K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2018

mik nghĩ :

biện pháp là :

nhân hóa 

coi sự vật như người để có thẻ vắt vẻo 

tác dụng : cho mọi người thấy tiếng ca có vẻ rất cao 

và nó có thể vắt vẻo bên lưng núi . 

~~hok tốt ~~

30 tháng 5 2018

Hãy xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của nó :

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi 

Biện pháp tu từ trong câu trên là : Nhân hóa

Tác dụng : Làm cho câu văn đủ ý,thêm cụ thể,sinh động hơn. Vắt vẻo chỉ hành động của con người ( ở vị trí trên cao nhưng không có thế và chỗ dựa vững chắc, tựa như chỉ vắt ngang qua cái gì ) nên nó có thể tả được tiếng ca có nhân hóa.

16 tháng 10 2016

- Từ ghép : Tiếng ca , nước mây , ý vị , thơ ngây 

-Từ láy : vắt vẻo , hổn hển , thầm thĩ 

  + Vắt vẻo ; Từ gợi hình ảnh chông chênh , tinh nghịch 

\(\rightarrow\) Diễn tả độc đáo âm thanh cao vút của tiếng ca

+ Hổn hển : Gợi âm thanh dồn dập nhưng ngắt quãng , lên bổng xuống trầm \(\rightarrow\) gợi nỗi niềm xao xuyến , bồi hồi 

+ Thầm thĩ \(\rightarrow\) gợi âm thanh thầm , tình cảm , êm ái , như lời tâm tình ngọt dịu 

\(\Rightarrow\) Các từ láy diễn tả những sắc điệu đa dạng của tiếng hát

Còn làm theo kiểu bài văn thì mk chịu oy

 

16 tháng 10 2016

từ láy : vắt vẻo , lưng chừng , hổn hển , thầm thì .

từ ghép : nước mây , ý vị , thơ ngây .

19 tháng 2 2021

Biện pháp tu từ: Điệp ngữ.

Tác dụng: làm cho câu thớ miêu tả cảnh người chiến sĩ chiến đấu trong chiến trường.

19 tháng 2 2021

đâu có điệp ngữ đâu b

6 tháng 6 2018

Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a, Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

    Vai mẹ gầy nhấp nhô làn gối

     Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

                                      ( Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)

b, Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi

                                       (Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)

c, Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

                                    (Bầm ơi- Tố Hữu)

a) Biện pháp tu từ nhân hóa ở :

+ Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi : nhân hóa giọt mồ hôi.

+ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời : nhân hóa con tim mẹ.

b) Biện pháp tu từ nhân hóa ở :

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi : nhân hóa tiếng ca ( vắt vẻo chỉ hoạt động,trạng thái của con người )

c) Biện pháp tu từ so sánh ở :

So sánh "  đi trăm núi ngàn khe " với " muôn nỗi tái tê lòng bầm " 

So sánh " đi đánh giặc mười năm " với " khó nhọc đời bầm sáu mươi ".

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. 

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: trăng tắm, mây bơi.

+ So sánh: nước trong như nước mắt.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.

b. 

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre thổi sáo.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm cho hình ảnh tre làng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho quê hương.

c.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: lá xanh như dải lụa mềm.

- Tác dụng: Biện pháp so sánh trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo nên những liên tưởng thú vị cho người đọc; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.

d.

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: tre khúc khích, mây lắng nghe.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa trong câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, tạo cho sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người; đồng thời thể hiện rõ nét tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương.

13 tháng 1 2022

-Từ ngữ hình ảnh có chứa biện pháp nghệ thuật tương phản là: Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.

 -Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh hình ảnh “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.Đã cho ta thấy được nỗi vất vả của mẹ khi chỉ có cái lưng nhỏ mà phải gánh biết bao nhiêu trọng trách, biết bao nhêu những nỗi khó khăn,…Qua đó cho ta biết rằng mẹ là người phụ nữ vĩ đại và khuyên chúng ta hãy hiếu thảo, yêu thương mẹ….

13 tháng 1 2022

Bạn có phải là học trò của cô Hoài Thanh ko?

16 tháng 10 2016

"Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây

 Thầm thì với ai ngồi dưới trúc

Nghe ra ý vị và thơ ngây".

Âm thanh đọng lại trong từng tiếng thơ, độ ngân rung, "vắt vẻo" hòa nhịp với âm trầm "hổn hển" thể hiện một sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế, tài tình. Tâm hồn thi sĩ đã hòa nhập hẳn vào cái thế giới âm thanh mùa xuân ấy.

Tiếng ca như vút lên cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa "lưng chừng núi". Dư âm tiếng hát dường như giăng mắc, rung lên “vắt vẻo" gợi lên nhiều xao xuyến bâng khuâng trong lòng nhà thơ. Tiếng hát "hổn hển" được so sánh "với lời của nước mây", lời của thiên nhiên. Hai tiếng "hổn hển" như nhịp thở gấp gáp, vội vàng đầy hương xuân, tình xuân, cảm xúc vừa thực vừa mơ đến lạ kì. Lời hát của các cô thôn nữ sao mà đáng yêu thế, như hút hồn người, như tràn ngập cả không gian, góp phần làm nên một "mùa xuân chín". Và còn có tiếng thầm thì "thầm thì với ai..." dưới bóng trúc, hẳn là tâm sự, là thân thương rồi. "Vắt vẻo”, "hổn hển", "thầm thì" là ba cung bậc của ba âm thanh mùa xuân đang chín, thấm sâu vào hồn người đến nhẹ nhàng lắng dịu, chan chứa thương yêu. Sự phong phú về giai điệu và phức điệu của khúc hát đồng quê, làm say mê mọi người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận: "Nghe ra ý vị và thơ ngây...".

Tiếng hát mùa xuân dân dã, tình tứ và đáng yêu quá, sắc xuân, hương xuân, tình xuân "đang chín" dần trong lòng thôn nữ, bỗng ngập ngừng như có sự hẫng hụt, băn khoăn

 

16 tháng 10 2016

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thẫm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Thiên nhiên phải có con người.Con người ở đây thật tươi trẻ, ứ đầy xuân màu nhiệm.Xuân của tuổi đang yêu, tuổi con gái dậy thì mơn mởn.Tiếng hát vang về từ xa (Phía trên đồi), không phải của một cô thôn nữ mà là bao cô.Con số nhiều, không đếm đo được.Cả một giàn đồng ca của mùa xuân dậy thì cất lên, vang vọng và tạo cảm giác xao xuyến, rạo rực, thôi thúc, cuốn hút.Hình như thi nhân bị hút hồn về phía ấy nên từ xa vẫn nghe ra được cái hổn hển, thầm thĩ đầy ý vị với cái thơ ngây, vô tư, hồn nhiên của tuổi trẻ.Thi sĩ bâng khuâng, bồn chồn, tiếc nuối: Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi ! Xuân sẽ trôi đi mất, lấy gì níu kéo lại, ghì nó lại

Chúc bạn học tốt!

    

24 tháng 11 2023

Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe thơm ngậy canh riêu". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Sự yêu thích và trân trọng của tác giả đối với bữa ăn giản dị mà rất đỗi thân thương. 

- Gợi lại kí ức một thời cùng bà trong trái tim của tác giả.

14 tháng 12 2021

Tham khảo :

 

Các biện pháp tu từ: 

- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ

- So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh

⇒Tác dụng:

- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

- So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi.

- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.