Miêu tả vài nét về đất nước Việt Nam . Kèm theo hình ảnh
( Mk sẽ tick cho 5 bn nhanh nhất nha )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiều biên giới thật đẹp khi ta được ngắm nhìn hoa đào đua nở thắm hồng; mùa sở ra cây non chổi biếc; và từng bậc thang nơi lưng đồi: lúa đang trĩu hạt mỡ màng, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.
Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.
Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.
Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.
Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.
Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.
"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".
Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".
À thì ra là như vậy!
Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.
hế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-ta-hinh-anh-ong-tien-theo-tri-tuong-tuong-cua-minh/#ixzz5B8pRadIf
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ.
Bằng hình tượng thơ gợi cảm .và có chiều sâu triết lí, Qua, hình ảnh “tre xanh” ngàn đời, tác giả đã thành công trong việc miêu tả tính cách của người Việt Nam .
Bao trùm bài thơ là giọng điệu trữ tình. Bài thơ Tre Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát quen thuộc. Tuy nhiên có “câu lục” ở phần đầu và phần cuối có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn không ngoài mục đích tăng tính trữ tình cho bài thơ. Câu lục mở đầu bài thơ được ngắt ra làm hai dòng thơ gây sự chú ý về hình ảnh tre xanh:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:
Mai sau Mai sau Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Nghệ thuật ngắt nhịp trong một số câu 6 thành 2 nhịp lẻ 3/3 đã làm cho giọng thơ, nhịp điệu biến đổi đầy tính thẩm mĩ:
- Thân gầy guộc lá mong manh
- Có gì đâu / có gì đâu
- Năm qua đi / tháng qua đi.
Cách ngắt nhịp lẻ ấy, lúc thành hai vế biến đổi, lúc lại lấy lại vần thơ để gây ấn tượng và cảm xúc về nhạc tính, về âm điệu trữ tình thiết tha.
Nghệ thuật nhân hoá đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hoá hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thìa: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không dứng khuất mình...
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Câu thơ giàu chất triết lí nhưng vẫn rất thơ. Có trời “xanh” nên mới có “tre xanh”. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập, tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc ta.
Tả tre trong bão bùng thử thách. Hàng loạt hình ảnh nhân hoá sống động, thấm đậm tình người: tay ôm, tay niu, thương nhau tre chẳng ở riêng, có manh áo cộc tre nhường cho con. Phải chăng đó là tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết sẻ chia trong một cộng đồng! Vậy thì nhà thơ đang nói tre hay nói chính con người Việt Nam, về đạo lí làm người.
Đạo lí làm người là lòng trung hiếu, tình yêu nước thương nhà đã trở thành cái gốc của dân tộc ta và được ông cha truyền lại cho muôn dời con cháu. Nhà văn không nói thẳng ra mà lại ý nhị gửi gắm qua hình tượng tre với một lối tư duy nghệ thuật độc đáo:
Chẳng may thân gãy cành rơi vẫn nguyến cái gốc truyền đời cho măng
Lại nói đến “măng” tre vẫn lối tư duy dộc đáo và mới mẻ, nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng nhủ chông lạ thường.
Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó “hồn” cạ dao.
Tre và măng lại được nhân hoá, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: hồn hậu, giàu đức hy sinh:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá!
“Măng” lại tiếp tục được nhân hoá: lớp măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông:
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gỉ lạ đâu.
Tre già măng mọc là một câu tục ngữ quen thuộc đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Mỗi nhà văn lại có cách thể hiện khác nhau. Măng mọc trên phù hiệu ờ ngực của thiếu nhi Việt Nam - lứa tuổi măng non của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. (Thép Mới). Mỗi cách thể hiện đều in đậm phong cách của từng nhà văn.
Trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng điệp từ “xanh” được nhắc đi nhắc lại khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre.
Qua bài thơ Tre Việt Nam, ta thấy Nguyễn Duy đã thừa kế những ý tưởng truyền thống về Cây tre Việt Nam và diễn tả thành thơ bằng những nét nghệ thuật riêng của mình: cấu trúc câu thơ lục ngắt nhịp có nhiều biến đổi và có sự cách tân đáng quí. Sử dụng biến đổi hài-hoà , các biện pháp tu tứ, nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điêp từ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo để viết nên nhịp câu thơ đầy hình ảnh, nhạc điệu, đậm đà màu sắc dân gian. Câu thơ đa thanh, đa nghĩa, có lúc mang ý vị như mang những triết lí vô cùng thấm thìa: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng, Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Tần số từ “xanh” xuất hiện nhiều lần trong bài thơ cho ta thấy cái tài sử dụng ngôn từ tạo lên tính hình tượng vồ tính truyền cảm cho lời thơ đẹp. Tre Việt Nam là bài thơ hay.
Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc
1 - Hoa Sen là biểu tượng của hòa bình , sự giản dị trên đất nước Việt Nam
2 - Áo dài được kết hợp giữa phong cách hiện đại của phương Tây và phong cách Tế nhị , kín đáo của người Việt Nam . Còn là tượng chưng cho người phụ nữ Việt Nam
3 - Cây tre đi kèm với truyền thuyết Thánh Gióng , góp phần bảo vệ non sông .
4 - Là trường học đầu tiên của Việt Nam
5 - thể hiện sự yêu thương giữa người và người .
6 - Thể hiện sự cần cù , chịu khó lao động của người Việt Nam
Trong 4 câu đầu, hình ảnh tiêu biểu cho đất nước là "biển lúa", "cánh cò", "đỉnh Trường Sơn"
Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước:biển lúa,Cánh cò,Mây mờ,đỉnh Trường Sơn
tập rèn cho các em kĩ năng lựa chọn và sắp xếp các chi tiết, hình ảnh khi miêu
tả con người đang hoạt động. Cần xác định rõ đối tượng miêu tả: em bé đang tập đi,
tập nói. Chú ý miêu tả theo trình tự: đặc điểm về ngoại hình của em bé à hình ảnh em bé tập đi à hình ảnh em bé tập nói (giọng nói, miệng,
nét mặt,…).
Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 95 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 6,4 triệu dân.
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam là một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa với đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Với 54 dân tộc, Việt Nam là nước có nền văn hóa đa dạng. Tiếng Việt, ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, là ngôn ngữ mẹ đẻ của trên 90 triệu người, cũng được các kiều dân sử dụng tại nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Campuchia.
Việt Nam, tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quốc gia này có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người[9] với 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số. Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.[10] Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (nhưng không kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần).
Các nghiên cứu và bằng chứng khai quật khảo cổ học cho thấy rằng lãnh thổ Việt Nam đã có xuất hiện con người sinh sống sớm nhất từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Việt Nam cổ đại bắt đầu với nhà nước Văn Lang và tiếp đó là Âu Lạc, lấy trung tâm là trung du và đồng bằng sông Hồng cùng các vùng ven biển lân cận. Âu Lạc bị nhà Triệu từ phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN, sau đó, Việt Nam trở thành một bộ phận của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập tại đây với vị vua Ngô Quyền – sau khi ông giành chiến thắng quyết định trước quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng vào năm 938 sau CN. Sự kiện này mở đường cho các triều đại tự chủ kế tiếp và trong suốt giai đoạn lịch sử trung đại, quốc gia này không chỉ giành chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc mà còn dần được mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng bắt đầu kể từ khi nhà Minh (Trung Quốc) đánh bại nhà Hồ năm 1407 và kết thúc vào năm 1427 sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do vua Lê Lợi lãnh đạo. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Nguyễn – triều đại phong kiến chuyên chế cuối cùng của Việt Nam suy yếu khiến cho quốc gia này bị Đế quốc Pháp đô hộ vào cuối thế kỷ 19, trong giai đoạn này, lãnh thổ Việt Nam bị sáp nhập cùng với Lào và Campuchia – hình thành Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thời kỳ Pháp thuộc bị gián đoạn và quyền lực của người Pháp bị loại bỏ khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành tấn công, xâm lược và chinh phục phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Người Nhật thay thế Pháp thiết lập chính phủ bù nhìn bản địa nhưng chỉ kiểm soát được lãnh thổ Đông Dương nói chung cũng như Việt Nam nói riêng trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi Nhật Bản thua trận và đầu hàng Đồng Minh, chủ quyền Đông Dương được các cường quốc thắng trận tạo điều kiện cho Đế quốc Pháp thu hồi. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam tiếp tục trải qua nhiều biến động quân sự – chính trị – ngoại giao với sự kiện can thiệp và giải giáp quân đội Nhật Bản của các lực lượng quân sự thuộc khối Đồng Minh bao gồm Anh, Pháp cùng Trung Hoa Dân Quốc. Nhà nước Việt Nam hiện đại ra đời khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào năm 1945, sau thành công của Cách mạng Tháng Tám và chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chống lại Pháp và Quốc gia Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Sau năm 1954, hai miền của quốc gia này bị chia cắt thành hai chính thể với quan điểm chính trị cùng hệ tư tưởng đối lập nhau, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17. Xung đột ngày càng gia tăng dẫn tới Chiến tranh Việt Nam, trong đó có sự can thiệp sâu rộng của quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh hỗ trợ cho Quân lực cùng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cuối cùng kết thúc với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (với nòng cốt là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) vào năm 1975.
Giai đoạn sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam được tái thống nhất trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa với một chính phủ đơn nhất vào năm 1976, Việt Nam tiếp tục bị cô lập, gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao sau sự sụp đổ và tan rã của đồng minh Liên Xô cùng Khối phía Đông, các lệnh trừng phạt, cấm vận từ phía Hoa Kỳ[11], những xung đột tại Campuchia, biên giới giáp Trung Quốc và hậu quả của chính sách kinh tế bao cấp sau nhiều năm áp dụng, duy trì. Năm 1986, Đảng Cộng sản ban hành một loạt cải cách kinh tế và chính trị, qua đó chính thức mở cửa nền kinh tế, cơ bản chấm dứt, xoá bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Các cải cách đổi mới thành công kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, liên tục được xếp hạng trong nhóm các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới, được kỳ vọng sẽ trở thành 'Hổ mới châu Á' trong tương lai gần.[12][13][14] Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với những thách thức bao gồm: tham nhũng[15][16][17], tội phạm gia tăng[18][19][20], ô nhiễm môi trường[21][22], nghèo đói[23][24], phúc lợi xã hội không đầy đủ[25][26] cùng những chỉ trích của phương Tây và giới bất đồng chính kiến về hồ sơ nhân quyền liên quan đến áp bức tôn giáo, kiểm duyệt truyền thông, hạn chế các nhóm ủng hộ nhân quyền và các quyền tự do dân sự.[27] Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia[28] và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó nổi bật như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Việt Nam, tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quốc gia này có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người[9] với 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số. Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.[10] Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (nhưng không kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần).
Các nghiên cứu và bằng chứng khai quật khảo cổ học cho thấy rằng lãnh thổ Việt Nam đã có xuất hiện con người sinh sống sớm nhất từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Việt Nam cổ đại bắt đầu với nhà nước Văn Lang và tiếp đó là Âu Lạc, lấy trung tâm là trung du và đồng bằng sông Hồng cùng các vùng ven biển lân cận. Âu Lạc bị nhà Triệu từ phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN, sau đó, Việt Nam trở thành một bộ phận của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập tại đây với vị vua Ngô Quyền – sau khi ông giành chiến thắng quyết định trước quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng vào năm 938 sau CN. Sự kiện này mở đường cho các triều đại tự chủ kế tiếp và trong suốt giai đoạn lịch sử trung đại, quốc gia này không chỉ giành chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc mà còn dần được mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng bắt đầu kể từ khi nhà Minh (Trung Quốc) đánh bại nhà Hồ năm 1407 và kết thúc vào năm 1427 sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do vua Lê Lợi lãnh đạo. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Nguyễn – triều đại phong kiến chuyên chế cuối cùng của Việt Nam suy yếu khiến cho quốc gia này bị Đế quốc Pháp đô hộ vào cuối thế kỷ 19, trong giai đoạn này, lãnh thổ Việt Nam bị sáp nhập cùng với Lào và Campuchia – hình thành Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thời kỳ Pháp thuộc bị gián đoạn và quyền lực của người Pháp bị loại bỏ khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành tấn công, xâm lược và chinh phục phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Người Nhật thay thế Pháp thiết lập chính phủ bù nhìn bản địa nhưng chỉ kiểm soát được lãnh thổ Đông Dương nói chung cũng như Việt Nam nói riêng trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi Nhật Bản thua trận và đầu hàng Đồng Minh, chủ quyền Đông Dương được các cường quốc thắng trận tạo điều kiện cho Đế quốc Pháp thu hồi. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam tiếp tục trải qua nhiều biến động quân sự – chính trị – ngoại giao với sự kiện can thiệp và giải giáp quân đội Nhật Bản của các lực lượng quân sự thuộc khối Đồng Minh bao gồm Anh, Pháp cùng Trung Hoa Dân Quốc. Nhà nước Việt Nam hiện đại ra đời khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào năm 1945, sau thành công của Cách mạng Tháng Tám và chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chống lại Pháp và Quốc gia Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Sau năm 1954, hai miền của quốc gia này bị chia cắt thành hai chính thể với quan điểm chính trị cùng hệ tư tưởng đối lập nhau, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17. Xung đột ngày càng gia tăng dẫn tới Chiến tranh Việt Nam, trong đó có sự can thiệp sâu rộng của quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh hỗ trợ cho Quân lực cùng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cuối cùng kết thúc với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (với nòng cốt là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) vào năm 1975.
Giai đoạn sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam được tái thống nhất trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa với một chính phủ đơn nhất vào năm 1976, Việt Nam tiếp tục bị cô lập, gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao sau sự sụp đổ và tan rã của đồng minh Liên Xô cùng Khối phía Đông, các lệnh trừng phạt, cấm vận từ phía Hoa Kỳ[11], những xung đột tại Campuchia, biên giới giáp Trung Quốc và hậu quả của chính sách kinh tế bao cấp sau nhiều năm áp dụng, duy trì. Năm 1986, Đảng Cộng sản ban hành một loạt cải cách kinh tế và chính trị, qua đó chính thức mở cửa nền kinh tế, cơ bản chấm dứt, xoá bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Các cải cách đổi mới thành công kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, liên tục được xếp hạng trong nhóm các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới, được kỳ vọng sẽ trở thành 'Hổ mới châu Á' trong tương lai gần.[12][13][14] Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với những thách thức bao gồm: tham nhũng[15][16][17], tội phạm gia tăng[18][19][20], ô nhiễm môi trường[21][22], nghèo đói[23][24], phúc lợi xã hội không đầy đủ[25][26] cùng những chỉ trích của phương Tây và giới bất đồng chính kiến về hồ sơ nhân quyền liên quan đến áp bức tôn giáo, kiểm duyệt truyền thông, hạn chế các nhóm ủng hộ nhân quyền và các quyền tự do dân sự.[27] Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia[28] và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó nổi bật như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).