó có chức năng chủ yếu là vận
chuyển bộ đội và các thiết bị quân sự từ hậu phương lớn Miền bắc vào tiền tuyến lớn Miền nam. Quốc lộ 15 ngày nay đang dược
Nhà nước đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa thành đường Trường Sơn, công nghiệp hóa từ Hòa Lạc vào đến tận ĐNB chay dọc theo
Trường Sơn.
- Đối với đường biển theo hướng Bắc-Nam chủ yếu là đường biển nội địa xuất phát từ cảng Hải Phòng-Quảng Ninh đi các
cảng phía Nam và ngược lại. Đường biển Bắc-Nam đã được hình thành ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với chức năng
vận chuyển vũ khí từ Miền Bắc vào Miền nam. Ngày nay đường biển B-N với chức năng chính là vận chuyển từ phía Bắc vào là
các loại khoáng sản như than đa, sắt, apatit..., theo hướng từ Nam ra chủ yếu là thực phẩm từ biển mà điển hình là mắm, tôm, cá
đông lạnh.
- Các tuyến đường hàng không N-B chủ yếu là xuất phát từ Nội Bài đi Tân Sơn Nhất và ngược lại với chức năng chính là
vận chuyển cán bộ, bộ đội, khách du lịch, lưu thông giữa 3 vùng Bắc-Trung-Nam.