Đề 1 : Biểu cảm về 1 bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
tham khảo
Bài thơ Dậy trầu của Trần Đăng Khoa đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Những bức thư của bà nội như 1 nhịp cầu nối dĩ vãng và hiện nay. Đấy là quan niệm xưa của tục hái trầu – lúc bạn hái trầu vào đêm tối, bạn phải đánh thức người ăn trầu đi ngủ trước lúc đề nghị “hái 1 số lá”. Và những bức thư của nhỏ trình bày tình yêu đối với cây trầu bà. Cách bạn trực tiếp “tôi – tôi” rất gần gụi và hay. Từ ấy, đứa trẻ đã nêu quan điểm muốn hái được miếng trầu là “Con đi hái mấy lá” và mong rằng miếng trầu sẽ sống mãi và phệ lên: “Con ơi trầu ko đi mất”. Bài thơ đem lại cho chúng ta 1 hình ảnh nông thôn xinh tươi nhưng mà cũng gửi tới người đọc tình cảm và sự trân trọng đối với những điều bé nhặt trong cuộc sống. Bài thơ ngắn gọn nhưng mà đầy ý nghĩa.
Tham khảo:
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
1. Bài thơ được viết theo đề tài quê hương đất nước. Bài thơ đã học cũng viết về đề tài này: Lòng yêu nước, Quê hương (Đỗ Trung Quân)...
2. Hình anh so sánh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Em tham khảo tác dụng:
+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.
+ Biện pháp so sánh ở câu“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.
3. Khổ 3 em xem lại nha, ko có BPTT nhân hóa á.
CHỊUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU BN ƠIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII
Dưới đây là đoạn văn cảm nhận về bài ca dao lục bát "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra":
Bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu sắc về tình cảm gia đình. Hình ảnh núi Thái Sơn cao lớn và vững chãi tượng trưng cho công lao trời biển của người cha, còn dòng nước trong nguồn dịu dàng và bất tận là biểu hiện cho tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ. Mỗi lần đọc lại bài ca dao này, em lại thấy lòng mình trào dâng một niềm kính trọng và biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Hình ảnh núi và nước trong bài ca dao không chỉ là những hình ảnh cụ thể mà còn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, gợi nhắc chúng ta về sự hy sinh và tình yêu thương bao la của đấng sinh thành. Những vất vả, gian truân mà cha mẹ đã trải qua để nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn càng khiến em trân trọng hơn từng khoảnh khắc bên gia đình. Bài ca dao không chỉ là lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo mà còn là kim chỉ nam cho lối sống và cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Đó là giá trị bền vững mà mỗi người con cần ghi nhớ và thực hiện.
tham khảo:
Viết đoạn văn khoảng tám đến 10 câu, nêu cảm nhận của em về tình bạn của nhà thơ và người bạn trong bài bạn đến chơi nhà - Ngữ văn Lớp 7 - Bài tập Ngữ văn Lớp 7 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 7 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục
Khi nói đên Bà Huyên Thanh quan thì ko thể ko nhắc tơi thơ ca của Bà Bà đã có những dóng góp ko nhỏ cho nên thơ ca trung đai Viêt Nam Và trong chương trinh ngữ văn lớp 7 em đã dc hoc bài qua đeo ngang do bà sáng tác
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
TRong bài tác giả đã miêu tả cảch vào Đèo Ngang lúc xế chiều là một bài thơ đương luât viêt bằng chữ Nôm
Câu mơ đâu tg đã giới thiêu đc cảnh vào Đèo Ngang
Bươc tới Đèo Ngang bóng xế tà
lúc này la thơi gian châp choang tôi nhưng tác jả vẩn đủ để cảm nhân bưc tranh thuỷ măc núi đèo bát ngát
"Cỏ cây chen lá lá chen hoa"
Điêp tư chen làm cho cái hoang dại choáng ngơp ko jan Trên bối cảnh bao la ây thấp thoáng có sư song của con người nhưng còn mờ nhạt xa vời
Lom khom dưới núi tièu vài chú
Hai câu thơ này tg đã đùng biện pháp đảo ngữ Động từ lom khom đổi lên trc danh từ tiều vài chú cho em cảm nhận đc rằng con ngươi càng nhỏ bé hơn trươc thiên nhiên bao la rổng lớn này
Lác đác bên sông chơ mấy nhà
Tác giả đã miêu tả phần lớn là thiên nhiên tính từ lác đác đc đảo lên trên danh tư chợ mấy nhà Đáng ra chơ là môt cộng đồng là nơi tụ họp của nhửng người dân nhưng đây lại là môt nơi hoang sơ hoe hút thấp thoáng có sư sống của con người
Tiêp tục sang câu thứ 5 6 cái lanh lẽo tróng trải thấm sâu vào lòng người
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miẹng cái gia gia
Tiếng chim quốc tiếng chim đa đa thương nhà chính là tiếng lòng nhớ nước nhớ quá khứ đát nước của tác giả Ranh jới giũa đàng trong và đàng ngoài bà sinh thòi Nguyển vốn là người Bằc Hà bà lưu luyến chiều xưa cũng là môt điêu dễ hiểu
Có thể nói 6 câu thơ đầu là nói về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời thì 2 câu sau nói về nỗi buồn nỗi cô đơn hoài cổ của tác giả
Bài thơ kết thúc băng 2 câu
Dừng chân đửng lại trơi non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Nếu ở trên tâm trạng của tg đc diễn tả gián tiếp thì 2 câu sau tâm trạng của tg diễn tảgián tiép ngòi bút tả cảnh ngụ tình truyền sang ngòi bút tâm trạng Đối mặt với trời non nước bao la hùng vĩ nhà thơ cảm thay mình như nhỏ bè lai trước thiên nhiên vậy mà ko có ai cùng chia sẻ đành ta với ta
Đoc bài thơ Qua Đèo Ngang ta cảm nhận được rằng bài thơ thật trang nhã hiện lên môt cảnh đẹp bát ngát hùng vĩ
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Mở đầu Bác viết:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. m thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Trong thơ xưa, Nguyễn Trãi từng tả tiếng suối ở Côn Sơn rằng:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Nhà thơ xưa và nhà thơ nay đã gặp nhau như thế đấy. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình.
Bài Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh có dàn ý chi tiết
Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự rằng:
"Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Trước tiên, đó là bức tranh trăng mùa xuân:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên"
Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"!
Thế rồi hình ảnh con người xuất hiện giữa thiên nhiên tươi đẹp:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ. Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng. Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc. Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.