K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2018

ai k dung mik giai cho

19 tháng 11 2019

Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.

Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

(Tức sự)

Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.

Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.

Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không.

Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.

Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!

Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.

Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.



 

15 tháng 3 2022

Em cảm nhận được sự xinh đẹp đến quyến rũ của thiên nhiên , trong cuộc sống hiện nay không thể thiếu được . Làm ta không đau khổ vì điều gì, giúp ta yêu đời hơn , tình yêu thiên nhiên là điều không thể thiếu.

4 tháng 7 2018

Cái tình được gửi gắm là : tình quê thắm thiết của vị vua ạh minh, tài đức Trần Nhân Tông

Em có thể cảm nhận được nhờ ngôn ngữ trong bài

4 tháng 7 2018

-Cái tình gửi gắm trong bài thơ là: cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

-Càng đọc kĩ bài thơ ta cảm nhận được cái tình ấy

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

- Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên ở đây là tình cảm yêu thiên nhiên say đắm, thả hồn mình vào thiên nhiên, đất trời để cùng cảm nhận những rung động tinh tế nhất của thiên nhiên.

- Cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ là:

+ Cảm nhận qua thị giác: hình ảnh tiếng chim, hình ảnh nắng vàng, hình ảnh vườn chiều và mảnh trăng vàng.

+ Cảm nhận qua thính giác: âm thanh tiếng chim, âm thanh tiếng ve lìa ngàn, âm thanh “rộn lá thu sang”

6 tháng 1 2023

TK :

 

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể lại câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể lại câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Mà qua đó, tác giả còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để tất cả các em bé có được một môi trường phát triển tốt. Đó là tình cảm gia đình quý báu và thiêng liêng:

Cho nên mẹ sinh ra

   Để bế bồng chăm sóc

Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên, khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế…. Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn:

Chữ bắt đầu có trước

                                                               Rồi có ghế, có bàn
Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Có lẽ với một trái tim nhân hậunhư  Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế. Có thể nói, bài thơ là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay qua lăng kính của yêu thương. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Đó cũng chính là lý do bài thơ này được nhiều thế hệ yêu thích. Bên cạnh đó một thông điệp sâu sắc được chuyển tải thông qua bài thơ này chính là hãy chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất!

Bạn tham khảo nha: 

Bài thơ là những chiêm nghiệm, khám phá và đúc kết của nhà thơ về tình yêu: yêu là nhớ, yêu là thủy chung. Những người đang yêu có lẽ thấy chính mình cũng là “em”, cũng bồi hồi nhớ người yêu và một lòng mong ước bền chặt gắn bó. Những người chưa yêu có lẽ thấy khát khao cũng được trải qua những sắc thái chẳng gì có thể mang lại được ấy. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khơi dậy sắc thái yêu trong lòng người đọc như thế đấy.
Thông qua đó muốn nhắn gửi tới người đọc: hãy yêu hết mình một cách thật nồng cháy

21 tháng 11 2021

Ca ngợi tự haod vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long 

- Sự gắn bó xâu nặng với quê hương

21 tháng 11 2021

Tự hào, sâu nặng

Bớt sai chính tả lại nhưng cx cảm ưn bn hìn :3

23 tháng 6 2018

Đáp án: A

18 tháng 4 2019

Tình cảm bà cháu trong bài cảm thiêng liêng, cảm động:

- Người bà dành tất cả tình yêu thương, sự chăm sóc cho người cháu

- Tuổi thơ của cháu gắn liền với bếp lửa và đặc biệt được bà nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ

- Càng lớn, cháu càng thấu hiểu nỗi vất vả, khó nhọc của bà

Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, đất nước