K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2018

2 lần nha

27 tháng 5 2018

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy), báo chí thường gọi bằng tên cụ Phó bảng; 1862–1929) là cha đẻ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm (người Thanh Chương, Nghệ An) và bà Hà Thị Hy làm nghề hát rong. Theo gia phả dòng họ Hà thì Ông tổ của Nguyễn Sinh Nhậm là Nguyễn Bá Phổ ở làng Kim Liên (làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An), đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân xin đổi chữ lót họ mình thành Nguyễn Sinh. Dòng họ này về sau có người đỗ đạt, thành danh. Đến thế hệ thứ 9 chia thành nhiều nhánh, có người đến Mậu Tài cùng huyện. Ông Nguyễn Sinh Nhậm (tức Nguyễn Sinh Vượng) sinh trưởng trong gia đình khá giả ở làng Sen, được học hành, lớn lên lấy vợ, đẻ ra Nguyễn Sinh Trợ (tức Thuyết); chẳng bao lâu vợ mất. Ở vậy nuôi con trưởng thành, Ông Nhậm mới lấy vợ lẽ là Bà Hà Thị Hy. Năm Nhâm Tuất 1862 (có tài liệu là 1863) Bà Hy sinh ra Nguyễn Sinh Sắc.

Một năm sau khi sinh, ông Nhậm mất. Ít lâu sau, bà Hà Thị Hy cũng qua đời, Nguyễn Sinh Sắc về ở với gia đình anh trai là ông Nguyễn Sinh Thuyết.

Ông được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế cũng như gả con gái đầu của mình là Hoàng Thị Loan, một trong hai con gái (cô kia là Hoàng thị An), làm vợ. Lúc này ông 18 tuổi còn bà Loan 13 tuổi.

Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ[1]. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898.

Nhờ sự vận động của ông Hồ Sĩ Tạo[cần nguồn dẫn], với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được nhận vào học Quốc Tử Giám ở Huế. Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, với tư cách là một quan chức của triều đình Huế, ông còn tham dự Hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Định năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900.

Ngày 22 tháng 12 năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Ông đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu Phó bảng.

Ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909. Tháng 5, năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Ở đây thì có mấy người địa chủ có người nhà đang làm quan to chống đở nên không chịu nộp thuế. Vào tháng 1-1910, ông Sắc đang ngồi tự lự, mượn chén rượu giải sầu, lòng tràn nỗi niềm thương cảm đối với vợ con. Ông tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo khổ, mái tranh, vách đất, chẳng chút tài sản nào dư dả để nuôi con… Bỗng có lính bẩm báo:

“Thưa quan, mấy gã chống thuế hôm qua lại đến.”

Ông lập tức truyền cả bọn vào và giữa lúc ngà ngà say, ông bảo:

“Bọn bây phải biết rằng, chỉ có vua mới miễn được thuế. Còn ta chỉ có đồng lương ít ỏi phải bù cho số thuế thiếu kia. Ta đã cho người dò la kỹ rồi: Nhà tụi bây còn giàu hơn cả quan đây. Làm ruộng thì phải đóng thuế, chống lại là cớ làm sao?”

Cả đám lập tức nhao nhao nói hỗn, chửi bới, chỉ trích quan tham nhũng, một người thanh liêm như ông bị xúc phạm danh dự đuơng nhiên nổi cáu, truyền:

“Lôi ra ngoài đánh bọn chúng cho ta.”

Hai tháng sau trận đòn thì trong đám người bị đòn có một người làm cho địa chủ chết đi(cụ thể nguyên nhân không rõ, có thể do trận đòn, có thể là do người nhà địa chủ làm, cũng có thể do ốm đau), gia đình địa chủ kiện lên cấp trên, do gia đình địa chủ quen biết rộng ,lại thêm ông Sắc vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp nên bị nhiều người ghét bỏ vì thế sự tình nhanh đến tai vua.

Vì vậy ngày 19/5/1910, ông bị đưa về kinh xét xử vì các tội: - Để tù chính trị phạm vượt ngục - Hà khắc với bọn hào lý - Bênh vực đám dân đen - Không thu đủ thuế

Dù ông đã biện hộ rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, nhưng ông vẫn bị triều đình nhà Nguyễn ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. May nhờ có các ông Thượng thư Hồ Đắc Trung  ông Cao Xuân Dục (1842-1923)và Đào Tấn cùng dập đầu xin vua tha chết. Cả ba ông đều tâu vua: “Nguyễn Sinh Huy làm quan thanh liêm, xử án công minh, bốc thuốc chữa bệnh người rất tận tâm… Việc xảy ra chỉ là do sơ suất và bọn lính đã quá tay…”nên hình phạt nầy được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và sa thải.[cần dẫn nguồn].[cần dẫn nguồn].

Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, cùng Nguyễn Tất Thành xuống Mỹ Tho gặp Phan Chu Trinh (một người bạn có nhiều quan điểm giống ông), lúc này Phan Chu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ, rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở đồng bằng sông Cửu Long.

Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc[2]. Tại đây ông lấy họ Vương, hành nghề bốc thuốc cho dân địa phương. Ông tái hôn với một phụ nữ, sinh ra ông Vương Chí Nghĩa (1927)[3] và từ trần ngày 29-11-1929. Phần mộ của ông hiện nằm ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Ông có năm người con, 4 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ ba của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh. Người con trai cuối cùng là Vương Chí Nghĩa, con của bà vợ sau.

18 tháng 1 2022

2 lần

30 tháng 4 2018

thay the tu Bac Ho bang tu Nguoi

30 tháng 4 2018

thay the tu bac ho bang tu Nguoi nha ban 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
1 tháng 12 2023

Lần thứ hai bác thả số con cá ba sa là:

    10 800 + 950 = 11 750 (con cá)

Cả hai lần bác thả số con cá là: 

    10 800 + 11 750 = 22 550 (con)

Đáp số: 22 550 con c

17 tháng 11 2021

3 danh từ

17 tháng 11 2021

2 đúng hơm ?

27 tháng 5 2016

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi mặt của đất nước, đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ngoài ra còn góp phần quan trọng trong việc củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đó, đất nước ta cũng đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc mà còn gắn liền với việc bảo vệ Đảng và Nhà nước; bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt và đội ngũ thanh niên là những người chiến sĩ anh dũng, luôn chắc tay súng canh giữ toàn vẹn từng tấc đất và biển, trời quê hương. Đó chính là một cách cụ thể biểu hiện lòng yêu nước của thế hệ thanh niên hiện nay.

Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là nhập ngũ vào quân đội, ngoài ra còn có việc thực hiện nghĩa vụ thay thế, song đều có mục tiêu chung là bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định tại các luật, pháp lệnh như: quân sự, an ninh, cảnh sát, cơ yếu... làm căn cứ pháp lý khẳng định ý thức nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, trong triển khai xây dựng cũng như thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân, yêu cầu công bằng là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên, có những vấn đề cần phải trưng cầu dân ý hay đưa ra dự thảo để tranh thủ ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi quyết định.

Thời gian qua, trước tình hình quốc tế và trong nước có những nguy cơ, diễn biến phức tạp, đặc biệt vấn đề chủ quyền biển đảo, đòi hỏi mọi người dân đều nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Có ý kiến cho rằng, Nhà nước cần điều chỉnh diện đối tượng công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đây là vấn đề có ý nghĩa tích cực, nhằm không ngừng bảo đảm sức mạnh bảo vệ Tổ quốc và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trong điều kiện đất nước hòa bình, ổn định, yêu cầu biên chế lực lượng vũ trang và cuộc sống ngày một được nâng cao với những quyền lợi công dân được rộng mở cũng cần nhìn nhận lại việc thực hiện nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, cần có quy định hướng dẫn bảo đảm công bằng, trong đó kể cả những người trong diện do điều kiện hoàn cảnh khác nhau không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà có điều kiện cuộc sống tốt phải đóng góp vật chất cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Việc tuyển quân đối với công dân đủ tiêu chuẩn tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể vận dụng rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ sát hợp với thời gian khóa học và bảo lưu nghĩa vụ còn lại nhằm tạo điều kiện cho công dân phấn đấu, không làm gián đoạn quá trình học tập của họ.

Đồng thời, một trong những lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chính là dân quân tự vệ. Đây là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, cần tiếp tục thể chế hóa chính sách bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta. Trước hết, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, ngày càng hiện đại. Không những thế, cần xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh, trong đó có xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Tăng cường giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, tạo nên sự thống nhất nhận thức về những thuận lợi, khó khăn của đất nước, của quốc tế và khu vực. Xây dựng con người Việt Nam phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về phẩm chất đạo đức, cường tráng về thể chất, yêu quý và gắn bó với Tổ quốc XHCN, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hiến pháp năm 2013 tuy đã thay đổi, rút gọn tên Chương IV thành Chương Bảo vệ Tổ quốc, song nội hàm chương này cơ bản vẫn giữ nguyên. Cụ thể, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN (Điều 65). Với quy định trên, bảo vệ Tổ quốc không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn là bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước – điều mà Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện; bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được Hiến pháp ghi nhận. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể cùng các lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định rõ trong Hiến pháp

27 tháng 5 2016

Chào bạn ^ ^ Bạn có thể tham khảo vài ý dưới đây nha

  Đất nước ta tự hào với bốn ngàn năm lịch sử, là bốn ngàn năm không ngừng đấu tranh để dựng xây và bảo vệ từng tất đất tổ tiên. Được khởi nguồn từ thời đại của các vua Hùng, nước Việt ta ngày càng được mở mang, bền vững chính nhờ biết bao máu xương cha ông xây đắp. Công lao của những vị anh hùng ấy thật quý giá, lớn lao với lớp lớp con cháu sau này. Tiếp nối truyền thống ấy, ngay từ thế hệ măng non chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn và nhận thức được trọng trách bảo vệ, giữ vững nước nhà ngày sau. Noi theo thế hệ cha ông, vâng lời Bác Hồ dặn, thế hệ trẻ chúng ta quyết tâm dốc sức để xứng đáng là tương lai bền vững của quê hương đất nước sau này.

9 tháng 4 2023

4 châu lục 3 đại dương

4 tháng 7 2018

a) bác vinh , bác bình , bác chính đều là họ hàng của bắc . các bác đều yêu quý bắc .

b) bác hồ là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc . từ trẻ nhỏ đến cụ già đều coi bác hồ như người bác , người cha của mình . tuy bác đã đi xa nhưng nhân dân luôn nhớ về bác những tình cảm không bào giờ phai mờ .

20 tháng 12 2016

Thăm Thái Bình 5 lần và thăm Hưng Hà 2 lần.

13 tháng 5 2022

Gặp các bà trông trẻ Bác hỏi thăm ân cần về việc ăn, ngủ của các cháu có đúng giờ giấc không, ăn có đủ chất không…

Rồi Bác nói đại ý: “Trông giữ trẻ là công việc vất vả, bởi các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó. Bác chúc các cụ trông giữ, chăm sóc tốt các cháu để cha mẹ yên tâm làm ruộng”.

   
22 tháng 9 2022

Gặp các bà trông trẻ Bác hỏi thăm ân cần về việc ăn, ngủ của các cháu có đúng giờ giấc không, ăn có đủ chất không…

Rồi Bác nói đại ý: “Trông giữ trẻ là công việc vất vả, bởi các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó. Bác chúc các cụ trông giữ, chăm sóc tốt các cháu để cha mẹ yên tâm làm ruộng”.