K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

Tham khảo 
Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại diện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lại một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả những lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau những câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

27 tháng 9 2021

Nhà thơ giúp em cảm nhận được trái đất là một tài sản vô cùng quý giá của mọi người. Trái đất được tác giả so sánh với quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Trái đất luôn ấm áp tiếng chim gù và hình ảnh cánh chim hải âu bay trên sóng biển. Điều đó cho ta thấy trái đất của chúng ta được bình yên trong sáng. Đó là biểu tượng của cuộc sống thanh bình của mọi người trên đất nước chúng ta.

8 tháng 1 2023

mình nghĩ là: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm, vị ngọt của những bông hoa.  

 đúng thì tick nhea

Đoạn thơ trên cho thấy sự cần cù, siêng năng giúp ong vượt qua mọi khó khăn. Công việc của những chú ong mang rất nhiều ý nghĩa và vẻ đẹp.Vì vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa héo theo thời gian.Nngười ta vẫn cảm nhận được màu sắc của hoa vẫn được “giữ lại” trong hương thơm và vị ngọt của mật. Có thể nói, loài ong giữ được vẻ đẹp của thiên nhiên, ban tặng cho con người, giúp cuộc sống của con người trở nên hạnh phúc hơn.Tác giả cũng muốn con người như là con ong chăm chỉ vậy.

27 tháng 2 2021

Tham khảo :

Sáu dòng thơ đầu là cảnh hè về trên thiên nhiên đồng quê.Mở ra cảnh mùa hè là tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào trong xà lim nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài.Bằng tưởng tượng, nhà thơ vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc sáng tươi rực rỡ và âm thanh rộn ràng của thiên nhiên khi hè về. Có tiếng chim tu hú vang xa thúc giục, tiếng ve gióng giả và tiếng sáo diều vi vút trong không trung cao rộng. Có ánh nắng rực rỡ (đầy sân nắng đào), có màu vàng tươi của bắp rẫy vàng hạt, màu vàng đậm của lúa chín. Xen vào những mảnh màu sáng rực rỡ ấy là mảnh không gian cao rộng với màu xanh thăm thẳm của bầu trời. Trời xanh càng rộng, càng cao.Cần chú ý đây là cảnh thiên nhiên mở đầu mùa hè. Nó có cái tưng bừng rộn rã, tươi sáng và tất cả đang đi tới độ chín, đầy hứa hẹn. (Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần, bắp rây vàng hạl). Cũng như tác giả đang bước vào những năm tháng của tuổithanh xuân tràn đầy sức trỏ, đầy hi vọng, hứa hẹn và cũng là thời điểm gặp gõ lí tưởng cách mạng và say mê hoạt động.Bởi vậy, tiếng gọi vào mùa hè của chim tu hú đã khơi dậy ở trong lòng người tù một tâm trạng bức bôi, u uất, một khát khao cháy hỏng muốn tung phá ra khỏi chốn lao tù ngột ngạt:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi!

Sáu câu thơ đầu mà miêu tả rất sinh động với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu bức tranh thiên nhiên lúc sang mùa hè: có âm thanh rộn rã, vang vọng, có ánh nắng tươi hồng, có màu sắc rực rỡ, có không gian cao rộng và sống động của bầu trời xanh cao với hình ảnh sáo bay lượn... Bức tranh thiên nhiên ấy vừa tả thực lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng: đó là niềm khát khao của người tù tuổi trẻ về cuộc sống tự do, tươi sáng, thể hiện sự nhạy cảm và tâm hồn tha thiết với sự sống của tác giả.

Bạn tham khảo :

"Quê hương" là bông hoa đẹp nhất trong vườn "Hoa niên" của Tế Hanh. Thế thơ 8 tiếng, chất thơ trong, giọng thơ đầm, hình tượng thơ khỏe... là ấn tượng sâu sắc của chúng ta khi đọc thi phẩm này.

Tám câu thơ đầu nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà. Ánh sáng của đất trời, ánh sáng của tâm hồn như đã tắm hồng cảnh sắc quê hương. Hai tiếng "làng tôi" đầy mến thương cất lên. Đó là tiếng lòng của đứa con xa nhà nói về đất mẹ quê cha:

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"

Ca dao, dân ca đã thấm vào hồn thơ Tế Hanh tự bao giờ: "Làng tôi có cây đa to...”, "Làng ta phong cảnh hữu tình...", "Làng ta nghé giã nghề khơi...". Chữ "vốn" dùng rất đắt, cho thấy nghề chài lưới của làng tôi là một nghề truyền thống lâu đời của ông cha truyền lại. Hình ảnh "nước bao vây" gợi lên một vùng quê sông nước bao la. Đó là một làng chài ven biển miền Trung, làng Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Con sông được nhắc đến là sông Trà Bồng "nước gương trong soi tóc những hàng tre".

Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một không gian hoành tráng: đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi trong ánh hồng rạng đông. Có gió nhưng chỉ là "gió nhẹ". Bầu trời rất "trong", bao la, mênh mông. Một buổi "sớm mai hồng" rất đẹp, cảnh vật "làng tôi" như được tắm trong ánh hồng bình minh tráng lệ. Các tính từ: "trong", "nhẹ", "hồng" đã cho thấy một chuyến ra khơi lí tưởng của bà con làng chài. Nhịp thơ 3/2/3 gợi tả nhịp bước lên đường mạnh mẽ:

"Khi trời trong/ gió nhẹ/ sớm mai hồng

Dân trai tráng/ bơi thuyền/ đi đánh cá"

Những chàng trai trẻ trung, cường tráng của làng chài dã hăm hở đưa thuyền ra khơi. Chính họ đã đem sức lao động và tinh thần dũng cảm đi chinh phục biển khơi, đem lại sự ấm no, giàu có và hạnh phúc của quê hương.

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương.

Con tuấn mã là con ngựa tơ, ngựa đẹp, ngựa hay. Con thuyền được so sánh với con tuấn mã là một hình đẹp. Chữ "hăng" đã làm nổi bật khí thế hăng hái, sôi nổi của đoàn thuyền đánh cá buổi lên đường. Mái chèo như những lưỡi kiếm to, dài, sắc bén từ cánh tay của đoàn trai tráng đang chém xuống, đang "phăng" xuống dòng sông, đẩy con thuyền vượt trường giang đầy khẩn trương, hối hả:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,

Phăng mái chèo, vội vã vượt trường giang".

Cánh buồm của đoàn thuyền rất to như che rợp một góc trời:

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

"Mảnh hồn làng" là một hình ảnh trừu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng, sức sống lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê. Cánh buồm to, được so sánh với mảnh hồn làng rất độc đáo, sáng tạo, biểu lộ niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương. Qua các động từ: "rướn", "thâu góp" (bao la thâu góp) đã góp phần tô đậm khí thế ra khơi đánh cá vô cùng hào hứng, mạnh mẽ. Những cánh buồm nâu qua năm tháng dãi dầu mưa nắng biển khơi mà trở thành "chiếc buồm vôi" có "thân trắng" dẻo dai, can trường.

Đoạn thơ cho thấy một hồn thơ trẻ trung, phơi phới. Cách dùng từ chuẩn xác, tinh luyện. Hình tượng thơ về cảnh rạng đông, về chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm rất đẹp và sáng tạo, đã làm nổi bật sức sống của làng chài và tình yêu quê hương thiết tha, mặn nồng. Và ta càng thêm thấm thìa:

"Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi"...

 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Bài thơ Rồi ngày mai con đi của tác giả Lò Cao Nhum là lời nhắn nhủ chân thành tha thiết của thế hệ đi trước khi thế hệ sau chuẩn bị lên đường khám phá thế giới, thực hiện những khát vọng cuộc đời. Xuyên suốt bài thơ là những lời căn dặn đầy dịu dàng đồng thời cũng vô cùng nghiêm khắc. Rằng khi đi ra thế giới rộng lớn ngoài kia, rồi con sẽ thấy đất khác, trời khác, sẽ gặp những người khác nhau, đỏ vàng đen trắng khó mà phân biệt nổi. Khi ấy, ngọn lửa mà người thầy năm xưa đã thắp lên trong tim con sẽ là ngọn hải đăng dẫn lối, chỉ cho con biết nên làm gì, động viên con tiếp tục cố gắng ra sao. Chỉ cần còn giữ ngọn lửa ấy trong tim, con nhất định sẽ đạt được lý tưởng đời mình. Cuối cùng, dù có đi đâu về đâu, cách xa nơi mình sống vạn dặm đường thì con nhất quyết không được quên đi “mạch đá cội nguồn”, quên đi gốc gác nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Cảm xúc của em về một đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:

Ta làm con chim hót

  Ta làm một canh hoa

Ta nhập vào hoà ca

        Một nốt trầm xao xuyến.

     Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.